Bảo hiểm thai sản là gì? Chế độ bảo hiểm thai sản như thế nào? Cách tra cứu tiền bảo hiểm thai sản như thế nào? Đây là những câu hỏi được người lao động quan tâm khi dự định có thêm thành viên trong gia đình. Hãy cùng Infina tìm hiểu về điều kiện và thủ tục nhận bảo hiểm thai sản qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
Bảo hiểm thai sản là gì?
Bảo hiểm thai sản là quyền lợi bổ sung tùy chọn nhằm hỗ trợ chi phí trước và sau khi sinh em bé. Một số chi phí y tế, điều trị do biến chứng thai sản, chi phí chăm sóc em bé. Theo đó, mẹ bầu mua bảo hiểm sức khỏe được chọn thêm chương trình thai sản để vừa được bảo vệ trước những rủi ro vừa được chăm sóc thai sản tốt nhất.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản
Để trả lời cho câu hỏi “những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản”. Các mẹ cần nắm được các quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai;
- Người lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Người lao động quy định tại các điểm trên phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên và trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Cách tính bảo hiểm thai sản
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội sẽ áp dụng cách tính tiền bảo hiểm thai sản sau:
Số tiền hưởng chế độ thai sản khi sinh con = (lương bình quân 06 tháng liền kề trước khi sinh x 6) + trợ cấp 1 lần
Lưu ý: Tiền trợ cấp 1 lần bằng 02 tháng lương tối thiểu.
Thủ tục nhận bảo hiểm thai sản
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau:
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản với lao động nữ sinh con bao gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết. Và bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ. Trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai.
- Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, NLĐ thực hiện biện pháp tránh thai. Phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
- NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh. Hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế. Đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng thai sản?
Người lao động theo luật phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên. Trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Thủ tục làm bảo hiểm thai sản
Đối với lao động nữ sau khi sinh con sẽ được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định tại Điều 39, Luật Bảo hiểm xã hội. Vậy phải làm hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tuỳ từng trường hợp cụ thể lao động nữ sau sinh con sẽ làm hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản khác nhau.
- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
- Trường hợp con chết sau khi sinh: Có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con. Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao. Hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ. Hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
- Đối với trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con. Cần có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.
- Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con. Thì có thêm biên bản GĐYK (giám định y khoa) của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.
- Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
- Nếu điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai;
- Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
- Đối với yêu cầu GĐYK: Biên bản GĐYK.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ thai sản tương ứng với trường hợp của mình. Người lao động cần nộp hồ sơ để được giải quyết. Trường hợp người lao động làm việc tại các đơn vị doanh nghiệp thì nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động. Trường hợp đã chấm dứt hợp đồng lao động nhưng vẫn đủ điều kiện nhận trợ cấp thai sản thì nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH để được giải quyết.
Người lao động nộp hồ sơ:
Trong vòng 45 ngày kể từ ngày quay trở lại làm việc, người lao động cần nộp đầy đủ hồ sơ cho người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động nộp hồ sơ:
Sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ từ phía người lao động, đơn vị sử dụng lao động sẽ phải lập danh sách. Và nộp cùng bộ hồ sơ tới Cơ quan BHXH trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp đơn vị sử dụng lao động sử dụng giao dịch điện tử thì thực hiện lập hồ sơ trên phần mềm. Ký số và gửi kèm giấy tờ liên quan lên Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức IVAN.
Bước 3: Cơ quan BHXH giải quyết và chi trả chế độ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ xét duyệt và thực hiện chi trả trợ cấp thai sản. Thời hạn giải quyết và chi trả chế độ thai sản như sau:
- Trường hợp đơn vị sử dụng lao động đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Người lao động có thể nhận trợ cấp thai sản theo hình thức khác nhau như:
- Nhận qua tài khoản ngân hàng của người lao động.
- Nhận thông qua đơn vị sử dụng lao động.
- Được trợ cấp trực tiếp tại cơ quan BHXH.
- Tuy nhiên để việc nhận trợ cấp được nhanh nhất người lao động nên đăng ký nhận qua tài khoản ngân hàng.
Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm
Hiện nay, việc mua bảo hiểm thai sản tự nguyện được quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, đối với trường hợp BHXH tự nguyện không được áp dụng cho thai sản. Mà chỉ dành cho các trường hợp hưu trí, tử tuất.
Liệu mua bảo hiểm thai sản khi đã có thai được không? Câu trả lời là không, bởi theo luật bảo hiểm xã hội, cần đóng bảo hiểm đủ 06 tháng trở lên và trước 12 tháng khi sinh con. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, người lao động nên có kế hoạch mua bảo hiểm hợp lý.
Gói bảo hiểm thai sản
Giới hạn bảo hiểm tối đa cho quyền lợi thai sản được quy định sẵn theo từng chương trình cơ bản đến nâng cao của gói bảo hiểm sức khỏe. Tùy từng gói bảo hiểm của mỗi công ty, quyền lợi thai sản cơ bản là 40 triệu, 70 triệu, riêng với các gói bảo hiểm cao cấp thì quyền lợi thai sản lên đến hơn 100 triệu.
Bảo hiểm thai sản Manulife
Manulife là công ty bảo hiểm có các gói hỗ trợ thai sản lên đến 20 triệu/năm khi sinh thường. Và sinh mổ sẽ được hỗ trợ đến 35 triệu/năm. Cụ thể là:
- Sinh thường: Quyền lợi bảo hiểm từ 10 triệu và gói bảo hiểm ưu việt là 20 triệu/ năm.
- Sinh mổ hoặc biến chứng thai sản: Được bảo hiểm lên đến 35 triệu đồng. Được hỗ trợ chi phí phòng và giường tối đa 4 triệu/ngày, với khoa chăm sóc đặc biệt lên đến 8 triệu/ ngày.
- Chi phí kiểm tra thai kỳ lên đến 3 triệu/kỳ.
- Chi phí chăm sóc trẻ sơ sinh, điều trị biến chứng thai sản, cấp cứu thai sản. Được chi trả theo chi phí thực tế.
Xem thêm: Có nên mua bảo hiểm nhân thọ Manulife không khi có tin đồn lừa đảo?
Bảo hiểm thai sản Bảo Việt
Bảo Việt cũng là một trong những đơn vị có các gói hỗ trợ thai sản được cho là hấp dẫn nhất hiện nay. Mức phí hợp lý và ưu đãi dành cho cá nhân và bảo lãnh chi phí sinh con tại các bệnh viện tư nhân và quốc tế (không cần trả tiền trước). Với các quyền lợi chăm sóc sức khỏe: Điều trị nội trú do ốm bệnh, tai nạn và Thai sản.
- Chương trình bảo hiểm bạch kim có tổng mức phí bảo hiểm lên đến 342 triệu/ người/năm. Với chi phí nằm viện được hỗ trợ đến 7.5 triệu/người/ngày, không quá 60 ngày/năm. Và chi phí phẫu thuật lên đến 150 triệu/năm.
- Chương trình bảo hiểm kim cương có tổng mức phí lên đến 454 triệu/người/năm. Trong đó, chi phí nằm viện được hỗ trợ đến 10 triệu/người/ngày, một năm không hơn 60 ngày. Chi phí phẫu thuật được hỗ trợ lên đến 200 triệu/người/năm.
Bảo hiểm thai sản PVI
Bảo hiểm PVI, với sứ mệnh là phát triển và cung cấp các giải pháp bảo hiểm dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Không chỉ cung cấp những gói bảo hiểm bảo vệ sức khỏe, tai nạn và bảo hiểm ô tô, xe máy,… Bảo hiểm PVI còn có gói hỗ trợ thai sản lên đến 580 triệu đồng/người.
Quyền lợi chi trả bảo hiểm của PVI được tính theo từng gói bảo hiểm mà khách hàng lựa chọn. Với các trường hợp hỗ trợ thai sản như sau:
- Hỗ trợ chi phí sinh thường và sinh mổ.
- Chi phí điều trị biến chứng thai sản: Suy thai, băng huyết, chuyển dạ kéo dài, ngôi thai bất thường, các biến chứng thường gặp trong thai kỳ, nhau tiền đạo, các bất thường liên quan đến dây rốn, thuyên tắc ối.
Kết luận
Bài viết trên đã giới thiệu về bảo hiểm thai sản, các gói bảo hiểm và cách tra cứu tiền bảo hiểm thai sản cho người lao động. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bảo hiểm thai sản.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm: