Sổ bảo hiểm xã hội gồm những gì? Sổ BHXH ai giữ?

Sổ bảo hiểm xã hội gồm những gì?
5/5 - (2 votes)

Sổ bảo hiểm xã hội là loại sổ dùng trong quá trình kê khai, lưu trữ thông tin bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vậy, sổ bảo hiểm xã hội gồm những gì? Những thuật ngữ và từ viết tắt trong sổ bảo hiểm xã hội có ý nghĩa gì? Mời bạn cùng Infina tìm hiểu ngay nhé!

Xem thêm: Hướng dẫn cách đăng ký dịch vụ công bảo hiểm xã hội mới nhất

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ bảo hiểm xã hội là loại sổ được sử dụng để ghi chép, lưu trữ, kê khai quá trình đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội cũng như làm cơ sở để giải quyết những vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Sổ bảo hiểm xã hội gồm những gì?

Danh mục các từ viết tắt trong sổ BHXH

sổ bảo hiểm xã hội gồm những gì

  • BHXH: là viết tắt của cụm từ Bảo hiểm xã hội.
  • BHTN: là từ viết tắt của Bảo hiểm thất nghiệp.
  • BHXH tỉnh: là từ gọi chung của Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • BHXH huyện: có nghĩa là Bảo him xã hội các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
  • Người tham gia: có nghĩa là Người tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội tự nguyện.
  • ÔĐ: là từ viết tắt của Ốm đau.
  • TS: là từ viết tắt của Thai sản.
  • TNLĐ: là từ viết tắt của Tai nạn lao động.
  • BNN: Bệnh nghề nghiệp.
  • Đơn vị: từ gọi chung của các Cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý người tham gia bảo hiểm xã hội.
  • HT, TT: Hưu trí, tử tuất.

Một số nội dung chính của sổ bảo hiểm xã hội

Bìa sổ bảo hiểm xã hội gồm những gì?

Bìa sổ bảo hiểm xã hội gồm những gì?

Bìa sổ bảo hiểm xã hội gồm 4 trang:

  • Trang 1: Nền màu xanh nhạt, có quốc hiệu, tiêu ngữ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bên dưới có in lô gô biểu tượng của Bảo hiểm xã hội màu xanh. Ô màu trắng để ghi họ tên, số sổ, số lần cấp.
  • Trang 2: Nền màu trắng, ghi số định danh,họ và tên đầy đủ,ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, số căn cước công dân của người tham gia theo quy định của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Lề phải có địa điểm, ngày tháng năm cấp sổ BHXH và phía dưới có chữ ký của Giám đốc Bảo hiểm hiểm xã hội.
  • Trang 3: Nền màu trắng, ghi chế độ người tham gia BHXH đã hưởng như chế độ thai sản, tai nạn lao động, số Quyết định, ngày tháng năm hưởng bảo hiểm.
  • Trang 4: Nền màu xanh, ghi những lưu ý khi sử dụng sổ bảo hiểm xã hội. Nếu bị mất, người tham gia có thể kịp thời báo với cơ quan bảo hiểm để được cấp lại.

Nội dung trên trang tờ rời sổ BHXH

Nội dung trên trang tờ rời sổ BHXH

Trên các tờ rời sẽ ghi chú quá trình đóng BHXH. Tờ rời gồm các thông tin như: số sổ bảo hiểm, họ tên, ngày tháng năm sinh,…

  • Quá trình đóng BHXH gồm 5 cột: Cột 1, 2 ghi rõ thời gian đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm; Cột 3 ghi các nội dung về công việc, đơn vị, chức vụ người tham gia bảo hiểm. Cột 4 ghi căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Cột 5 ghi tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (%).
  • Ghi, xác nhận, chốt sổ BHXH gồm: Ghi, xã nhận sổ BHXH cho người đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội; Với trường hợp ngưng đóng bảo hiểm xã hội thì ghi, chốt sổ cho người tham gia theo quy định của pháp luật.

Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội

Sổ bảo hiểm xã hội ai giữ? Doanh nghiệp có được giữ sổ bảo hiểm không?

Theo quy định của Luật BHXH năm 2014, người lao động có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ BHXH mình. Nội dung này được ghi nhận cụ thể tại khoản 2 Điều 18 và khoản 3 Điều 19 Luật BHXH năm 2014 như sau:

Điều 18. Quyền của người lao động

2. Đ­ược cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

Điều 19. Trách nhiệm của người lao động

3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

Mặc dù người lao động được trực tiếp cầm sổ BHXH nhưng trên thực tế, do lo ngại về việc thất lạc trong quá trình tự mình bảo quản nên hiện nay hầu như sổ BHXH đều do người sử dụng lao động giữ tức là doanh nghiệp cũng có thể cầm sổ BHXH.

Mỗi người lao động tham gia được cấp mấy sổ BHXH?

Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Người lao động có thể lấy sổ bảo hiểm xã hội ở đâu?

Thông thường, doanh nghiệp thường giữ và bảo quản sổ bảo hiểm xã hội, do vậy, nếu có nhu cầu, người lao động có thể lấy sổ bảo hiểm xã hội từ doanh nghiệp.

App tích lũy với số vốn sinh viên dành cho người mới bắt đầu

Người lao động nên có những chuẩn bị trước về mặt tài chính, đặc biệt là việc tích lũy tài sản trước khi xin nghỉ việc. Việc tích lũy tài sản sớm sẽ giúp cho người lao động:

  • Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính.
  • Giảm áp lực tài chính.
  • Tăng khả năng đầu tư và sinh lợi.
  • Bảo vệ chống lại rủi ro tài chính.
  • Tạo ra nguồn thu nhập thụ động.

Chính vì thế, việc gửi tiết kiệm không kỳ hạn cực kì tiện lợi. Chỉ với các thiết bị di động và số tiền vốn ”sinh viên” là bạn đã có thể gửi tiết kiệm online mà không cần đến số vốn hàng triệu. App Infina với sản phẩm Tích Lũy sẽ giúp bạn tiết kiệm trực tuyến chỉ với 200.000đ với lãi suất không kỳ hạn 7.5%/năm, đây là lãi suất thuộc TOP đầu của lãi suất không kỳ hạn.

Bên cạnh đó, khi bạn tạo tài khoản Infina, bạn còn được tặng ngay gói tích lũy với lợi nhuận 10,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Ngoài ra, Infina vừa tung ra sản phẩm mới với đa dạng các gói kỳ hạn có lãi suất lên đến 9.0%/năm cực hấp dẫn.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Tổng kết

Sổ bảo hiểm xã hội là vật mà bất kì người lao động nào cũng nên giữ bởi những lợi ích sau này khi bạn về hưu, bạn sẽ được cấp lương hưu mỗi tháng dựa theo tổng số tiền cũng như tổng số năm bạn cống hiến. Đặc biệt, bạn nên lưu ý đến tất cả những hạng mục mà sổ bảo hiểm xã hội có.

Bạn đã nắm rõ sổ bảo hiểm xã hội gồm những gì chưa? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm: