Game NFT trong những năm trở lại đây đang trở thành một phong trào cực kì hot trong cộng đồng. Khi đề cập đến game NFT, mọi người đều nói: ”còn gì hơn khi vừa chơi game giải trí vừa có thể kiếm được tiền”. Vậy game NFT là gì? Cùng Infina tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nội dung chính
Game NFT là gì?
Game NFT là trò chơi được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain (chuỗi khối) được mã hóa dưới dạng NFT. Trong Game NFT, sẽ có một NFT Token của riêng game NFT đó. Nếu bạn gặp khó khăn với việc định nghĩa NFT Token của game NFT là gì thì bạn có thể hiểu, mỗi game NFT như 1 thị trường và NFT Token như một tài sản mà chúng ta dùng để trao đổi và giao dịch trong thị trường đó.
Với game NFT, tất cả các vật phẩm trong game (NFT Token) người chơi sẽ là người chính thức sở hữu mà không phải phụ thuộc vào nhà phát hành của game. Người chơi sẽ lưu giữ các NFT này trong loại ví blockchain tương ứng.
Nhà phát triển game tạo ra các hợp đồng thông minh để làm nên quy tắc mà các NFT được sử dụng. Hợp đồng thông minh là các đoạn code tự thực thi và được lưu trữ trên một blockchain. Thế nên các NFT Token của ”game NFT” đặc biệt hơn các ”tài sản NFT” thông thường mà bạn chỉ sưu tầm và lưu giữ trên ví thông thường.
Game NFT làm mưa làm gió đầu tiên trên thế giới
Giữa năm 2017, khi game NFT CryptoKitties (game nuôi mèo ảo) gây sốc trong cộng đồng khi mà một người chơi sở hữu chú mèo tên Dragan đã từng bán và thu được khoảng gần 2 triệu USD.
Như giải thích phía trên, trong game CryptoKitties, các chú mèo mà bạn sở hữu chính là các NFT, các NFT tồn tại kèm với các quy tắc của hợp đồng chính. Trong đó, nổi tiếng nhất là hợp đồng geneScience, hợp đồng này xác định cơ chế tạo ra các chú mèo mới một cách ngẫu nhiên dựa trên sự kết hợp gen của 2 chú mèo bố mẹ.
Top game NFT giúp bạn kiếm tiền năm 2022
Decentraland (MANA)
Vốn hóa thị trường: 6 tỷ USD
Đây là một game NFT được ra mắt vào năm 2017 vận hành trên nền tảng của Ethereum.
Nơi đây như một xã hội thu nhỏ, bạn có thể tạo dựng một nhân vật đại diện và “khởi nghiệp”. Trò chơi này có lối chơi giống với the Sim nhưng khác ở chỗ là chính chúng ta sẽ sở hữu đất đai, tài sản… và được quyền làm bất cứ điều gì với chúng.
Axie Infinity (AXS)
Vốn hóa thị trường: 5,8 tỷ USD
Axie Infinity là game NFT được phát triển bởi chính người Việt Nam. Trong trò chơi, người chơi sẽ thu thập và nuôi dưỡng các sinh vật ảo tên là Axie. Mọi người có thể làm nhiệm vụ để kiếm thêm token và bán ra để lấy tiền.
Có thể nói, đây là NFT game mở đầu trào lưu play to earn.
Sandbox (SAND)
Vốn hóa thị trường: 5,23 tỷ USD
Hạt nhân thế giới Sandbox là Token SAND. Token của Sandbox có khá nhiều tính năng, người chơi có thể tạo ra tài sản NFT của mình, chuyển tài sản lên sàn Marketplace và có thể tích hợp vào các trò chơi với các Game Maker khác.
Trên Sandbox, bạn có thể có được “land”, nhiều “land” tạo ra 1 “estate”. Bạn có thể hiểu là từng mẫu đất nhỏ sẽ tạo ra một mẫu bất động sản lớn.
Đa số ở 3 tựa game NFT này, người chơi thường kiếm tiền nhiều nhất bằng cách giao dịch các vật phẩm NFT và giao dịch các NFT Token của các game đó.
Xu hướng Play to Earn trở lại mạnh mẽ khi kết hợp với các Game NFT
Tổng vốn hóa của thị trường NFT tăng từ 338 triệu USD từ cuối năm 2020 tới mốc 22 tỷ USD vào năm 2021. Dự báo sẽ tăng lên 200 tỷ USD vào năm 2023. Một tốc độ tăng khủng khiếp.
Xu hướng này có nghĩa là bạn vừa chơi cũng có thể kiếm được tiền. Và nó càng đúng hơn khi áp dụng vào các Game NFT.
Các Game NFT đa số đều có các hình thức kiếm tiền chung
- Làm nhiệm vụ và thu hoạch các NFT Token trong quá trình chơi game.
- Staking (bạn có thể hiểu như việc gửi tiết kiệm).
- Giao dịch tài sản NFT P2P.
- Đầu tư vào Token NFT của game.
Rủi ro khi game NFT ngừng hoạt động
Khi game NFT ngừng hoạt động, các tài sản NFT sẽ vẫn còn tồn tại trên chuỗi khối (block chain), nhưng nó đã trở thành một tài sản vô giá trị. Khi 1 thị trường không còn ai duy trì và không còn ai tham gia giao dịch, tài sản đó sẽ vô giá trị.
Ví dụ năm 2019, Animoca Band phát hành game F1 Delta Time. Bạn sẽ đua xe trên những chiếc xe đua F1 bằng NFT. Có thời điểm, một chiếc xe được bán với giá 288.000 USD được dùng để ủng hộ cho việc chống cháy rừng ở Úc.
Và sau 3 năm, khi giấy phép sử dụng thương hiệu F1 hết hạn, Animoca Band phải đóng của trò chơi và với các game thủ đã đầu tư hàng nghìn thậm chí là chục nghìn USD bị đặt vào 1 vị thế cực kỳ khó khăn.
Animoca Brands đã có những giải pháp đền bù cho cộng đồng game thủ nhưng đương nhiên không bao giờ bằng được giá trị nếu game vẫn còn duy trì.
Nói ngắn gọn, NFT game có thể là một mảnh đất màu mỡ nhưng vẫn còn chưa phải là một khoản đầu tư chắc chắn.
Tổng kết
Thế giới đang ở một giao điểm là bước chuyển mình của Công nghệ. Tiền ảo và NFT có trở thành xu hướng của tương lai hay không? Việc tìm hiểu trước các khái niệm cơ bản như NFT và game NFT là gì cũng có thể giúp ích rất nhiều trong tương lai.
Bạn đã chơi game NFT để kiếm tiền bao giờ chưa? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm: