lạm phát – Infina Blog https://infina.vn/blog Cung cấp kiến thức kinh tế, tài chính cá nhân mới nhất Fri, 05 Apr 2024 17:30:37 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2023/02/cropped-logo-infina-tab-1-32x32.jpg lạm phát – Infina Blog https://infina.vn/blog 32 32 Nền kinh tế bất ổn: Fed “ngần ngại” cắt giảm lãi suất https://infina.vn/blog/nen-kinh-te-bat-on-fed-ngan-ngai-cat-giam-lai-suat/ https://infina.vn/blog/nen-kinh-te-bat-on-fed-ngan-ngai-cat-giam-lai-suat/#respond Fri, 05 Apr 2024 17:30:37 +0000 http://infina.vn/blog/?p=23881 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2024/04/fed-chi-cat-giam-lai-suat-trong-cuoi-nam-2024.jpg

Sau khi ghi nhận các số liệu kinh tế không như mong đợi trong thời gian gần đây, các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thể hiện sự thận trọng với triển vọng chính sách của ngân hàng trung ương này. Các số liệu cụ thể Chủ tịch Fed chi […]

The post Nền kinh tế bất ổn: Fed “ngần ngại” cắt giảm lãi suất appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2024/04/fed-chi-cat-giam-lai-suat-trong-cuoi-nam-2024.jpg

Sau khi ghi nhận các số liệu kinh tế không như mong đợi trong thời gian gần đây, các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thể hiện sự thận trọng với triển vọng chính sách của ngân hàng trung ương này.

Các số liệu cụ thể

Chủ tịch Fed chi nhánh Richmond, ông Thomas Barkin, cho biết ông đang tập trung theo dõi mức độ lạm phát kéo dài ở cả hàng hóa và dịch vụ. Ông lưu ý rằng tốc độ tăng giá chậm hơn cần phải lan rộng hơn trong cả hai nhóm trước khi Fed có thể cắt giảm lãi suất một cách dễ dàng.

Trong cuộc phỏng vấn với báo chí vào ngày 4/4, ông Barkin không tiết lộ thông tin chi tiết về dự đoán triển vọng lãi suất, nhưng nhấn mạnh mối lo ngại của mình về dữ liệu lạm phát gần đây. Ông đặc biệt quan ngại về việc nhiều công ty vẫn duy trì đủ khả năng định giá để giữ cho con số lạm phát cơ bản tăng cao.

Các số liệu cụ thể

Ông chỉ ra rằng trước đại dịch, chỉ có khoảng 25% hàng hóa và dịch vụ tăng giá trên 3%. Nay, có tới 55% hàng hóa và dịch vụ tăng giá trên 3%. Do đó, rất khó để nói rằng Fed đã đạt được tiến triển như kỳ vọng trong việc đưa lạm phát cơ bản trở lại mục tiêu 2%.

Ông cũng nêu rõ rằng các số liệu vào cuối năm 2023 rất tích cực, tạo điều kiện cho Fed thay đổi lập trường nhằm chuẩn bị cho việc cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, lạm phát cao hơn dự kiến trong tháng 1-2/2024 đã làm giảm sự lạc quan đó vào đầu năm.

Ông Austan Goolsbee, Chủ tịch Fed chi nhánh Chicago, cũng chia sẻ quan điểm tương tự. Ông nói rằng trở ngại lớn nhất đối với việc đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% là tăng giá quá mức trong lĩnh vực dịch vụ nhà ở. Theo ông, việc giảm giá thuê cho các hợp đồng thuê mới cần phải xảy ra nhanh hơn tốc độ hiện tại để có thể đưa lạm phát toàn phần trở lại mức 2%.

Chỉ còn cắt giảm 1 lần nữa trong cuối năm 2024

Chỉ còn cắt giảm 1 lần nữa trong cuối năm 2024

Hầu hết các nhà hoạch định chính sách, bao gồm cả ông Goolsbee, hiện đang kỳ vọng ít nhất ba lần cắt giảm lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, ông Raphael Bostic, Chủ tịch Fed chi nhánh Atlanta, cho rằng chỉ có thể có một đợt cắt giảm trong năm nay và dự kiến rằng động thái đó sẽ diễn ra vào quý 4/2024.

Ông Bostic đã thay đổi quan điểm về thời điểm cắt giảm lãi suất trong những tháng gần đây, từ dè dặt về việc cắt giảm quá sớm sang lên tiếng ủng hộ việc bắt đầu thực hiện hạ lãi suất vào mùa Hè. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng các dữ liệu cho thấy Fed cần phải tiếp tục theo dõi và chờ xem tình hình phát triển tiếp như thế nào.

Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis, ông Neel Kashkari, cũng đã đưa ra hai đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay tại cuộc họp vào tháng trước. Tuy nhiên, ông cho biết nếu lạm phát tiếp tục tăng mạnh hơn mong đợi, Fed có thể sẽ giữ lãi suất chính sách chuẩn ở mức 5,25% -5,50% trong một thời gian dài hơn.

Những quyết định về chính sách của Fed tiếp tục được quan sát chặt chẽ trong bối cảnh nền kinh tế và thị trường lao động đang có dấu hiệu phục hồi, song lạm phát vẫn đang là một vấn đề đáng lo ngại.

Nguồn tham khảo: https://www.vietnamplus.vn/gioi-chuc-fed-ngay-cang-than-trong-hon-ve-trien-vong-ha-lai-suat-post938554.vnp

The post Nền kinh tế bất ổn: Fed “ngần ngại” cắt giảm lãi suất appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/nen-kinh-te-bat-on-fed-ngan-ngai-cat-giam-lai-suat/feed/ 0
Lạm phát là gì? Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế https://infina.vn/blog/lam-phat-la-gi/ Fri, 06 Oct 2023 10:50:21 +0000 http://infina.vn/blog/?p=11279 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/lam-phat.jpg

Ở bất kỳ một nền kinh tế, lạm phát là điều mà không nhà quản lý kinh tế nào mong muốn. Nếu kinh tế vĩ mô không ổn định sẽ rất dễ xảy ra nguy cơ lạm phát. Điều này có thể tác động và ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ nền kinh tế […]

The post Lạm phát là gì? Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/lam-phat.jpg

Ở bất kỳ một nền kinh tế, lạm phát là điều mà không nhà quản lý kinh tế nào mong muốn. Nếu kinh tế vĩ mô không ổn định sẽ rất dễ xảy ra nguy cơ lạm phát. Điều này có thể tác động và ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ nền kinh tế của một đất nước. Cụ thể lạm phát là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát? Chính phủ cần làm gì để kiểm soát hiện tượng này? Bài viết này, Infina sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa hoặc dịch vụ theo thời gian và sự mất đi giá trị của một loại tiền tệ của quốc gia.

lạm phát là gì

Trong tiếng anh lạm phát được gọi là Inflation. Khi xảy ra lạm phát, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn do vậy, lạm phát chính là thể hiện sự suy giảm sức mua tính trên một đơn vị tiền tệ.

Ví dụ, nếu đến một thời điểm, giá gói mỳ tôm tăng từ 3.000 đồng lên 5.000 đồng, đồng thời nhiều mặt hàng hóa và dịch vụ khác cũng tăng giá, đây chính là thể hiện sự lạm phát trong nền kinh tế.

Không nhất thiết là mọi hàng hóa đều phải tăng giá theo 1 tỷ lệ mới gọi là lạm phát, chỉ cần khu mức giá trung bình của tất cả mặt hàng đều tăng lên. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là, lạm phát không chỉ sự tăng lên của giá cả mà nó là sự tăng lên liên tục của mức giá hàng hóa.

3 mức độ của lạm phát

Lạm phát được phân loại thành 3 mức độ chính và được nhận biết vào tỷ lệ phần trăm. Cụ thể như sau:

Lạm phát tự nhiên là gì?

Lạm phát tự nhiên có tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn 10%. Lúc này, nền kinh tế hoạt động bình thường, xảy ra ít rủi ro, đời sống nhân dân ổn định. Đây cũng được coi là một mức độ lạm phát trong mức an toàn.

Lạm phát phi mã là gì?

Lạm phát phi mã là mức độ xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng nhanh, tỷ lệ % lạm phát từ 10% đến dưới 1000%. Lạm phát phi mã rất dễ gây ra biến động lớn cho nền kinh tế.

lạm phát là gì

Khi xảy ra lạm phát phi mã, người dân thường có xu hướng tích trữ các loại hàng hóa có giá trị như: vàng bạc, bất động sản hoặc thậm chí cho vay với lãi suất cao hơn.

Siêu lạm phát là gì?

Siêu lạm phát là tình trạng lạm phát tăng rất nhanh, khó có thể kiểm soát bởi tốc độ tăng chóng mặt với tỷ lệ lạm phát trên 1000%. Giá trị của các mặt hàng hóa tăng cao đột biến điều này gây ra hậu quả vô cùng to lớn đến nền kinh tế của một quốc gia và khó có thể khắc phục được ngay và cần rất nhiều thời gian để quay lại về trang thái ban đầu.

Siêu lạm phát sẽ gây ra hậu quả to lớn cho nền kinh tế, khó có thể khắc phục nhưng siêu lạm phát hiếm khi xảy ra.

Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế quốc gia

Không phải cứ xảy ra lạm phát là gây ảnh hưởng xấu tới nên kinh tế nước nhà. Chỉ số lạm phát sẽ có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực cụ thể như sau:

  • Tích cực: Với lạm phát ở mức độ thấp (lạm phát tự nhiên) sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế như: Kích thích tiêu dùng, vay nợ, hoạt động đầu tư, giảm tỷ lệ thất nghiệp,…
  • Tiêu cực: Nếu tỷ lệ lạm phát quá cao, không được duy trì ở mức ổn định sẽ khiến đồng tiền trượt giá điều này khiến giá trị tiền tệ lưu thông trong nước bị sụt giảm. Việc so sánh tiền tệ quốc gia với các nước khác sẽ có những hạn chế đáng kể. Để sinh hoạt cuộc sống cần một khoản tiền lớn để duy trì và phát triển, nếu không đủ sẽ dẫn đến nhiều khó khăn phát sinh.

Công thức tính tỷ lệ lạm phát là gì?

Tỷ lệ lạm phát kỳ hiện tại = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu) * 100

Trong đó: CPI là chỉ số tiêu dùng – phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian.

Các tổ chức kinh tế nhà nước sẽ tiến hành thu thập các dữ liệu kinh tế rồi theo dõi thông qua biến động lên xuống của giá cả hàng hóa và dịch vụ. Mức lạm phát sẽ được thể hiện qua chỉ số về giá cả, trong đó, chỉ số giá cả này là tỷ lệ phần trăm tăng của mức giá trung bình tại thời điểm so sánh với mức giá trung bình của nhóm hàng hóa tương ứng tại thời điểm gốc.

Hiện nay, hầu như tất cả các mặt hàng hóa và dịch vụ đều sử dụng chỉ số CPI để đánh giá mức giá cả. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem xét đến các chỉ số khác như: CLI (chỉ số giá sinh hoạt), PPI (chỉ số giá sản xuất),… Tuy nhiên, CPI là chỉ số phản ánh tốt hơn các chỉ số khác, thể hiện sát tình hình thực tế đời sống sinh hoạt thường nhật của người dân.

Lạm phát lõi là gì?

Lạm phát lõi (Core Inflation) là sự thay đổi giá cả của hàng hóa, dịch vụ trừ đi lương thực và năng lượng. Lạm phát lõi đại diện cho hình ảnh chính xác nhất về xu hướng lạm phát cơ bản. Nói cách khác, lạm phát lõi sẽ đo lường các tác động hoặc áp lực lâu dài, ổn định của cầu đến sự biến động của giá cả.

lạm phát là gì

Ví dụ: Dù giá xăng dầu tăng chóng mặt nhưng đây là mặt hàng thiết yếu, bạn vẫn cần phải đổ xăng để di chuyển. Tương tự với những thực phẩm khi giá cả tăng, bạn vẫn cần phải mua để sinh hoạt hàng ngày.

Lạm phát lõi sẽ được tính bằng chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) và PCE (chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi)

Lạm phát lõi = Thay đổi giá cả của tất cả hàng hóa dịch vụ – thay đổi mức giá của thực phẩm và năng lượng. 

Lạm phát dự kiến là gì?

Lạm phát dự kiến hay còn gọi là expected inflation hoặc expectation of inflation, đây là tỷ lệ lạm phát được các chuyên gia dự kiến sẽ xảy ra trong tương lai (trong một thời điểm nhất định nào đó). Do đó, kỳ vọng về lạm phát được giả định sẽ được hình thành theo nhiều cơ chế khác nhau.

Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lạm phát dự kiến đó là chu kỳ kinh doanh sau và yếu tố lạm phát của quá khứ.

Thuế lạm phát là gì?

Thuế lạm phát (Inflation tax) là một trong những loại thuế quan trọng mà hầu như quốc gia nào cũng có và thuế lạm phát có tính lũy thoái. Hiểu một cách đơn giản, những người có thu nhập thấp hơn sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn.

Ví dụ: Ông X có thu nhập 1 triệu đồng phải đóng thuế là 200.000 đồng trong khi đó bà Y có thu nhập 10 triệu đồng phải đóng thuế là 1 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy ông X sẽ đóng thuế thấp hơn bà Y. Tuy nhiên, trong trường hợp này ông X (có thu nhập thấp hơn chị Y) phải chịu thuế gấp đôi (thay vì 10% thì sẽ là 20%) chị Y do thu nhập cao hơn.

lạm phát là gì

Nguyên nhân gây ra tính lũy thoái của thuế lạm phát là việc tăng giá trong nền kinh tế theo khuynh hướng các mặt hàng thiết yếu của người nghèo thường cao hơn so với những mặt hàng cao cấp (hàng hóa chỉ chiếm một tỷ phần chi tiêu lớn của những người giàu).

Lạm phát điểm là gì?

Ngày nay, ngoài lạm phát hàng hóa, dịch vụ, trong giáo dục còn xảy ra tình trạng lạm phát điểm thi. Mức trung bình điểm thi đỗ đại học của học sinh ngày càng tăng.

Thậm chí, nhiều ngành học còn có mức điểm chuẩn “khủng” là 29 điểm, thậm chí là 30 điểm. Đây là số điểm tuyệt đối, tuy nhiên, nếu không có điểm ưu tiên hoặc các thành tích khác thì thí sinh có đạt 10 điểm/môn vẫn trượt đại học. Do vậy, có thể nói, lạm phát điểm thi cũng gây ra một số hệ lụy cho xã hội.

Ngược với lạm phát là gì?

Ngược với lạm phát hay còn gọi là giảm phát, không chỉ vậy, chúng ta còn có thể gọi lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm là giảm phát.

lạm phát là gì

Giảm phát là tình trạng khi nền kinh tế có hiện tượng suy thoái hoặc đình đốn. Giảm phát cũng gây cho nền kinh tế nhiều hệ lụy bởi nó làm tăng giá trị thật của nợ và làm nền kinh tế trở nên trầm trọng hơn.

Giảm phát có liên quan đến sự giảm cung tiền và tín dụng trong nền kinh tế. Giảm phát sẽ khiến giá tiêu dùng và tài sản giảm dần theo thời gian điều này sẽ kích thích sức mua của người tiêu dùng. Nói đơn giản, bạn có thể mua được nhiều hàng hóa hơn với cùng một số tiền như vậy.

Tuy nhiên, giảm phát tưởng chừng như tốt lại là báo hiệu một cuộc suy thoái kinh tế của quốc giá. Khi các mặt hàng đồng loạt giá giảm, người tiêu dùng sẽ trì hoãn việc mua hàng nhằm hy vọng mức giá sẽ xuống thấp hơn nữa. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến người sản xuất, kinh doanh dẫn đến thất nghiệp tăng cao, chi tiêu chậm. Tóm lại, giảm phát thường đi đôi với sự suy thoái kinh tế rất nghiêm trọng.

Nguyên nhân của lạm phát là gì?

Lạm phát do cầu kéo

Khi thị trường về một mặt hàng nào đó có nhu cầu tăng lên thì sẽ kéo theo giá cả tăng. Đây là lạm phát do cầu kéo, cũng từ việc tăng giá của mặt hàng này sẽ đồng thời kéo theo giá cả của hàng loạt hàng hóa khác tăng theo. Điều này khiến người tiêu dùng phải chi tiêu nhiều hơn mới có thể sử dụng dịch vụ và mua hàng hóa.

Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đầu vào để sản xuất bao gồm: tiền lương, giá nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế, chi phí bảo hiểm,… Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi giá cả của một hoặc vài yếu tố đầu vào tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng theo. Do đó, giá thành sản phẩm cuối cùng cũng sẽ tăng.

Một khi các chi phí đẩy tăng lên, doanh nghiệp phải tăng giá đầu ra để đảm bảo mức lợi nhuận dương, vô tình đẩy mức giá chung của nền kinh tế tăng.

Ví dụ cuộc xung đột chính trị giữa Nga và Ucraina xảy ra khiến giá các loại nông sản như: Lương thực, bông, các loại phân bón, kim loại công nghiệp, sắt thép tăng cao đột ngột.

Lạm phát do cầu thay đổi

Khi giá cả của một mặt hàng tăng giá sẽ kéo theo sự tăng giá của các mặt hàng thay thế. Đây chính là lạm phát do cầu thay đổi. Khi đó sẽ xảy ra lạm phát do hàng hóa thay thế tăng.

Ví dụ: Khi giá dầu có xu hướng tăng cao sẽ dẫn đến giá của cao su nhân tạo cũng tăng theo điều này khiến người tiêu dùng có nhu cầu tăng cao về mặt hàng cao su thiên nhiên khiến mức giá của cao su thiên nhiên tăng vọt xảy ra lạm phát.

Lạm phát do xuất/nhập khẩu

Xuất khẩu: Khi nền kinh tế có tổng cầu > tổng cung, sản phẩm thu gom cho xuất khẩu sẽ làm cho lượng cung ứng trong nước giảm xuống gây ra tổng cung trong nước < tổng cầu => dẫn tới lạm phát. Khi đó giá cả của sản phẩm quốc nội bị thiếu hụt sẽ gia tăng.

Ví dụ: Với nhu cầu sản xuất chip phát triển mạnh mẽ trên thế giới khiến cầu về Phot-pho tăng cao. Việc xuất khẩu Phot-pho tăng cũng kéo theo mức giá Phot-pho trong nước tăng cao.

Nhập khẩu: Khi giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng theo. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ nghiễm nhiên hình thành lên lạm phát.

Ví dụ: Đầu năm 2022, giá than của toàn thế giới tăng gấp 2 lần từ đó khiến cho giá các sản phẩm từ than nhập khẩu cũng tăng mạnh theo.

Lạm phát do chính sách tiền tệ

Là khi lượng tiền đang lưu hành trong nền kinh tế tăng mạnh, trong khi đó tổng sản phẩm sản xuất ra tăng thấp hơn lượng tiền đang lưu hành thì sẽ gây ra lạm phát tăng cao.

Ví dụ: Cung tiền của nền kinh tế Việt Nam năm 2009 – 2010 tăng 30% – 40%, trong khi đó, GDP mỗi năm chỉ tăng từ 5% – 7% điều này khiến cho lạm phát kinh tế năm 2011 tăng phi mã tới xấp xỉ 20%.

Làm thế nào để kiểm soát lạm phát?

Để kiểm soát lạm phát, chính phủ có thể thực hiện một trong các phương án dưới đây:

  • Giảm bớt lượng tiền đang lưu hành như: Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nâng lãi suất chiết khấu và lãi suất tiền gửi hoặc giảm chi ngân sách,…
  • Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng bằng cách khuyến khích tự do mậu dịch hoặc giảm thuế,…)
  • Thực hiện vay viện trợ từ nước ngoài.
  • Sử dụng biện pháp kinh tế, cải cách tiền tệ.

Tổng kết

Bài viết trên đã giới thiệu lạm phát là gì cùng các nguyên nhân gây ra lạm phát. Lạm phát là 1 hiện tượng kinh tế mà chính phủ các nước đều mong muốn kìm hãm, không để vượt mức không thể kiểm soát.

Xem thêm:

The post Lạm phát là gì? Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế appeared first on Infina Blog.

]]>
Đã đến lúc đầu tư vào chứng khoán Việt Nam chưa? Khi thị trường định giá rẻ và tăng trưởng tốt theo từng năm https://infina.vn/blog/da-den-luc-dau-tu-chung-khoan-viet-nam-chua/ Wed, 08 Jun 2022 07:53:44 +0000 http://infina.vn/blog/?p=8179 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/06/chung-khoan-viet-nam-tot.jpg

VN-Index giảm hơn 10% tính tới thời điểm hiện tại của năm 2022, và đây chính là “thời điểm chín muồi để cân nhắc đầu tư tại Việt Nam”, theo chia sẻ của một giám đốc đầu tư. Chốt phiên giao dịch 6/6, VN-Index giảm gần 14% kể từ đầu năm 2022. Trước đó, chứng […]

The post Đã đến lúc đầu tư vào chứng khoán Việt Nam chưa? Khi thị trường định giá rẻ và tăng trưởng tốt theo từng năm appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/06/chung-khoan-viet-nam-tot.jpg

VN-Index giảm hơn 10% tính tới thời điểm hiện tại của năm 2022, và đây chính là “thời điểm chín muồi để cân nhắc đầu tư tại Việt Nam”, theo chia sẻ của một giám đốc đầu tư.

Chốt phiên giao dịch 6/6, VN-Index giảm gần 14% kể từ đầu năm 2022. Trước đó, chứng khoán Việt Nam đã có hai năm tăng trưởng vượt bậc dù mây đen dịch bệnh phủ bóng toàn cầu. Vậy tình hình chứng khoán Việt Nam hiện tại như nào nhỉ? Cùng Infina tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tình hình chứng khoán Việt Nam

Xu hướng giảm điểm gần đây của chứng khoán Việt Nam khá tương đồng với diễn biến chung của nhiều thị trường chứng khoán toàn cầu, trong bối cảnh nhà đầu tư tái định vị danh mục đầu tư trước rủi ro suy thoái và môi trường lãi suất cao.

chứng khoán việt nam
Đầu tư chứng khoán vẫn ổn cho dù đang còn trong thời kỳ dịch bệnh Covid

Dragon Capital, một quỹ đầu tư hoạt động tại thị trường Việt Nam với tổng giá trị tài sản lên tới 7 tỷ USD, cho biết định giá cổ phiếu tại Việt Nam hiện tại tương đối rẻ và tỷ suất lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) được dự báo sẽ tăng trưởng trên 20% trong năm 2022.

Lĩnh vực ngân hàng và bán lẻ có sức hấp dẫn lớn, theo bà Ngô Thanh Thảo, Giám đốc đầu tư Dragon Capital.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng có tiềm năng tăng trưởng lớn trong bối cảnh hơn một nửa dân số Việt Nam vẫn chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ ngân hàng. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu bán lẻ được dự báo sẽ hồi phục mạnh nhờ vào xu hướng gia tăng nhu cầu sau đại dịch Covid-19, bà giải thích.

“Chiến lược đầu tư của chúng tôi là mang lại tăng trưởng dài hạn cho nhà đầu tư”, bà Thảo chia sẻ trong chuyên mục “Squawk Box Asia” của CNBC.

“Chúng tôi quan tâm tới ba xu hướng chính ở thời điểm hiện tại: Quá trình đô thị hóa, sự hình thành tầng lớp trung lưu và tiêu dùng nội địa”, bà nói.

Triển vọng tích cực

Bà Thảo đưa ra một vài điểm lý giải tại sao chứng khoán Việt Nam là một kênh đầu tư hiệu quả.

Việt Nam luôn là điểm sáng tăng trưởng GDP trong khu vực, và Dragon Capital nhận thấy dự địa tăng trưởng của quốc gia này vẫn rất lớn. Trong năm 2020, tăng trưởng kinh tế Việt Nam thậm chí vượt Trung Quốc và không ghi nhận bất cứ quý tăng trưởng âm nào.

Ổn định chính trị và chính sách kinh tế vĩ mô hiệu quả, bên cạnh một số yếu tố khác như tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu nhanh, giúp tạo ra một “nền tảng vững chắc” để quốc gia này đạt tăng trưởng 6-7% trong năm nay, bà Thảo nhận định.

“Năm nay, Chính phủ Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP 7%, và trong quý đầu tiên, nền kinh tế Đông Nam Á này tăng trưởng 5%. Việt Nam đang đi đúng hướng nhằm hiện thực hóa mục tiêu đó”, bà bổ sung.

Trong khi lạm phát đang là mối lo lớn tại một số quốc gia như Mỹ và Anh, Việt Nam lại đang kiểm soát rất tốt vấn đề này.

Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam tăng bình quân 2,1% trong 4 tháng đầu năm 2022, và Dragon Capital nhận định lạm phát cả năm của quốc gia này giao động ở ngưỡng từ 4-5%.

“Chúng tôi cho rằng chính phủ sẽ nỗ lực hết mình để giữ ổn định giá cả”, bà chia sẻ.

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

tải app infina
Tải Infina ngay tại đây!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Đã đến lúc đầu tư vào chứng khoán Việt Nam chưa? Khi thị trường định giá rẻ và tăng trưởng tốt theo từng năm appeared first on Infina Blog.

]]>
Các thuật ngữ về kinh tế giúp bạn chinh chiến an toàn hơn trên thị trường chứng khoán https://infina.vn/blog/cac-thuat-ngu-kinh-te-giup-ban-tot-hon-tren-thi-truong/ Fri, 27 May 2022 10:02:26 +0000 http://infina.vn/blog/?p=7741 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/05/thuat-ngu-kinh-te.jpg

Kinh tế là một chủ đề khi mới bắt đầu tìm hiểu gây khá nhiều khó khăn cho các bạn mới. Dưới đây là công việc mà Infina thấy cần thiết nhất mà các bạn phải biết để có thể tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này. Đó là các thuật ngữ trong kinh […]

The post Các thuật ngữ về kinh tế giúp bạn chinh chiến an toàn hơn trên thị trường chứng khoán appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/05/thuat-ngu-kinh-te.jpg

Kinh tế là một chủ đề khi mới bắt đầu tìm hiểu gây khá nhiều khó khăn cho các bạn mới. Dưới đây là công việc mà Infina thấy cần thiết nhất mà các bạn phải biết để có thể tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này. Đó là các thuật ngữ trong kinh tế. Cùng Infina tìm hiểu các khái niệm quan trọng cần phải biết này nhé.

Thuật ngữ ngành kinh tế nghĩa là gì?

Thuật ngữ: những từ ngữ biểu thị một khái niệm mang tính khoa học và nghiên cứu. Thuật ngữ ngành kinh tế là các từ ngữ chuyên môn dùng để biểu thị một khái niệm riêng biệt trong ngành kinh tế. Giá trị của nó chứa đựng một lượng thông tin nhất định

Vai trò của thuật ngữ khá quan trọng và trong kinh tế lại càng quan trọng hơn. Các bạn có thể hiểu được những nhận định, phân tích, ý nghĩa của một nội dung, hiểu những người cùng chuyên ngành thảo luận gì và tăng sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực mình đang hoạt động

Các thuật ngữ trong kinh tế thường dùng

Dưới đây là các thuật ngữ viết tắt trong kinh tế, các từ tiếng anh trong kinh tế thường sử dụng bạn có thể tham khảo:

Balance of trade

thuật ngữ kinh tế

Balance of trade chính là cán cân thương mại. Thuật ngữ này chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Nếu giá trị nhập khẩu cao hơn xuất khẩu ta gọi tình trạng này là thâm hụt thương mại, và ngược lại nếu nhập khẩu thấp hơn xuất khẩu thặng dư mậu dịch.

Barter

Thuật ngữ barter chỉ một nền kinh tế trao đổi hiện vật, nơi mà các hoạt động buôn bán không cần dùng tiền. Sự việc này thường xảy ra ở các quốc gia có giá trị đồng tiền không hấp dẫn thì họ sẽ chuyển sang việc mậu dịch hàng hóa.

Appreciation

Appreciation việc giá trị tài sản tăng theo thời gian. Sự gia tăng này gắn liền với việc cung giảm, cầu tăng và là kết quả của một vài thay đổi trong lãi suất hoặc lạm phát. Ngược lại với sự giảm giá trị theo thời gian.

App chứng khoán cho người mới bắt đầu

Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Bond 

Bond là trái phiếu, đơn giản dễ hiểu là một chứng nhận do tổ chức hoặc quốc gia phát hành nhằm mục đích huy động vốn/vay tiền. Lãi suất của trái phiếu sẽ biến động và phù hợp với lãi suất theo thị trường

Market share

thuật ngữ ngành kinh tế thị phần

Market share (thị phần) là một thuật ngữ chỉ tổng doanh số của 1 sản phẩm. Lợi nhuận và giá cả sẽ dễ kiểm soát hơn nếu thị phần càng tăng.

Inflation

Inflation có nghĩa là lạm phát. Đây là hiện tượng khi có quá nhiều tiền tệ lưu thông trên thị trường dẫn đến hàng hóa tăng giá.

Short sale 

bán khống là gì

Short sale hay còn gọi là bán khống, chỉ một nghiệp vụ kiếm lợi nhuận từ giá khi giá sản phẩm giảm.

Venture capital

Venture capital được gọi là phần vốn mạo hiểm. đây là khoản tài chính cho việc bắt đầu một doanh nghiệp mới và đương nhiên đi kèm với rủi ro. Một doanh nghiệp lớn thường dùng phần vốn này để đầu tư vào các công ty khác đổi lại việc sở hữu cổ phần.

Currency devaluation

thuật ngữ kinh tế

Currency devaluation (phá giá tiền tệ) đây là một chính sách nhằm giảm giá trị của đồng tiền. Đối với một quốc gia khi chủ động sử dụng chính sách này, hàng hóa xuất khẩu sẽ tăng sản lượng giảm giá và hàng hóa nội địa sẽ tăng tính cạnh tranh hơn do hàng hóa nhập khẩu đắt hơn.

Dividend

Dividend là cổ tức, được hiểu là phần lợi tức chi trả cho các cổ đông sở hữu cổ phiếu của một công ty. Trong trường hợp kinh doanh không có lãi, công ty có thể sử dụng khoản lãi từ khoản thời gian đó cho việc thanh toán cổ tức.

Equity 

Equity hay còn gọi là vốn, là thuật ngữ trong tài chính doanh nghiệp. Equity thể hiện nguồn vốn ban đầu và tài sản ròng của doanh nghiệp. Phần vốn này hình thành từ nhiều loại như hiện vật, tiền, chứng khoán và lợi nhuận kinh doanh.

Tổng kết

Vậy là Infina đã gửi đến đọc giả các thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế thường sử dụng nhất. Nếu các bạn có thắc mắc về một thuật ngữ mà chưa được kể đến trong bài viết hãy bình luận bên dưới và Infina sẽ giải đáp trong thời gian ngắn nhất.

Xem thêm: Các thuật ngữ chứng khoán cơ bản phải biểt

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Các thuật ngữ về kinh tế giúp bạn chinh chiến an toàn hơn trên thị trường chứng khoán appeared first on Infina Blog.

]]>