phân tích kỹ thuật – Infina Blog https://infina.vn/blog Cung cấp kiến thức kinh tế, tài chính cá nhân mới nhất Mon, 28 Aug 2023 08:08:38 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2023/02/cropped-logo-infina-tab-1-32x32.jpg phân tích kỹ thuật – Infina Blog https://infina.vn/blog 32 32 Phương pháp CANSLIM là gì? Vì sao đây là công cụ lọc cổ phiếu tiềm năng tốt? https://infina.vn/blog/canslim-la-gi/ Mon, 24 Oct 2022 09:55:35 +0000 http://infina.vn/blog/?p=13839 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/10/canslim-la-gi.jpg

Khi phân tích giá cổ phiếu, các nhà đầu tư sử dụng rất nhiều các công cụ phân tích khác nhau. Để xem xét một cách khách quan, hiện nay nhiều nhà đầu tư sử dụng phương pháp CANSLIM để lọc cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng theo xu hướng. Đây là một phương […]

The post Phương pháp CANSLIM là gì? Vì sao đây là công cụ lọc cổ phiếu tiềm năng tốt? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/10/canslim-la-gi.jpg

Khi phân tích giá cổ phiếu, các nhà đầu tư sử dụng rất nhiều các công cụ phân tích khác nhau. Để xem xét một cách khách quan, hiện nay nhiều nhà đầu tư sử dụng phương pháp CANSLIM để lọc cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng theo xu hướng. Đây là một phương pháp hỗ trợ nhà đầu tư rất nhiều trong việc đưa ra quyết định lựa chọn cổ phiếu đầu tư. Vậy cụ thể, phương pháp CANSLIM là gì? Hãy cùng Infina tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé.

Phương pháp CANSLIM là gì?

CANSLIM là phương pháp bao gồm một bộ các tiêu chí giúp nhà đầu tư lọc các cổ phiếu đang tăng trưởng theo xu hướng. Các nguyên tắc này tương ứng với từng chữ cái viết tắt của từ “CANSLIM”.

canslim là gì

Ngoài ra, phương pháp CANSLIM cũng đề cập đến việc sử dụng lệnh cắt lỗ để chuyển sang nắm giữ tiền mặt nhằm giúp nhà đầu tư giảm thiểu những rủi ro trong đầu tư chứng khoán.

Các tiêu chí lọc cổ phiếu theo CANSLIM là gì?

Tương ứng với mỗi chữ cái của từ “CANSLIM” là một tiêu chí để đánh giá một cổ phiếu tăng trưởng thành công trong quá khứ, cụ thể như sau:

Tiêu chí C

C (Current Quarterly Earnings Per Share) là tăng trưởng thu nhập trong quý hiện tại. Đây là tiêu chí dùng để xác định rằng doanh nghiệp phát hành cổ phiếu đó có đưa ra báo cáo thu nhập tốt và cao hơn so với mức thu nhập của năm trước đó hay không.

Những doanh nghiệp có sự tăng trưởng về giá cổ phiếu, mức tăng trưởng về thu nhập hàng quý vượt mức 70% trước giai đoạn tăng trưởng diễn ra. Chỉ số EPS của doanh nghiệp trong quý gần nhất và quý liền kề phải đạt tối thiểu 20% – 25% so với cùng kỳ đồng thời không so sánh với quý liền kề trước đó để loại bỏ yếu tố thời vụ.

Tiêu chí A

A (Annual Earnings Increases) là tăng trưởng lợi nhuận hàng năm. Tiêu chí A giúp nhà đầu tư xác định xem doanh nghiệp có tăng trưởng lợi nhuận tốt trong khoảng thời gian trước đó hay không.

Với tiêu chí này, doanh nghiệp cần đạt tối thiểu 25% mức tăng trưởng thu nhập hàng năm. Ngoài ra, chỉ số ROE trong 4 quý gần nhất phải đạt 17% để đảm bảo doanh nghiệp đang có kết quả đầu tư tốt.

Tiêu chí N

N (New Products, New Management, New Highs) là sản phẩm mới, bản quản trị mới, mức giá mới. Đây là tiêu chí dùng để xem xét doanh nghiệp có sự đổi mới về sản phẩm hay thay đổi về ban quản lý doanh nghiệp để đẩy mạnh hiệu suất hơn không.

Nếu doanh nghiệp phát hành cổ phiếu có lịch sử phát triển hoặc có sự đổi mới các sản phẩm với kết quả vượt trội so với mức giá của đối thủ, chất lượng hoặc cả 2 yếu tố trên có thể đánh giá đây là một doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng tốt trong tương lai.

canslim là gì

Tiêu chí S

S (Supply and Demand) là tiêu chí lượng cung và cầu về cổ phiếu đó. Đây là tiêu chí có thể giúp xem xét nhu cầu về cổ phiếu có đang tăng trên thị trường không cũng như khối lượng giao dịch của cổ phiếu đó hiện giờ ra sao.

Có thể nói S là một tiêu chí lựa chọn cốt lõi bởi đây là nguyên nhân chính khiến giá cổ phiếu tăng hoặc giảm xuống. Với tiêu chí này, nhà đầu tư cần quan sát khối lượng giao dịch cổ phiếu hàng ngày có lớn hơn khối lượng giao dịch trung bình của 3 tháng trước đó hay không.

Tiêu chí L

L (Leader or Laggard) là cổ phiếu dẫn đầu hoặc cổ phiếu đội sổ. Với tiêu chí này, nhà đầu tư có thể xem xét doanh nghiệp có đang dẫn đầu trên thị trường không. Nhà đầu tư nên tìm kiếm các doanh nghiệp có sức mạnh về giá cổ phiếu cao hơn đối thủ cạnh tranh, thậm chí còn phải cao hơn đến gần 80% trong các giao dịch trên thị trường.

Tiêu chí I

I (Institutional Sponsorship) là sự ủng hộ của những định chế tài chính và các quỹ đầu tư. Đây là tiêu chí đánh giá doanh nghiệp có mức sở hữu bởi các tổ chức lớn không.

Những tổ chức hoặc các cổ đông lớn thường sẽ có đội ngũ chuyên gia giúp phân tích, đánh giá toàn bộ những cơ hội đầu tư vào cổ phiếu, vì vậy, nếu các doanh nghiệp có những tổ chức này đang nắm giữ cổ phiếu mà bạn đang xem xét thì rất tốt.

Tiêu chí M

M (Market Direction) là xu hướng của thị trường. Tiêu chí này sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt xu hướng tổng thể của toàn bộ thị trường. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng sắp xếp thời gian mua cổ phiếu sao cho hiệu quả nhất.

Có 3 trạng thái nhà đầu tư cần quan tâm:

  • Tích lũy tăng giá: Thời điểm tốt để nhà đầu tư mua cổ phiếu.
  • Trạng thái tăng dưới áp lực bán: Chỉ nên mua vào với vị thế mở rộng, khối lượng nhỏ.
  • Thị trường điều chỉnh: Ưu tiên quản trị rủi ro, gia tăng tỷ trọng tiền mặt.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Hướng dẫn thực hành phương pháp CANSLIM

Bước 1: Xây dựng dữ liệu 

Có 2 cách để nhà đầu tư có thể xây dựng dữ liệu cho phương pháp CANSLIM, cụ thể như sau:

  1. Phương pháp truyền thống: Đọc toàn bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp tối thiểu trong vòng 3 năm trở lại đây. Phương pháp này có nhược điểm là gây tốn thời gian trong việc tìm cổ phiếu phù hợp. Trong khoảng thời gian đó, có thể bạn sẽ đánh mất cơ hội mua được cổ phiếu với mức giá tốt nhất.

canslim là gì

2. Tham khảo phân tích của các chuyên gia chứng khoán: Nhà đầu tư có thể tìm đọc những bài phân tích chứng khoán chất lượng từ những chuyên gia hoặc bộ phận phân tích của các tổ chức lớn trên các diễn đàn hoặc các phương tiện đại chúng.

Bước 2: Sử dụng bộ lọc cổ phiếu tiềm năng

Nhà đầu tư có thể tìm kiếm hoặc sử dụng các công cụ lọc cổ phiếu trên website của các công ty chứng khoán hoặc các thời báo tài chính tiêu biểu phải kể đến như: Cafef, VNDirect, Vietstock hoặc các bộ lọc cổ phiếu trên các sàn giao dịch.

Bước 3: Đánh giá xu hướng thị trường

Dựa vào lệnh mua cổ phiếu khi thị trường đang trong giai đoạn nỗ lực tăng giá hoặc có dấu hiệu thị trường tạo đáy với ngày lấy đà xuất hiện tại giai đoạn điều chỉnh của thị trường. Từ đó, nhà đầu tư có thể đánh giá xu hướng của thị trường chứng khoán.

xu hướng thị trường

Bước 4: Giao dịch theo chiến lược thoát hiểm

Khi lợi nhuận của cổ phiếu đạt mức từ 20% – 25% tương ứng với tốc độ tăng trưởng 20%- 25% của dòng thu nhập, đây sẽ là điểm bán cổ phiếu. Sau đó, nhà đầu tư có thể gom lãi thu được để tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu khác tại thời điểm thích hợp.

Theo đó, nếu nhà đầu tư bán ra một cổ phiếu trước thời điểm nó tạo đỉnh và điều chỉnh giá, nhà đầu tư sẽ dễ dàng thoát khỏi giai đoạn thị trường điều chỉnh sau đó.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin về phương pháp CANSLIM là gì. Có thể nói CANSLIM là sự kết hợp giữa phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản, phân tích dòng tiền và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ CANSLIM là gì. Chúc bạn đầu tư thành công.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Phương pháp CANSLIM là gì? Vì sao đây là công cụ lọc cổ phiếu tiềm năng tốt? appeared first on Infina Blog.

]]>
Pivot là gì? Làm thế nào để sử dụng điểm Pivot hiệu quả trong chứng khoán? https://infina.vn/blog/pivot-la-gi/ Tue, 30 Aug 2022 07:07:21 +0000 http://infina.vn/blog/?p=11939 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/pivot-la-gi.jpg

Trong chứng khoán, điểm Pivot là một sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư để giúp xác định mức hỗ trợ tiềm năng và kháng cự hiệu quả. Có thể nói, đây là một công cụ phố biến đối với những người sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật chứng khoán. Tuy nhiên, […]

The post Pivot là gì? Làm thế nào để sử dụng điểm Pivot hiệu quả trong chứng khoán? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/pivot-la-gi.jpg

Trong chứng khoán, điểm Pivot là một sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư để giúp xác định mức hỗ trợ tiềm năng và kháng cự hiệu quả. Có thể nói, đây là một công cụ phố biến đối với những người sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật chứng khoán. Tuy nhiên, dù phổ biến, nhưng việc ứng dụng điểm Pivot lại rất khó khăn. Vậy cụ thể, điểm Pivot là gì? Làm thế nào để sử dụng Pivot một cách hiệu quả? Bài viết này, Infina sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé.

Pivot Point là gì?

Pivot point là điểm xoay, có nghĩa là tại vùng này giá có thể xảy ra hiện tượng đảo chiều. Pivot point sẽ được xác định trên giá trung bình của mức giá cao nhất (High), mức giá thấp nhất (Low) và dựa theo giá đóng cửa (Close) của phiên giao dịch trước đó. Việc xác định được điểm Pivot sẽ giúp các nhà đầu tư chứng khoán nhận diện được mức kháng cự và hỗ trợ (đây là 2 yếu tố quan trọng khi giao dịch chứng khoán), từ đó dễ dàng kiếm được lợi nhuận.

pivot là gì

Các thành phần chính hình thành nên Pivot Point

Điểm Pivot được hình thành từ 3 thành phần chính, đó là:

  • Đường Pivot trung tâm: Là điểm xoay và là đường trục chính.
  • Các đường nằm dưới điểm Pivot: Có vai trò là ngưỡng hỗ trợ (S1,S2,S3).
  • Các đường nằm trên điểm Pivot: Có vai trò là ngưỡng kháng cự (R1,R2,R3).

pivot là gì

Ưu và nhược điểm của điểm Pivot là gì?

Điểm Pivot là một chỉ báo hữu ích đối với các nhà đầu tư chứng khoán, tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì điểm Pivot cũng tồn tại một số nhược điểm. Cụ thể:

Ưu điểm

  • Giúp NĐT xác định ngưỡng giá để tìm ra thời điểm mua – bán cổ phiếu tiềm năng. Trong trường hợp, giá nằm trên đường Pivot tức người bán đang chiếm ưu thế, đây là lúc NĐT nên lựa chọn bán ra hoặc đóng lệnh mua và ngược lại.
  • Bản chất của điểm Pivot là xác định khu vực hỗ trợ và kháng cự, vì vậy có thể giúp NĐT xác định các vùng giá biến động (vùng giá đảo chiều).

pivot

  • NĐT có thể sử dụng điểm Pivot kết hợp với các chỉ số khác như RSI, MACD, khối lượng giao dịch để tối ưu khả năng thành công của các giao dịch.
  • Điểm Pivot có thể sử dụng được tại mọi khung thời gian của đồ thị.

Xem thêm: Mô hình 2 đáy 2 đỉnh trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Nhược điểm

  • Trong trường hợp, mức giá thấp nhất và mức giá cao nhất quá sát nhau, các tín hiệu chỉ báo phát ra có thể là giả. Còn đối với trường hợp, mức giá thấp nhất và mức giá cao nhất cách nhau quá xa, điểm Pivot sẽ không thể dự báo tín hiệu ở các khung thời gian sau.
  • Sử dụng điểm Pivot để cắt lỗ là rất khó trong trường hợp mức chênh lệch giữa đường hỗ trợ và đường kháng cự có biến đổi mạnh, bởi, nó sẽ không đảm bảo mức tỷ lệ chuẩn R:R.

pivot là gì

Cách xác định điểm Pivot như thế nào?

Để xác định điểm Pivot, bạn có thể sử dụng công thức sau:

Pivot Point (PP) = [mức giá cao (kỳ trước) + mức giá thấp (kỳ trước) + mức giá đóng cửa (kỳ trước)] / 3

  • Các xác định mức hỗ trợ (S – Support):

S1 = (PP*2) – mức giá cao (kỳ trước)

S2 = PP – (R1 – S1)

S3 = PP – (R2 – S2)

  • Cách xác định mức kháng cự (R – Resitence):

R1 = (PP*2) – mức giá thấp (kỳ trước)

R2 = (PP – S1) + R1

R3 = PP – (R2 – S2)

Làm thế nào để sử dụng Pivot hiệu quả?

Pivot Point là một công cụ rất hữu ích nếu nhà đầu tư biết sử dụng đúng cách và hiểu rõ bản chất. Vì vậy, để sử dụng điểm Pivot một cách hiệu quả, nhà đầu tư cần chú ý trong các thị trường khác nhau. Cụ thể:

Thị trường đi ngang

Thị trường đi ngang là lúc chưa xuất hiện các xu hướng rõ rệt, xu hướng giá sẽ nằm trong phạm vi giữa mức hỗ trợ và mức kháng cự. Nhà đầu tư nên thực hiện lệnh MUA tại mức hỗ trợ và lệnh BÁN tại mức kháng cự. Lưu ý rằng, bạn cần đặt Stoploss phía dưới đường hỗ trợ và phía trên của đường kháng cự.

pivot là gì

Thị trường Breakout

Khi thị trường Breakout, nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong hai phương án sau:

  • Đặt lệnh Buy Stop hoặc Sell Stop cách kháng cự/hỗ trợ một khoảng cách ⇒ chốt lời tại hỗ trợ/kháng cự gần nhất.

pivot là gì

  • NĐT đợi giá phục hồi sau Breakout rồi tiến hành vào lệnh ⇒ chốt lời tại điểm kháng cự/hỗ trợ gần nhất.

Thị trường đảo chiều

Trong tình huống thị trường có dấu hiệu đảo chiều, nhà đầu tư cần phải vận dụng nhiều yếu tố khác rồi đợi tín hiệu thích hợp mới bắt đầu có thể giao dịch.

pivot là gì

Ví dụ, nếu giá có xu hướng tăng và di chuyển lên phía trên của Pivot Point, khi đến R3 sẽ gặp cặp nến đảo chiều mạnh báo hiệu xu hướng giảm từ đây. Lúc này, nhà đầu tư có thể đặt lệnh Sell Limit tại đường R3, cắt lỗ cao hơn đỉnh cây nên cao nhất và chốt lời tại mức hỗ trợ S1.

Xem thêm: Tổng hợp các mô hình nến đảo chiều mạnh nhất trên thị trường chứng khoán

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Tổng kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến điểm Pivot là gì trong chứng khoán. Đây là một công cụ hữu dụng đối với các nhà đầu tư, tuy nhiên, để đầu tư thành công hơn, bạn đừng quên kết hợp Pivot Point với các công cụ phân tích kỹ thuật khác nhé. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn. Chúc bạn đầu tư thành công.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Pivot là gì? Làm thế nào để sử dụng điểm Pivot hiệu quả trong chứng khoán? appeared first on Infina Blog.

]]>
Tổng hợp các mô hình nến đảo chiều mạnh nhất trên thị trường chứng khoán https://infina.vn/blog/mo-hinh-nen-dao-chieu/ Thu, 25 Aug 2022 07:13:49 +0000 http://infina.vn/blog/?p=11419 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/Mo-hinh-nen-dao-chieu-manh-nhat-TTCK.jpg

Tiếp tục với series trong phân tích kỹ thuật, Infina sẽ giới thiệu với các bạn về mô hình nến đảo chiều. Vì sao lại là mô hình nến và được ghép thêm từ “đảo chiều”? Độc giả cùng Infina tìm hiểu ngay nào. Giới thiệu về mô hình nến Cha đẻ của mô hình […]

The post Tổng hợp các mô hình nến đảo chiều mạnh nhất trên thị trường chứng khoán appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/Mo-hinh-nen-dao-chieu-manh-nhat-TTCK.jpg

Tiếp tục với series trong phân tích kỹ thuật, Infina sẽ giới thiệu với các bạn về mô hình nến đảo chiều. Vì sao lại là mô hình nến và được ghép thêm từ “đảo chiều”? Độc giả cùng Infina tìm hiểu ngay nào.

Giới thiệu về mô hình nến

Cha đẻ của mô hình nến

Theo tài liệu ghi chép, mô hình nến được sáng lập từ ông Munehisa Homma (1724 – 1803), một người buôn gạo từ Sakata. Ông đã sử dụng các “biểu đồ kỹ thuật” để theo dõi sự thay đổi của giá gạo.

Khái niệm mô hình nến đảo chiều là gì?

Mô hình nến đảo chiều là sự tổng hợp từ các trường hợp biến động giá mà đa số xu hướng giá sẽ đổi chiều khi gặp các tín hiệu này.

Có thể giải thích một cách dễ hiểu hơn, các mô hình nến đảo chiều là tổng hợp các kinh nghiệm từ những chuyên gia, nhà giao dịch kỳ cựu trong thị trường nhằm dự báo sự thay đổi xu hướng giá trong một thời gian nhất định.

Giải thích mô hình nến

Mô hình nến đơn giản là các cột hiển thị giá được lấy hình ảnh tương tự như 1 cây nến. Và một nến này sẽ có ý nghĩa như thế nào? Các bạn hãy xem qua hình ảnh bên dưới và giải thích dễ hiểu nhất từ Infina.

mô hình nến đảo chiều

Mỗi thân nến đại diện cho 1 thông tin bao gồm 4 yếu tố: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất trong một chu kỳ.

Về màu sắc: Các bạn có thể cài màu sắc đại diện cho 2 trường hợp là giá tăng và giảm như hình bên trên.

Về thân nến: Thể hiện phạm vi biến động của giá đóng/mở cửa trong 1 chu kì tùy theo cài đặt trên biểu đồ kỹ thuật (giờ/ngày/tuần/tháng,…).

Về râu nến/bóng nến: Thể hiện biến động giá cao nhất và thấp nhất trong một chu kỳ tùy theo cài đặt trên biểu đồ kỹ thuật (giờ/ngày/tuần/tháng,…).

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Các mô hình nến đảo chiều thường gặp

Mô hình nến đảo chiều tăng

Một số mô hình nến đảo chiều tăng thường gặp:

Mô hình nến Dragonfly Doji (Nến doji chuồn chuồn)

mô hình nến doji
Mô hình nến Dragonfly Doji (Nến doji chuồn chuồn)

Khi Dragonfly Doji xuất hiện, cho thấy phe mua/bán đã kiểm soát hoàn toàn các phiên giao dịch sau và xu hướng đảo chiều giá rất mạnh.

Mô hình nến Bullish Engulfing (Nến nhấn chìm tăng)

mô hình nến bullish
Mô hình nến Bullish Engulfing (Nến nhấn chìm tăng)

Đây là mô hình nến thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm. Cây nến giá tăng đầu tiên là nến có thể nuốt chừng cây nến giảm giá trước đó

Mô hình nến Piercing Pattern (Nến Đường nhọn)

mô hình nến đường nhọn
Nến đường nhọn (Piercing Pattern)

Thường xuất hiện ở cuối một xu hướng giá thể hiện phe mua đạt được lợi thế trong giao dịch.

Mô hình nến Bullish Harami

mô hình nến đảo chiều

Còn được gọi là mô hình mẹ bồng con tăng.

Mô hình nến Hammer (Nến búa) và Inverted Hammer (Nến búa ngược)

mô hình nến đảo chiều

Cho tín hiệu đảo chiều tăng và nằm ở cuối xu hướng giảm.

Mô hình nến Morning Star (Nến sao Mai)

Mô hình nến sao mai
Mô hình nến sao mai Morning-Star

Gồm 3 cây nên và cây đầu tiên thể hiện bên bán đang thắng thế và cây nến thứ 2 là cạnh tranh giữa 2 bên. Cây nến đảo chiều tăng sẽ là cây thứ 3 thể hiện bên bán đã thắng thế.

Mô hình nến Bullish Abandoned Baby (Nến em bé bị bỏ rơi)

Cũng như nến sao mai nhưng cây nến thứ 2 là một cây Doji và tạo ra khoảng cách với cây 1 và 2 như 1 em bé bị bỏ rơi

Mô hình nến đảo chiều giảm

  • Gravestone Doji (doji bia mộ).
  • Bearish Engulfing (nhấn chìm giảm).
  • Shooting Star (nến bắn sao).
  • Evening Star (nến sao Hôm).
Mô hình nến sao hôm
Mô hình nến sao hôm evening start
  • Tweezer Top (đỉnh nhíp).
mô hình nến tweezer top
Mô hình đỉnh nhíp

Các mô hình này thường nằm ở cuối xu hướng tăng và sẽ xảy ra sự đảo chiều giá theo hướng giảm sau đó.

Cách đọc biểu đồ mô hình nến đảo chiều

Để đọc và phân tích được các mô hình nến, các nhà đầu tư cần tìm hiểu các phương pháp cơ bản

Phân biệt sự hình thành nến

Phân tích biểu đồ thông qua từng chân nến riêng lẻ để có thêm nhiều thông tin về sự thay đổi động lượng và khả năng của một xu hướng giá để có thể vào lệnh.

Nhìn ra mô hình giá trong nhiều nến

Việc nhận ra các mô hình giá sẽ tận dụng được cơ hội cũng như tín hiệu để vào lệnh hoặc thoát khỏi thị trường.

Ví dụ: Với mô hình Bullish Engulfing, sự kết hợp của các cây nên cho thấy dấu hiệu của sự suy yếu giá

Nguyên tắc giao dịch với mô hình đảo chiều

Chỉ vào lệnh khi sự đảo chiều “đã” được hình thành

Đối với các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm và trường phái giao dịch mạo hiểm có thể bỏ qua nguyên tắc này. Nhà đầu tư khi xác định được là mô hình nến đảo chiều thì phải kiên nhẫn chờ cây nến đó kết thúc (tùy theo chu ky cài đặt) rồi hãy vào lệnh để tránh sự nhầm lẫn giữa các loại nến hoặc nhận định sai.

Quyết định cắt lỗ và chốt lời

Trong thị trường đầy biến động như chứng khoán, tuy có các mô hình để làm dấu hiệu nhưng chắc chắn mọi thứ sẽ không như 100% dự đoán. Vì vậy chúng ta, những nhà giao dịch lý trí, dứt khoát phải luôn đặt mức chốt lời và cắt lỗ dứt khoát.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết này, Infina đã cho các bạn các mô hình nến đảo chiều để có thể có được các dấu hiệu, tín hiệu hỗ trợ trong việc đầu tư giao dịch chứng khoán hiệu quả. Hãy để lại bình luận và theo dõi các bài viết tiếp theo của Infina nhé.

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Tổng hợp các mô hình nến đảo chiều mạnh nhất trên thị trường chứng khoán appeared first on Infina Blog.

]]>
Phân tích kỹ thuật nâng cao: Mô hình vai đầu vai https://infina.vn/blog/mo-hinh-vai-dau-vai/ Tue, 02 Aug 2022 09:24:28 +0000 http://infina.vn/blog/?p=10411 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/phan-tich-ky-thuat-nang-cao-mo-hinh-vai-dau-vai.jpg

Hôm nay, Infina quyết định sẽ mang đến cho độc giả và Quý nhà đầu tư đã theo dõi Infina từ lâu một kiến thức về mô hình giá cực hay trong giao dịch chứng khoán. Đó là mô hình vai đầu vai. Đây là mô hình được rất nhiều nhà đầu tư áp dụng […]

The post Phân tích kỹ thuật nâng cao: Mô hình vai đầu vai appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/phan-tich-ky-thuat-nang-cao-mo-hinh-vai-dau-vai.jpg

Hôm nay, Infina quyết định sẽ mang đến cho độc giả và Quý nhà đầu tư đã theo dõi Infina từ lâu một kiến thức về mô hình giá cực hay trong giao dịch chứng khoán. Đó là mô hình vai đầu vai. Đây là mô hình được rất nhiều nhà đầu tư áp dụng trong quá trình phân tích kỹ thuật và dự đoán xu hướng giá. Chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu nào!

Mô hình vai đầu vai trong chứng khoán là gì?

Như Infina có giới thiệu, mô hình vai đầu vai là 1 mô hình giá dùng trong phân tích kỹ thuật, giúp chúng ta dự đoán sự đảo chiều xu hướng giá.

Mô hình này được giới đầu tư đánh giá khá cao vì tính chính xác và khả năng kết hợp với các mô hình khác để đưa ra các chiến lược giao dịch tốt nhất cho Nhà đầu tư.

Các đặc điểm quan trọng phải nhớ trong mô hình vai đầu vai

Mô hình vai đầu vai được tạo nên từ vai trái, vai phải, đầu và đường viễn cổ (neckline). Các phần còn lại trong mô hình là các yếu tố đại diện cho khối lượng, sự đột phá của giá, mục tiêu giá,…

Chúng ta cùng bắt đầu đi vào tìm hiểu chuyên sâu về từng ”vai” nhé.

đặc điểm quan trọng của mô hình vai đầu vai

Vai trái (LS)

Giá trong xu hướng tăng, tạo thành đỉnh giá và đánh dấu điểm cao nhất trong xu hướng hiện tại. Khi tạo đỉnh, sẽ có sự sụt giảm của giá xảy ra và sau đó hoàn thành được sự hình thành vai. Mức thấp nhất của vai trái vẫn nằm tại đường xu hướng và giữ nguyên xu hướng (tăng/giảm) trước đó.

Đầu (HEAD)

Mức thấp nhất của vai trái sẽ bắt đầu 1 đợt tăng giá và đỉnh mà nó sẽ vượt qua đỉnh của vai trái, xác lập điểm giá của “đầu”. Khi đầu đạt đỉnh, nó sẽ bắt đầu một đợt giảm giá xuống mức thấp nhất bằng (hoặc chênh lệch rất ít) điểm thấp nhất của vai trái trên đường viễn cổ.

Vai phải (RS)

Giá sẽ tăng lên từ phần thấp của “đầu” vào tạo thành vai phải. Đỉnh vai phải thấp hơn đỉnh đầu. Thông thường, đỉnh vai phải thường tương đương với đỉnh vai trái. Điểm thấp nhất của vai phải thông thường sẽ phá vỡ đường viễn cổ.

Giá sẽ bắt đầu tăng lên từ phần thấp của đầu và tạo thành vai phải trong mô hình.

Khối lượng (Volume)

Khi hình thành mô hình, khối lượng là một yếu tố quan trọng cần chú ý. Khối lượng này có thể đo lường như một chỉ báo hay đơn giản bằng cách phân tích các khối lượng. Từ đỉnh vai trái đến vai phải, khối lượng thông thường ở mỗi chiều của giá không chênh lệch nhau nhiều.

Đường viền cổ (Neckline)

Đường viễn cổ là đường hình thành bằng cách nối những điểm thấp ở chiều giá đảo của vai 1 (low 1) và điểm thấp của chiều giá đảo thuộc đầu (low 2).

Sự phá vỡ của đường viền cổ

sự phá vỡ đường viễn cỗ

Đây là việc khi mô hình vai đầu vai có được khi quan sát điểm thấp nhất của vai phải phá vỡ đường viễn cố. Trước khi phá vỡ, thông thường các xu hướng giá sẽ không đảo chiều.

Việc phá vỡ cũng là một điều thuyết phục do sử mở rộng liên quan các khối lượng giao dịch.

Mục tiêu giá

Khi giá phá vỡ đường viễn cổ, mức giảm giá được dự kiến được tìm thấy bằng cách xác định khoảng giá từ đường viễn cổ đến đỉnh của “đầu”. Có thể kết hợp thêm đường Fibonacci và MA dài hạn để có kết quả mang tính chính xác hơn.

Phân loại các mô hình

Mô hình vai đầu vai thuận

mô hình vai đầu vai thuận

Đặc điểm của một mô hình vai đầu vai thuận:

  • Đỉnh vai trái và đỉnh vai phải không nhất thiết phải bằng nhau.
  • Đường viền cổ neckline cũng không nhất thiết phải là đường ngang. Đồng nghĩa với hai đáy ở giữa cũng không cần phải bằng nhau.
  • Nếu giá tại vai phải không xuống và cắt đường viễn cổ, thì mô hình vai đầu vai sẽ không được hình thành.

Mô hình vai đầu vai ngược

mô hình vai đầu vai ngược

  • Vai trái của mô hình xuất hiện trong xu hướng giảm và là đáy đầu tiên.
  • Đáy tiếp theo của mô hình ngược sẽ giảm sâu hơn là đầu của mô hình.
  • Đáy thứ 3 được hình thành là vai phải và có mức giá thấp nhất gần bằng với giá của vai trái.
  • Đường viền cổ là đường nối giữa hai đỉnh ở giữa và đường này cũng không nhất thiết là đường nằm ngang.

Ưu điểm và hạn chế của mô hình vai đầu vai

ưu điểm và hạn chế mô hình vai đầu vai

Ưu điểm

  • Có thể xác định các khu vực rõ ràng và mức rủi ro cũng như những mục tiêu về lợi nhuận. Từ đó thấy được các điểm quan trọng như vào lệnh, chốt lời, cắt lỗ.
  • Nếu như đã hình thành mô hình vai đầu vai hoàn hảo thì không phải quan trọng xu hướng giảm hoặc tăng trước đó.

Hạn chế

Dễ gây nhầm lẫn cho các nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm với các mô hình khác.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Cách giao dịch hiệu quả với mô hình vai đầu vai

Phương pháp giao dịch mạo hiểm

Phương pháp này dành cho các NĐT chấp nhận tỉ lệ mạo hiểm cao để không bỏ lỡ một cơ hội nào.

  • Điểm đặt lệnh: Theo cột giá tín hiệu khi vai phải được hình thành.
  • Điểm cắt lỗ: Trên vùng kháng cự (nếu gặp tín hiệu đảo chiều giả).
  • Điểm chốt lời, gồng lãi: kết hợp các mức trùng với công cụ Fibonacci.

Phương pháp giao dịch theo “pull back”

“Pull back” ở đây là thuật ngữ chỉ giá hồi phục theo chiều trước đó. Giao dịch với hồi pullback có thể nói là phương pháp giao dịch khá an toàn. Điểm vào lệnh, cắt lỗ khá tối ưu.

  • Điểm đặt lệnh: Theo cột giá tín hiệu khi mức giá hồi phục lại tại vùng phá vỡ.
  • Điểm cắt lỗ: Bên dưới/trên vùng giá phá vỡ tùy theo 2 mô hình thuận hay ngược.

Phương pháp giao dịch theo break out

Đây là phương pháp giao dịch kết hợp phổ biến nhất trong khi áp dụng với mô hình này vì mức độ mạo hiểm trung bình.

  • Điểm đặt lệnh: Theo cột giá tín hiệu phá vỡ đường viễn cổ.
  • Điểm chốt lời và cắt lỗ tương tự như chiến lược mạo hiểm.

Xem thêm: Break trong chứng khoán là gì? Vì sao khi chơi chứng khoán đặc biệt phải biết thuật ngữ này?

Các lưu ý khi giao dịch với mô hình vai đầu vai

chiến lược giao dịch mô hình vai đầu vai

  • Các nhà đầu tư mới không nên thực hiện giao dịch cho đến khi mô hình hoàn thành theo mẫu. Có thể sẽ mất nhiều cơ hội nhưng đổi lại là sự an toàn nhất.
  • Mức dừng đôi khi sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động cấp tính của thị trường. Nếu có sự sụt giảm lớn thì các tính toán trước đó bắt buộc phải hủy ngay.
  • Phải có tâm lý chấp nhận mức lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn vì các yếu tố của thị trường không phải lúc nào cũng như lý thuyết.
  • Luôn có nguyên tắc giao dịch của bản thân, không nên Fomo.
  • Nên kết hợp với các chỉ báo như Fibonacci, MA, MACD, các mô hình giá, các chiến lược giao dịch để có một quyết định đầu tư chính xác nhất.

Có nên dùng mô hình vai đầu vai trong giao dịch?

Tính dự đoán chiều và đảo chiều giá của mô hình có thể nói khá tin cậy. Mục tiêu giá cũng được tính toán rõ ràng thông qua mô hình. Về việc nên hay không nên còn cần nhiều yếu tố khác đánh giá như sở thích giao dịch của mỗi NĐT, mức độ chấp nhận rủi ro, nguyên tắc phân tích kỹ thuật và chiến lược giao dịch.

Kết luận

Bài viết này Infina đã cung cấp một kiến thức phân tích kỹ thuật khá chuyên sâu được sử dụng trong việc dự đoán xu hướng giá là mô hình vai đầu vai.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Phân tích kỹ thuật nâng cao: Mô hình vai đầu vai appeared first on Infina Blog.

]]>