Sau dịch Covid-19, ngành vận tải biển hoạt động trở lại, giá cước vận tải biển tăng mạnh. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển phục hồi nhanh chóng. Đặc biệt phải kể đến sự tăng trưởng mạnh của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An, mã cổ phiếu HAH đã tăng gấp 9 lần so với khoảng thời gian trước đó. Liệu trong những tháng cuối năm 2022, NĐT có nên chọn mã HAH để đầu tư dài hạn không? Hãy cùng theo dõi bài viết phân tích dưới đây của Infina nhé.
Nội dung chính
Tổng quan về CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An
CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An được thành lập từ tháng 5/2009 với tiền thân là Công ty TNHH Vận tải và Xếp dỡ Hải An. Công ty vận tải Hải An được hình thành trên cơ sở góp vốn của 4 thành viên bao gồm CTCP Cung ứng và Dịch vụ kỹ thuật Hàng Hải, CTCP Hàng Hải Hà Nội, CTCP Đóng mới và sửa chữa tàu Hải An và cuối cùng là CTCP Hải Minh.
Sau nhiều lần tăng vốn điều lệ, đến tháng 4/2013, công ty chính thức đạt được chứng nhận ISO 9001 – 2008. Sau đó, đến tháng 9/2013, Hải An bắt đầu nhận cung cấp các dịch vụ vận tải Container nội địa trên tuyến đường Hải Phòng – Hồ Chí Minh – Hải Phòng.
Tháng 10/2014, vận tải Hải An tiếp nhận thêm tàu Container thứ hai MV Haian Song tại Singrapore và đi vào hoạt động trên tuyến đường Hồ Chí Minh – Hải Phòng. Tính đến năm 2021, công ty Hải An đã có tới 8 chiếc tàu Container, khai thác vận hành trên nhiều địa điểm khác nhau.
Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty Hải An:
- Các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy.
- Vận tải hành khách đường bộ cả nội và ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt).
- Hoạt động vận tải hành khách ven biển và viễn dương.
- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa (trừ kinh doanh BĐS).
- Hoạt động bốc xếp hàng hóa.
Thông tin về cổ phiếu HAH
Lịch sử giá của mã cổ phiếu HAH
Ngày 21/1/2015, CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An được niêm yết cổ phiếu HAH trên sàn chứng khoán HoSE. Đến tháng 3/2015, công ty chính thức thực hiện các giao dịch đầu tiên.
Sau thời điểm phát hành, giá cổ phiếu HAH luôn dao động ở mức thấp chỉ từ 10.000 đồng – 20.000 đồng/cổ phiếu (từ năm 2015 đến tháng 1/2021). Tuy nhiên, từ đầu tháng 2/2021, giá HAH bất ngờ tăng cao và tạo độ dốc lớn, đặc biệt hơn là giá HAH tăng gấp 9 lần so với khoảng thời gian trước đó. Đây là con số ấn tượng khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi bất ngờ. Để đạt được điều này, công ty Hải An đã đưa ra rất nhiều chiến lược kinh doanh mới để thúc đẩy tăng trưởng của hoạt động kinh doanh.
Vào ngày 17/11/2021, HAH đã lập đỉnh tại mức giá cao nhất là 75.700 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, trước đó 1 năm, cụ thể vào ngày 23/3/2020, giá HAH đã từng tụt mạnh chỉ ở mức 7.300 đồng/cổ phiếu.
Tính đến tháng 6/2022, giá HAH vẫn ở mức cao, dao động từ 72.100 đồng/cổ phiếu, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu lên tới 8.000 đồng, vốn hóa thị trường đạt mức 4.992 tỷ đồng.
Một số chỉ số tài chính cơ bản của công ty Hải An
Hiện nay, Hải An đang lưu hành 68.295.817 cổ phiếu, trong đó CTCP Đầu tư và Vận tải Hải Hà chiếm tỷ lệ sở hữu là 11.41% tương đương với 7.794.499 cổ phiếu, tiếp theo là CTCP Quỹ TM Holding với tỷ lệ là 8.58% tương đương với 5.856.900 cổ phiếu. Ngoài 2 cổ đông lớn trên còn phải kể đến cổ đông khác như: CTBC Vietnam Equity Fund, Samarang Ucits – Samarang Asian Properity, America LLC,…
Cập nhật thông tin trong ngày 6/20/2022, các chỉ số tài chính cơ bản của công ty Hải An như sau:
- KLCP đang niêm yết: 68,295,817
- Vốn hóa thị trường (tỷ đồng): 3,715.29
- Giá tham chiếu (nghìn đồng): 43.3
- EPS cơ bản (nghìn đồng): 10.90
- Giá trị sổ sách/cổ phiếu (nghìn đồng): 31.81
App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu
Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.
NĐT có nên mua HAH trong quý IV/2022 không?
Tình hình kinh doanh của công ty Hải An
Hiện tại, doanh thu chính của Hải An là mảng vận tải biển (chiếm hơn 80%). Trong quý I/2022, doanh thu thuần của HAH tăng 82% (so với cùng kỳ năm trước) tức đạt mức 652 tỷ đồng trong khi đó chi phí giá vốn mà HAH bỏ ra chỉ tăng thêm 17%. Do đó, biên lãi gộp tăng vọt từ 27% lên đến 52%.
Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước (200 tỷ đồng). Do giá cước vận tải nội địa bất ngờ tăng cao khiến cho giá cho thuê tàu tăng theo, điều này khiến Hải An phất lên nhanh trông thấy.
Tính đến tháng 6/2022, quy mô của HAH đạt trọng tải lên đến hơn 170.000 DWT, tổng sức chứa là 14.200 TEU. Không chỉ vậy, các tàu Container của HAH có chất lượng tốt và sức chứa lơn lên đến 1.200 – 1.700 TEU.
Rủi ro của doanh nghiệp Hải An
Hiện nay, giá cổ phiếu HAH đang ở mức 42.650 đồng/cổ phiếu (giảm 1.5%). Công ty HAH có thể gặp nhiều rủi ro trong thời gian sắp tới. Đây có thể là sẽ nguyên nhân khiến giá HAH sẽ tụt dốc.
Rủi ro mà HAH có thể đối mặt là lạm phát. Khi lạm phát bùng nổ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các yếu tố như chi phí đầu vào sẽ tăng cao, giá xăng dầu bất ổn do ảnh hưởng từ thế giới và giá công nhân lớn.
Không chỉ vậy, lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng. Giá nhiên liệu tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty Hải An. Do vậy, cổ phiếu HAH sẽ không thích hợp để đầu tư dài hạn.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ những nhận định về cổ phiếu HAH. Xét thấy, cổ phiếu HAH có tiềm năng phát triển nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn trong tương lai. Do vậy, nhà đầu tư cần phải nhìn nhận một cách khách quan để lựa chọn có nên đầu tư vào công ty Hải An trong quý IV/2022 không. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có những phi vụ đầu tư thành công.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm: