Chi phí cơ hội là gì? Sẽ như thế nào nếu như bạn bỏ lỡ mất chi phí cơ hội?

chi phí cơ hội
3.4/5 - (8 votes)

Chi phí cơ hội là một vấn đề thường bị mọi người bỏ quên trong việc xem xét và đưa ra các quyết định lựa chọn. Trong kinh doanh đầu tư, bản chất chi phí cơ hội đề cập đến các chi phí ẩn liên quan đến một hành động không được thực hiện. Để hiểu rõ hơn đặc điểm và việc ứng dụng chi phí cơ hội trong thực tế diễn ra như thế nào? Hãy để Infina chia sẻ thông tin này đến bạn đọc qua bài viết dưới đây nhé.

Chi phí cơ hội là gì?

Chi phí cơ hội (OC – Opportunity Cost) được hiểu là lợi ích mất đi của sự lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ lỡ. Hầu hết trong mọi quyết định của con người đều có loại chi phí này, bởi khi chọn quyết định đó, bạn sẽ phải bỏ qua một lựa chọn khác.

chi phí cơ hội

Chi phí này được xác định dựa trên những nguồn lực khan hiếm. Bạn bắt buộc phải lựa chọn cái này và bỏ phương án khác. Trong đó, đây là chi phí thể hiện phần giá trị của một phương án đã bị bỏ qua và đó là phương án tốt nhất. Phần giá trị này không nhất định phải là giá trị về mặt kinh tế mà nó còn là các giá trị về tinh thần, văn hóa,…

Công thức tính chi phí cơ hội

OC = FO – CO

Trong đó:

  • OC (Opportunity Cost): Chi phí cơ hội.
  • FO (Return On Best Foregone Option): Lợi nhuận của lựa chọn hấp dẫn nhất.
  • CO (Return On Chosen Option): Lợi nhuận của phương án được lựa chọn.

chi phí cơ hội

Minh họa công thức chi phí cơ hội, ví dụ:

Nhà đầu tư X có 100.000 USD muốn đầu tư, ông có 2 sự lựa chọn:

  1. Sử dụng tiền đầu tư chứng khoán, lợi nhuận ước tính khoảng 14% mỗi năm, suy ra ông X có thể thu về 14.000 USD.
  2. Sử dụng tiền đầu tư trang biết bị sản xuất mới, lợi nhuận ước tính 10% tức khoảng 10.000 USD nhờ mua mới tài sản cố định.

Giả sử, ông X lựa chọn đầu tư vào phương án 2. Vậy, ta có OC của ông X được tính như sau: OC = FO – CO = 14.000 – 10.000 = 4.000 (USD).

Ưu điểm và nhược điểm

Mỗi phương pháp sử dụng trong việc xem xét và phân tích các quyết định đều có những ưu và nhược điểm và chi phí này cũng không ngoại lệ.

Ưu điểm

  • Nhận thức cơ hội bị mất: Chi phí cơ hội giúp con người phải cân nhắc các giá trị thực tế trong mỗi phương án. Điều này sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn và sáng suốt. Đặc biệt có được nhiều lợi ích hơn.
  • So sánh giá trị tương đối của các lựa chọn: Khi tính toán chi phí sẽ giúp bạn dễ dàng so sánh lợi ích của các phương án có thể mang lại cho bạn.

chi phí cơ hội

Ví dụ: Bạn có 8 triệu đồng và phân vân không biết nên chọn đầu tư chứng khoán hay gửi tiết kiệm ngân hàng, bạn cần phải xem xét và cân nhắc kỹ giá trị của cả 2 phương án, xác định chi phí cơ hội, từ đó mới đưa ra quyết định cuối cùng.

Nhược điểm

  • Về mặt thời gian: Để xác định được chi phí cơ hội, bạn cần có thời gian để tìm kiếm thông tin, nghiên cứu các khía cạnh của các lựa chọn, so sánh những vấn đề khác nhau. Trong trường hợp, bạn buộc phải đưa ra quyết định nhanh chóng thì không thể ứng dụng xác định chi phí này.
  • Khó xác định các chi phí kế toán: Đây là chi phí định lượng xảy ra trong tương lai, khó có thể xác định về mặt kế toán. Vì vậy, chi phí này sẽ không được đưa vào bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp.

chi phí cơ hội

Ví dụ về chi phí cơ hội trong thực tế

Ví dụ về chi phí cơ hội trong cuộc sống rất nhiều, điển hình là câu chuyện tính chi phí cơ hội của việc học đại học. Thay vì lựa chọn học đại học, bạn chọn làm công nhân với mức lương 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu không học đại học, bạn sẽ không có những kiến thức chuyên ngành, không có logic trong việc xử lý và giải quyết các vấn đề. Ngoài ra, không học đại học, bạn sẽ bị bỏ lỡ các cơ hội vui chơi, giải trí, mở rộng các mối quan hệ.

Giả sử chi phí bỏ ra trong 4 năm đại học là 300 triệu đồng, sau khi ra trường, bạn có kiến thức chuyên ngành và kiếm được một công việc với mức thu nhập 18 triệu đồng/tháng. Suy ra sau 10 năm, bạn sẽ kiếm được: 18 triệu đồng * 12 tháng * 10 năm = 2160 triệu đồng – 300 triệu đồng (chi phí bỏ ra 4 năm đại học) = 1860 triệu đồng.

chi phí cơ hội

Với mức lương công nhân trung bình 8 triệu đồng/tháng, sau 14 năm bạn sẽ kiếm được: 8 triệu đồng * 12 tháng * 14 năm = 1344 triệu đồng. Từ đó, OC của việc học đại học = 1860 – 1344 = 516 triệu đồng.

Làm cách nào để nắm bắt cơ hội trong cuộc sống?

Việc xác định chi phí này cho mọi phương án là điều không phải ai cũng thực hiện được. Vì vậy, muốn nắm bắt mọi cơ hội trong cuộc sống, chúng ta cần có những bí quyết sau:

Cân nhắc kỹ lưỡng mọi vấn đề

Trong cuộc sống, ai trong chúng ta cũng phải đối mặt với việc phải đưa ra các quyết định để lựa chọn. Khi đó, bạn cần phải tỉnh táo để cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng mọi khía cạnh của vấn đề. Bạn cần phải tính toán chi phí xem có phù hợp với điều kiện hiện tại của mình hay không? Từ đó đưa ra quyết định giải quyết vấn đề.

Hiểu rõ mục tiêu của bản thân

Hiểu rõ mục tiêu mà bản thân đặt ra là điều rất quan trọng. Để nắm bắt được các cơ hội trong cuộc sống, bạn cần xác định rõ mục tiêu của bản thân, bởi mục tiêu sẽ là ngọn đèn giúp bạn nắm bắt mọi cơ hội ngay lập tức. Nếu không hiểu rõ bản thân muốn gì, bạn sẽ bị mắc kẹt trong mọi vấn đề và phân vân lưỡng lự khiến cơ hội sẽ bị vụt mất.

Việc đưa ra quyết định thông minh để tránh việc tăng chi phí trong tương lai. Bạn cần phải đánh giá xem lựa chọn của bạn có phù hợp với quy luật chi phí cơ hội tăng dần hay không? Trong đó quy luật chi phí cơ hội tăng dần biểu thị việc tăng thêm nguồn lực hạn chế vào một hoạt động, chi phí cơ hội cũng sẽ tăng theo mỗi đơn vị nguồn lực được thêm vào.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin mà Infina muốn chia sẻ với người đọc. Mọi nguồn lực đều là hữu hạn, vì vậy bạn cần nắm chắc cách tính chi phi cơ hội để đưa ra những quyết định thông minh và không bỏ lỡ những lợi ích đáng tiếc. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

1 COMMENT

Comments are closed.