Trong lĩnh vực sản xuất may mặc và chăn ga gối đệm ở Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến doanh nghiệp chiếm thị phần rất lớn là Công ty Cổ phần May Sông Hồng. Gần đây, Trung Quốc mở cửa trở lại khiến cho công ty May Sông Hồng có thể dễ dàng nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, giá cổ phiếu MSH lại có dấu hiệu giảm nhẹ. Vậy, nhà đầu tư có nên mua cổ phiếu MSH không? Hãy cùng Infina đánh giá tiềm năng của cổ phiếu MSH dưới bài viết này nhé.
Nội dung chính
Khái quát về CTCP May Sông Hồng
CTCP May Sông Hồng được thành lập vào tháng 7/1998 với tiền thân là xí nghiệp may của nhà nước (Xí nghiệp May 1/7). Đến năm 1993, xí nghiệp chính thức được đổi tên thành Công ty May Sông Hồng, đây cũng chính là bước ngoặt giúp May Sông Hồng có những bước phát triển nhanh chóng.
Năm 2001, công ty đã có 3 xưởng may với khoảng 1.500 công nhân lao động. Năm 2004, số xưởng may tăng thành 6, theo đó, số công nhân lao động cũng tăng lên thành 3.600 người. Hơn thế nữa, cũng trong năm 2004, May Sông Hồng chính thức tiến hành cổ phần hóa, đổi tên thành CTCP May Sông Hồng.
Đặc biệt, năm 2006, May Sông Hồng đã thành lập 1 chi nhánh tại Hồng Kong. Khoảng thời gian sau đó, công ty phát triển rất nhanh, nhiều nhà xưởng may mới được xây dựng. Tính đến nay, May Sông Hồng có khoảng hơn 20 xưởng sản xuất, tập trung tại khu vực Nam Định.
Sau nhiều năm phát triển, May Sông Hồng đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường Việt Nam. Các sản phẩm của May Sông Hồng đều có chất lượng tốt, đa dạng, phong phú phù hợp với nhiều nhóm người tiêu dùng.
Thông tin chung về cổ phiếu May Sông Hồng
Tháng 11/2008, CTCP May Sông Hồng chính thức niêm yết cổ phiếu MSH với số vốn điều lệ khoảng 476.28 tỷ đồng. Hiện tại, thông tin tài chính về mã MSH như sau:
- Sàn giao dịch: HoSE
- KLCP đang niêm yết: 75.014.100 cổ phiếu.
- Giá tham chiếu (nghìn đồng): 33.1
- EPS cơ bản (nghìn đồng): 5.52
- P/E : 6.64
- Vốn hóa thị trường (tỷ đồng): 2.745,52
Lịch sử trả cổ tức thường và tăng vốn của May Sông Hồng cụ thể như sau:
- Ngày 11/12/2018, quyết định trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ là 40%.
- Ngày 17/4/2019, phát hành cho CBCNV 2.381.400 cổ phiếu.
- Ngày 11/12/2019, quyết định trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ là 45%.
- Ngày 9/12/2021, tiếp tục trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ là 45%.
- Ngày 7/6/2022, quyết định trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ là 2:1.
App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu
Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.
Đánh giá tiềm năng của mã MSH
Lịch sử giá cổ phiếu MSH
Sau khi phát hành trên thị trường vào năm 2018, có thể nói, giá cổ phiếu May Sông Hồng luôn ở mức cao nhất thị trường. Tuy giá MSH có biến động liên tục nhưng mức giá luôn dao động trên mức 45.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó, mức giá cao nhất là vào ngày 8/8/2019 đạt mức 65.110 đồng/cổ phiếu.
Song, đến tháng 11/2019, giá MSH có xu hướng giảm dần, rơi xuống mức giá là 23.600 đồng/cổ phiếu vào ngày 1/4/2020. Trong những tháng còn lại của năm 2020, giá MSH có tăng nhẹ trở lại nhưng không bật tăng mạnh như giai đoạn trước đó, dao động ở mức từ 30.000 đồng – 35.000 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, đến năm 2021, giá MSH bật tăng mạnh, đây có thể nói là thời kỳ huy hoàng của May Sông Hồng. Từ tháng 9/2021, MSH có mức giá trên 80.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó, đỉnh điểm vào tháng 11/2021, MSH có giá 97.580 đồng/cổ phiếu.
Tháng 4/2022, phát triển từ cuối năm 2021, giá cổ phiếu MSH tiếp tục tăng, đạt mức 100.770 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, ngay sau đó, MSH phải đối mặt với xu hướng giảm chung của thị trường chứng khoán. Vào tháng 6/2022, giá MSH là 56.400 đồng/cổ phiếu, hiện tại quay trở về mức 30.900 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu MSH có gì nổi bật để thu hút NĐT?
Đối với doanh nghiệp MSH cổ phiếu luôn thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư, cho dù giá cổ phiếu có lên hay xuống. May Sông Hồng có thể mạnh về ngành dệt may, không chỉ vậy, đây còn là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất nước ta. Do vậy, MSH luôn có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Ngoài ra, ngành dệt may Việt Nam còn rất nhiều cơ hội phát triển. Thể hiện ngay như trong năm 2021, khi các ngành khác đều bị ảnh hưởng tiêu cực thì kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may vẫn tăng cao (tăng 11.2% so với năm 2020), ước tỉnh khoảng 39 tỷ USD. Đây cũng là một yếu tố khiến giá MSH tăng tới 120%, lọt top những cổ phiếu có giá 100.000 đồng/cổ phiếu.
Xem thêm: TOP 5 cổ phiếu ngành dệt may tốt nhất, tiềm năng nhất sàn chứng khoán Việt Nam
Nhận định cổ phiếu MSH
Tiềm năng sinh lời
Trong những tháng cuối năm 2022, hứa hẹn đây là sẽ khoảng thời gian tăng trưởng mạnh mẽ của toàn ngành dệt may. Bởi do lợi thế tích cực khi Việt Nam ký kết nhiều hiệp định thương mại như CPTPP, EVFTA,… Đây cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh việc sản xuất, đáp ứng nhu cầu cả trong và ngoài nước.
Dự đoán, cuối năm 2022, giá sợi bông sẽ giảm hơn. Theo đó, May Sông Hồng đã có triển khai hoạt động cho nhà máy SH10. Dự kiến sẽ tăng 20% công suất. Hơn thế nữa, May Sông Hồng nhận nhiều đơn hàng, điều này cho thấy tình hình kinh doanh sẽ có khả quan vào thời điểm cuối năm.
Rủi ro kinh doanh
Bên cạnh những điểm tích cực thì May Sông Hồng còn phải đối mặt với một số rủi ro kinh doanh. Khi ký hiệp định thương mại, bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi và thích ứng kịp thời. Không những vậy, thị trường quốc tế vẫn diễn biến phức tạp do xung đột Nga – Ukraine. Do đó, chi phí nguyên liệu đầu vào, tắc nghẽn logistics cũng như chi phí vận chuyển sẽ tăng cao.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ những nhận định về cổ phiếu MSH. Xét thấy, cổ phiếu MSH có tiềm năng phát triển trong tương lai. Do vậy, nhà đầu tư có thể lựa chọn mua hoặc gia tăng tỷ trọng MSH. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có những phi vụ đầu tư thành công.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm: