Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Thủ tục rút BHXH 1 lần như thế nào?

Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Thủ tục rút BHXH 1 lần như thế nào?
5/5 - (2 votes)

Bảo hiểm xã hội 1 lần là một trong những chế đọ bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm xã hội có thể được hưởng. Vậy chế độ này có thực sự mang lại lợi ích cho người lao động về lâu về dài hay không? Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Thủ tục rút BHXH 1 lần như thế nào? Mời bạn cùng Infina tìm hiểu ngay nhé!

Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? 

Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Có nên rút BHXH 1 lần hay không?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần là một trong các quyền lợi mà người tham gia BHXH được hưởng. Trong đó quy định, đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau 1 năm nghỉ việc hoặc là người tham gia BHXH tự nguyện dừng tham gia đóng BHXH sau 1 năm và trong một số trường hợp đặc biệt khác khi có yêu cầu gửi đến cơ quan BHXH thì sẽ được giải quyết hưởng chế độ BHXH 1 lần theo quy định pháp luật.

Có nên rút BHXH 1 lần hay không?

Rút BHXH 1 lần là lựa chọn của khá người lao động. Có thể thấy rút BHXH 1 lần sẽ đem lại cho người lao động một khoản tiền lớn ở hiện tại. Mặc dù vậy, xét về lâu về dài, nhận BHXH 1 lần sẽ khiến cho người lao động bị thiệt thòi bời người lao động không được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm, mất cơ hội nhận lương hưu và các chế độ về Bảo hiểm y tế cũng như khoản trợ cấp mai táng, tử tuất, …

Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần là gì?

Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần là gì?

Để xác định cách tính rút bảo hiểm xã hội 1 lần thì bạn cần biết rằng BHXH có 2 hình thức chính: Bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mỗi hình thức có quy định và cách tính tiền bảo hiểm xã hội riêng.

Công thức tính BHXH 1 lần 

Mức hưởng = (1,5 x Mức bình quân đã tham gia đóng x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2x Mức bình quân đã tham gia đóng x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

Trong đó: 

  • Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = Số tháng tham gia BHXH * Tiền lương đóng BHXH hàng tháng * Mức điều chỉnh/ Tổng số tháng tham gia BHXH.
  • Mức điều chỉnh được quy định tại Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH theo từng năm.

Công thức tính này cũng giống với cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần trên VSSID.

Lưu ý về thời gian đóng bảo hiểm

Khi nộp bảo hiểm xã hội, người lao động cần lưu ý một số điểm sau:

  • Trường hợp tính thời gian tham gia BHXH xuất hiện tháng lẻ: Nếu số tháng lẻ từ 1 – 6 tháng thì thời gian đóng tính là nửa năm, Nếu từ 7 – 11 tháng thì tính sẽ là 1 năm.
  • Nếu thời gian đóng BHXH có cả trước và sau mốc thời điểm là ngày 01/01/2014 và có tháng lẻ, thì những tháng lẻ trước ngày 01/01/2014 sẽ được chuyển sang giai đoạn sau ngày 01/01/2014 để tính BHXH 1 lần.

Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào?

Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì?

Để lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần hay rút bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì? Thủ tục rút BHXH như thế nào và rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu? Để được lấy tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Sổ bảo hiểm xã hội và các tờ rơi bản gốc.
  • Đơn đề nghị rút bảo hiểm xã hội 1 lần, theo mẫu Mẫu số 14 – HSB (Bản gốc).
  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (Bản gốc và phô tô để đối chiếu).
  • Sổ hộ khẩu hoặc tạm trú (Bản gốc để đối chiếu).
  • Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền do phòng công chứng thực hiện theo quy định (Trong trường hợp ủy quyền người khác lấy hộ).

Ngoài các giấy tờ trên, tùy từng trường hợp mà hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội 1 lần có thể bổ sung thêm:

  • Trường hợp người lao động đi định cư ở nước ngoài: Giấy tờ định cư nước ngoài.
  • Trường hợp người lao động mắc các bệnh lý theo quy định: Giấy khám bệnh do cơ quan chức năng cấp.
  • Trường hợp người tham gia BHXH bị tai nạn mất sức lao động: Xác nhận suy giảm sức khỏe lao động trên 81%.

Trình tự nộp hồ sơ hệ thống bảo hiểm xã hội 1 lần:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ. Người lao động có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH tại địa phương hoặc nộp qua bưu điện.
  • Bước 2: Cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
  • Bước 3: Trả kết quả, bổ sung thêm giấy tờ nếu thiếu.

Thời gian nhận tiền bảo hiểm một lần là tối đa 10 ngày kể từ khi cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định. Và người lao động có thể nhận tiền bảo hiểm ở tại cơ quan BHXH huyện nơi sinh sống, Bưu điện huyện hoặc qua trực tiếp tài khoản ngân hàng của người lao động.

Số tiền sau khi rút bảo hiểm xã hội 1 lần nên làm gì?

Sau khi rút tiền bảo hiểm, bạn có thể gửi tiết kiệm không kỳ hạn để sinh lời mỗi ngày cực kì hiệu quả. Chỉ với các thiết bị di động và số vốn ”sinh viên” là bạn đã có thể gửi tiết kiệm online mà không cần đến vốn hàng triệu. App Infina với sản phẩm Tích Lũy sẽ giúp bạn tiết kiệm trực tuyến chỉ với 200.000đ với lợi nhuận không kỳ hạn 7.5%/năm, đây là lãi suất thuộc TOP đầu của lãi suất không kỳ hạn.

Bên cạnh đó, khi bạn tạo tài khoản Infina, bạn còn được tặng ngay lợi nhuận 10,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng cực khủng. Ngoài ra, Infina vừa tung ra sản phẩm mới với đa dạng các gói kỳ hạn có lãi suất lên đến 9.0%/năm cực hấp dẫn.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Tổng kết

Bảo hiểm xã hội 1 lần chắc chắn sẽ là khoản tiền mà bất cứ người lao động nào cũng phải đóng và sẽ rút khi về hưu. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý về thời gian bạn rút nhé.

Bạn đã hiểu bảo hiễm xã hội 1 lần là gì chưa? Hãy để lại bình luận dưới đây nhé!

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội là gì? Quyền lợi khi đóng bảo hiểm xã hội là gì?