Bảo hiểm xã hội là một yêu cầu bắt buộc với những người lao động hiện nay, nhưng nhiều người dân vẫn chưa hiểu hết các quy định và lợi ích của bảo hiểm xã hội. Hầu như, đối với các công ty tại Việt Nam ngày nay đều có cơ chế giúp nhân viên đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Tuy nhiên, bảo hiểm xã hội cần đóng đầy đủ trong 20 năm để được hưởng lương hưu, vậy nếu xin nghỉ việc bạn có được hưởng bảo hiểm xã hội không? Hãy cùng Infina giải đáp thắc mắc dưới bài viết này nhé.
Nội dung chính
Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo hoặc thay thế bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất đi một phần thu nhập do ốm đau, bệnh tật, thai sản, tai nạn nghề nghiệp, chết hoặc hết tuổi lao động dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Có thể nói, bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh xã hội rất hữu ích do nhà nước đứng ra đảm bảo và thực hiện dựa vào các văn bản pháp lý.
Xin nghỉ việc có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Các chế độ nghỉ việc được hưởng bảo hiểm xã hội
Rất nhiều người lo lắng rằng, liệu sau khi nghỉ việc được hưởng bảo hiểm xã hội hay không? Nếu người lao động muốn lấy tiền bảo hiểm xã hội một lần, họ cần phải đợi đủ thời gian quy định.
Tại điểm B, khoản 1, điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính Phủ quy định: Sau khi nộp đơn xin nghỉ việc, người lao động sẽ không được hưởng bảo hiểm xã hội ngay lập tức mà bạn cần phải đợi đến 1 năm sau khi có quyết định đơn nghỉ việc mới được hưởng tiền một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội với điều kiện đã đóng dưới 20 năm và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc.
Ngoại trừ những trường hợp có lý do nghỉ việc như sau sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần ngay lập tức mà không cần phải chờ thời gian sau 1 năm:
- Người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
- Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội. Đồng thời, khi nghỉ việc, người này chưa đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Người lao động ra nước ngoài để định cư.
- Người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng điển hình như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS hoặc những bệnh nghiêm trọng khác theo quy định của Bộ Y tế.
Đối với người công chức nghỉ việc, theo Điều 8 Nghị định 46/2010/NĐ-CP nêu rõ: Công chức nghỉ việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 5 Nghị định này và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Do vậy, công chức xin thôi việc theo nguyện vọng được hưởng chế độ thôi việc và các chế độ bảo hiểm xã hội khác. Tuy nhiên, nếu công chức chưa được đồng ý mà tự ý nghỉ, sẽ không được hưởng chế độ này và còn phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng (nếu có).
Vậy nghỉ việc ngang có lấy được sổ bảo hiểm xã hội không? Câu trả lời là có, dựa theo quy định bên trên, người lao động vẫn được hưởng tiền bảo hiểm xã hội 1 lần. Tuy nhiên tùy vào những trường hợp cụ thể để xét xem có được lấy tiền ngay hay phải chờ sau 1 năm.
Người lao động xin nghỉ việc báo trước bao nhiêu ngày là hợp lý?
Nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, cần phải báo trước ít nhất 45 ngày. Trong trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, cần phải báo trước ít nhất là 30 ngày.
Nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm có được không?
Sổ bảo hiểm xã hội là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, do vậy, sau khi nghỉ việc, người lao động bắt buộc phải lấy sổ bảo hiểm xã hội bởi nếu không có sổ bảo hiểm, dù bạn có đủ các điều kiện khác cũng sẽ không được nhận trợ cấp thất nghiệp do hồ sơ không đủ hợp lệ.
Ngoài ra, việc không lấy sổ bảo hiểm sẽ khiến người lao động mất thêm các quyền lợi khác như: không thể làm thủ tục hưởng hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần và không được hỗ trợ học nghề.
App tích lũy với số vốn sinh viên dành cho người mới bắt đầu
Do vậy, trong 1 năm đó, người lao động nên có những chuẩn bị trước về mặt tài chính, đặc biệt là việc tích lũy tài sản trước khi xin nghỉ việc. Việc tích lũy tài sản sớm sẽ giúp cho người lao động:
- Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính.
- Giảm áp lực tài chính.
- Tăng khả năng đầu tư và sinh lợi.
- Bảo vệ chống lại rủi ro tài chính.
- Tạo ra nguồn thu nhập thụ động.
Chính vì thế, việc gửi tiết kiệm không kỳ hạn cực kì tiện lợi. Chỉ với các thiết bị di động và số tiền vốn ”sinh viên” là bạn đã có thể gửi tiết kiệm online mà không cần đến số vốn hàng triệu. App Infina với sản phẩm Tích Lũy sẽ giúp bạn tiết kiệm trực tuyến chỉ với 200.000đ với lãi suất không kỳ hạn 7.5%/năm, đây là lãi suất thuộc TOP đầu của lãi suất không kỳ hạn.
Bên cạnh đó, khi bạn tạo tài khoản Infina, bạn còn được tặng ngay gói tích lũy với lợi nhuận 10,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Ngoài ra, Infina vừa tung ra sản phẩm mới với đa dạng các gói kỳ hạn có lãi suất lên đến 9.0%/năm cực hấp dẫn.
Tham khảo mẫu giấy chứng nhận xin nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
Dưới đây là mẫu giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội được chấp thấp thuận, bạn hãy tham khảo nhé:
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thắc mắc về chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc. Việc đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc là rất quan trọng, đặc biệt là trong trường hợp xin nghỉ việc. Bạn cần xem xét kỹ các quy định và thủ tục đăng ký chế độ bảo hiểm xã hội để đảm bảo được quyền lợi khi cần thiết. Đồng thời, nếu bạn chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bạn cũng cần tìm hiểu các quyền lợi khác mà bạn có thể được hưởng sau khi nghỉ việc.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm: