Cổ phiếu là gì? Cơ hội đầu tư hấp dẫn mà cổ phiếu mang đến là gì?

5/5 - (9 votes)

Ngày nay, nhà đầu tư (NĐT) chắc chắn không còn xa lạ gì với cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu là một tài sản rất đặc biệt và nó mang lại nguồn đầu tư tiềm năng giúp NĐT có thêm nguồn thu nhập thứ 2. Tuy nhiên, khi tham gia thị trường chứng khoán bạn cần hiểu rõ cổ phiếu là gì? Làm thể nào định giá cổ phiếu mang lại lợi nhuận cao? Cùng Infina trả lời các câu hỏi trên trong bài viết dưới đây nhé!

Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là một loại chứng khoán do các công ty cổ phần phát hành, mỗi một cổ phiếu sẽ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích của người mua cổ phiếu đối với doanh nghiệp phát hành. Khi đó, nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông và có thể được chia cổ tức (không cố định) phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cổ phiếu đại diện cho một phần vốn mà doanh nghiệp phát hành để giao cho các cổ đông.

Ngoài ra, cổ phiếu có thể chuyển nhượng qua nhiều hình thức khác nhau điển hình như: Trao tặng, thừa kế, thế chấp, cầm cố hoặc mua bán tại các sàn giao dịch chứng khoán. Giá trị và mệnh giá cổ phiếu được xác định dựa trên tiền tệ mà mỗi cổ đông đặt vào.

Cổ phiếu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường, tức là sự tương tác giữa nguồn cung và cầu của cổ phiếu trên sàn giao dịch. Đồng thời, giá trị cổ phiếu cũng phụ thuộc vào tình hình kinh doanh hiện tại và triển vọng của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu.

Thông thường, cổ phiếu sẽ có những nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, mã số của doanh nghiệp và địa chỉ đặt trụ sở chính của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu.
  • Các loại và số lượng loại cổ phần.
  • Mệnh giá cổ phần và tổng mệnh giá được in trên mỗi cổ phiếu.
  • Ngày phát hành cổ phiếu và sổ đăng ký cổ đông.
  • Các thông tin cá nhân như: Họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, CCCD/hộ chiếu/CMND của cổ đông.
  • Tóm tắt các thủ tục về chuyển nhượng cổ phần.
  • Chữ ký của người đại diện hợp pháp và con dấu của công ty nếu có.
  • Một số nội dung khác theo quy định tại điều 118, 117, 116 của Luật doanh nghiệp hiện hành.

Ví dụ về hoạt động đầu tư cổ phiếu: NĐT đang có 3.000 cổ phiếu với giá trị tại thời điểm phát hành là 40.000 đồng/cổ phiếu. Vậy giá trị cổ phiếu sẽ là: 3.000 * 40.000 = 120.000.000 đồng.

1 Cổ phiếu giá bao nhiêu?

Giá của một cổ phiếu có thể thay đổi rất nhiều, từ vài nghìn đồng đến vài trăm nghìn hoặc thậm chí hơn thế. Giá của một cổ phiếu được xác định bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Tình hình tài chính của công ty.
  • Lợi nhuận của công ty.
  • Tiềm năng tăng trưởng của công ty.
  • Lạm phát.
  • Lãi suất.
  • Trạng thái của nền kinh tế.
  • Tâm lý thị trường.

Một cổ phiếu có thể có giá cao nếu công ty có tình hình tài chính tốt, lợi nhuận cao, tiềm năng tăng trưởng lớn và được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, một cổ phiếu cũng có thể có giá thấp nếu công ty có tình hình tài chính kém, lợi nhuận thấp, tiềm năng tăng trưởng thấp và không được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Trước khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ về công ty và thị trường chứng khoán để có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Các loại cổ phiếu phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có hai loại cổ phiếu phổ biến nhất hiện nay, đó là:

1. Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông)

Cổ phiếu thường là hình thức mà NĐT có quyền dự cuộc họp đại hội cổ đông và có quyền được tham gia biểu quyết trong những buổi họp cần thiết của doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Những cổ đông sở hữu cổ phiếu thường có quyền tự do chuyển nhượng cổ phiếu và được hưởng cổ tức theo giá trị cổ phiếu đang nắm giữ phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh có lãi hay không.
  • Đặc biệt, với trường hợp doanh nghiệp đó phá sản thì người sở hữu CP thường sẽ nhận được cổ tức sau cùng.

Xem thêm: Cổ phiếu ESOP là gì? NĐT có nên mua cổ phiếu ESOP không?

2. Cổ phiếu ưu đãi là gì?

Cổ phiếu ưu đãi sẽ có nhiều mặt ưu điểm và hạn chế hơn so với cổ đông thường. Cổ phiếu ưu đãi là hình thức mà NĐT sẽ được hưởng lợi ích khác nhau theo từng loại. 3 loại phổ biến là: Cổ phiếu ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại, ưu đãi biểu quyết. Cụ thể:

  • Người sở hữu loại cổ phiếu ưu đãi không có quyền tham gia vào việc kiểm soát hay biểu quyết trong hoạt động của công ty.
  • Ưu điểm của Cổ phiếu ưu đãi hơn so với cổ phiếu thường đó là NĐT được hưởng lợi nhuận cổ tức ổn định.
  • Khi doanh nghiệp xảy ra tình trạng phá sản, NĐT này sẽ được hưởng cổ tức đầu tiên.

3. Cổ phiếu thưởng là gì?

Cổ phiếu thưởng (bonus shares), còn được gọi là cổ phiếu tặng thêm, là một dạng cổ phiếu mà công ty phát hành cho cổ đông hiện tại mà không yêu cầu họ phải trả tiền để mua thêm. Cổ phiếu thưởng thường được phát hành dựa trên số lượng cổ phiếu mà cổ đông đã nắm giữ.

Cổ phiếu thưởng không tạo ra bất kỳ tín hiệu gì về giá trị thực sự của công ty, mà chúng thường được xem xét như một cách để chia sẻ lợi nhuận hoặc tài sản đã tăng giá trị với cổ đông hiện tại. Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu thưởng có thể làm tăng số lượng cổ phiếu trong thị trường, có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thông thường và thị trường tổng thể.

Mục đích phát hành cổ phiếu thưởng có thể bao gồm:

  1. Chia sẻ lợi nhuận: Công ty có thể phát hành cổ phiếu thưởng để chia sẻ lợi nhuận tới cổ đông hiện tại mà không tạo áp lực về tài chính để họ phải mua thêm cổ phiếu.
  2. Tăng cường thanh khoản: Việc phát hành cổ phiếu thưởng có thể làm tăng số lượng cổ phiếu trên thị trường, tạo ra thêm thanh khoản và tính linh hoạt cho cổ phiếu.
  3. Tạo động lực cho cổ đông: Cổ phiếu thưởng có thể được sử dụng để tạo động lực cho cổ đông hiện tại tiếp tục đầu tư vào công ty và duy trì lợi ích trong thời gian dài.

Xem thêm: Bán khống trong chứng khoán là gì? Có hợp pháp không?

Một số loại cổ phiếu khác

1. Cổ phiếu Penny là gì?

Cổ phiếu Penny là cổ phiếu thường được giao dịch trong thị trường chứng khoán với giá rất thấp, thông thường mức giá dưới 10.000đ, đồng thời vốn hóa thị trường của loại cổ phiếu này cũng rất thấp.

Cổ phiếu Penny có giá trị thấp do vậy thường được phát hành bởi những doanh nghiệp nhỏ và niêm yết trên các sàn giao dịch có quy mô không lớn. Tuy nhiên vì có giá trị thấp mà cổ phiếu Penny có thể mang đến lợi nhuận rất khủng cho NĐT nhưng rủi ro cũng cao đấy.

Do các doanh nghiệp nhỏ cũng cần huy động vốn nên việc phát hành cổ phiếu Penny là để hỗ trợ vốn vào hoạt động kinh doanh sản xuất. Việc phát hành cổ phiếu này sẽ là đòn bẩy để các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội sớm được bước lên các sàn giao dịch lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu này thường có tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh không đảm bảo, có thể gian lận hoặc dễ bị phá sản.

2. Cổ phiếu quỹ là gì?

Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do các Công ty cổ phần (CTCP) phát hành sau đó cũng được chính Công ty cổ phần dùng vốn hợp pháp mua lại và nắm giữ. Khi đó, số cổ phiếu mua lại này sẽ không được tính vào số lượng cổ phiếu quỹ mà CTCP đó đang lưu hành trên thị trường.

Một công ty mua lại cổ phiếu của mình từ cổ đông hiện tại và chuyển chúng thành cổ phiếu quỹ, thì lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường sẽ giảm xuống. Quỹ cổ phiếu thường được sử dụng như một công cụ tài chính để kiểm soát lượng cổ phiếu lưu hành và quản lý giá cổ phiếu.

Đặc điểm của cổ phiếu quỹ như sau:

  • Cổ đông nắm giữ cổ phiếu quỹ sẽ không có quyền biểu quyết đồng thời không được chi trả cổ tức và không thể mua thêm số cp mới.
  • Doanh nghiệp chỉ được nắm giữ số lượng cổ phiếu quỹ theo quy định.

Xem thêm: Cổ phiếu midcap là gì? Ưu và nhược điểm của cổ phiếu Midcap là gì?

Đặc điểm của cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu có các đặc điểm cơ bản sau:

  • Tính rủi ro: Cổ phiếu là một loại tài sản có tính rủi ro cao, vì giá cổ phiếu có thể biến động mạnh và nhà đầu tư có thể bị lỗ nếu giá cổ phiếu giảm.
  • Tính thanh khoản: Cổ phiếu có tính thanh khoản cao, nghĩa là nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
  • Tính vĩnh viễn: Cổ phiếu là một loại tài sản vĩnh viễn, nghĩa là nhà đầu tư có thể sở hữu cổ phiếu trong thời gian dài.
  • Tính đòn bẩy tài chính: Cổ phiếu có tính đòn bẩy tài chính cao, nghĩa là nhà đầu tư có thể sử dụng cổ phiếu để vay tiền từ ngân hàng để đầu tư vào các tài sản khác.

So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Điểm giống nhau

  • Là phương thức để công ty phát hành cổ phiếu để huy động nguồn vốn.
  • Là loại chứng khoán xác nhận lợi ích và quyền hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của doanh nghiệp phát hành.
  • Có thể trao đổi, mua bán giao dịch, chuyển nhượng cầm cố, thừa kế,…
  • Thể hiện qua chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc trên dữ liệu điện tử.
  • Có thể được nhận lãi.

Điểm khác nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu là gì?

Đặc điểmCổ phiếuTrái phiếu
Về bản chấtChứng chỉ hay bút toán đều ghi nhận quyền sở hữu với một phần vốn điều lệ của doanh nghiệp, cp làm tăng vốn cho chủ sở hữu doanh nghiệp.Chứng chỉ ghi nợ của chủ thể phát hành và quyền sở hữu với một phần vốn vay của chủ sở hữu, trái phiếu không làm tăng vốn cho chủ sở hữu doan nghiệp.
Chủ thể có quyền phát hànhCông ty cổ phần.Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn, chính phủ.
Tư cách chủ sở hữuNgười nắm giữ trái phiếu công ty được coi là cổ đông trong công ty cổ phần.Người sở hữu trái phiếu được coi là chủ nợ của công ty, không phải cổ đông hoặc thành viên công ty.
Quyền lợi của chủ sở hữuCổ đông công ty cổ phần sẽ nhận được quyền lợi dựa trên loại cổ phiếu sở hữu và phân chia lợi nhuận theo tình hình kinh doanh của công ty.Người sở hữu trái phiếu công ty nhận được lãi định kỳ. Lãi suất này ổn định và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty phát hành.
Thời gian sở hữuCổ phiếu không có ngày đáo hạn và không có cam kết trả vốn gốcTrái phiếu có ngày đáo hạn và công ty phải trả vốn gốc cho chủ sở hữu trái phiếu.

Tại sao nên đầu tư cổ phiếu?

Cổ phiếu thường có xu hướng phục hồi sau các đợt điều chỉnh tăng giảm. Trung bình trong năm sẽ có từ 2 đến 3 đợt giá cổ phiếu sụt giảm từ 10% – 15%. Do đó nếu muốn kiếm lợi nhuận cao, bạn nên đầu tư dài hạn để tránh việc thua lỗ, việc tham gia thị trường lướt sóng là cực kỳ rủi ro, đặc biệt là người mới.

Xem thêm: Blue Chip là gì? TOP 10 mã cổ phiếu Blue Chip sinh lời mạnh mẽ

Lợi ích từ đầu tư cổ phiếu là gì?

1. Lợi nhuận có thể tăng đáng kể trong thời gian dài

Việc đầu tư cổ phiếu sẽ có lợi nhuận cao hơn nhiều so với việc gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc mua vàng. Bởi tốc độ phát triển trung bình của các doanh nghiệp trên thị trường dao động ít nhất là 20%/năm. Ngoài ra, cổ phiếu còn giúp bảo vệ tài sản tránh lạm phát trên thị trường.

Nếu lựa chọn những doanh nghiệp có tiềm lực phát triển tốt để mua cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ nhận được cổ tức khi công ty có lợi nhuận. Ngoài ra, bạn cũng có thể thu được lợi nhuận từ việc mua cổ phiếu với giá thấp, tạo ra chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra. Cổ phiếu trong thời gian dài sẽ có sự tăng trưởng rất mạnh, nó sẽ giúp bạn gia tăng tài sản nhanh chóng.

2. Chứng khoán là một kênh đầu tư linh hoạt

Sau khi đã hiểu cổ phiếu là gì thì khi đầu tư vào cổ phiếu sẽ không yêu cầu số tiền lớn để bắt đầu, ngược lại với lĩnh vực bất động sản. Chỉ cần vài triệu đồng, bạn đã có thể mua và bán cổ phiếu.

Xem thêm: Tận dụng 20 triệu để đầu tư chứng khoán hiệu quả không?

Tuy nhiên với app chứng khoán Infina sẽ hỗ trợ người dùng đầu tư chứng khoán một cách nhanh chóng. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, nhà đầu tư có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch mua/bán trên nền tảng của ứng dụng đầu tư.

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp và trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Rủi ro khi mua cổ phiếu là gì?

  1. Rủi ro thị trường: Giá cổ phiếu có thể biến đổi mạnh mẽ và không thể đoán trước được. Thị trường có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội.
  2. Rủi ro công ty: Hiệu suất kinh doanh của công ty có thể không luôn tốt. Các công ty có thể gặp khó khăn tài chính hoặc thậm chí phá sản, dẫn đến giảm giá cổ phiếu.
  3. Rủi ro không đảm bảo lợi nhuận: Không có sự đảm bảo rằng bạn sẽ kiếm được lợi nhuận từ đầu tư vào cổ phiếu. Có thể có những khoảng thời gian cổ phiếu không tăng giá hoặc thậm chí giảm giá.
  4. Kiến thức và nghiên cứu: Để đầu tư thành công vào cổ phiếu, bạn cần hiểu biết về thị trường tài chính, phân tích cơ bản và kỹ thuật, cũng như nắm vững thông tin về các công ty mà bạn đầu tư.

Xem thêm: Giải thích vì sao FED tăng lãi suất thì giá cổ phiếu giảm đồng loạt ở tất cả thị trường

Cách mua cổ phiếu như thế nào?

Bước 1: Tìm hiểu nên mua cổ phiếu ở đâu

  • Tìm kiếm nhà môi giới chứng khoán để được tư vấn và cung cấp đầy đủ dịch vụ, tuy nhiên với cách này bạn sẽ phải tốn thêm chi phí giao dịch khi mua cp.
  • Mua trực tiếp tại công ty đang phát hành cổ phiếu. Với cách này, NĐT sẽ được mua với mức giá khá tốt nhưng đòi hỏi bạn phải đến tận nơi để mua, điều này sẽ gây khó khăn cho những nhà đầu tư ở xa.
  • Cách tối ưu chi phí nhất hiện nay là sử dụng sàn giao dịch trực tuyến hay ứng dụng chơi cổ phiếu. Bạn có thể dùng ngay trên điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nốt internet.

Bước 2: Tạo tài khoản giao dịch trên sàn chứng khoán yêu thích

  • Điền đầy đủ thông tin cá nhân theo yêu cầu khi thiết lập tài khoản chứng khoán. Để mở được tài khoản chứng khoán, bạn chỉ cần có CMND hoặc CCCD.
  • Nạp tiền vào tài khoản vừa tạo để bắt đầu thực hiện các giao dịch mua bán. Tùy thuộc vào sàn giao dịch bạn muốn đầu tư sẽ yêu cầu mức nạp tối thiểu khác nhau.

Bước 3: Chọn loại cổ phiếu mà bạn muốn đầu tư

Sau khi đã hiểu được cổ phiếu là gì cùng các sàn giao dịch chứng khoán để mua cổ phiếu. Tuy nhiên trước khi thực hiện các giao dịch, bạn nên có danh sách các cổ phiếu muốn đầu tư để tiện theo dõi và cập nhật thông tin giá cả nhanh hơn. Chú ý nên nghiên cứu kỹ càng các thông tin về doanh nghiệp bạn muốn mua cổ phiếu như: vốn điều lệ của doanh nghiệp, bảng báo cáo hoạt động kinh doanh (quý, tháng, tuần) và lợi nhuận ròng,…

Bước 4: Đặt lệnh mua cổ phiếu

Thông thường khi đầu tư cổ phiếu sẽ có 3 lệnh phổ biến dưới đây:

  • Lệnh giới hạn (Limit Order): là khi bạn đưa ra một mức giá cụ thể mà bạn muốn mua hoặc bán cổ phiếu và chỉ khi giá cổ phiếu đạt đến mức giá đó, lệnh sẽ được thực hiện. Lệnh LO có hiệu lực kể từ thời điểm nhập vào hệ thống cho đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc lệnh bị hủy bỏ.
  • Lệnh thị trường (Market Order): là khi bạn mua hoặc bán cổ phiếu với mức giá hiện tại của thị trường. Khi sử dụng lệnh thị trường, giao dịch sẽ được khớp lệnh ngay lập tức với mức giá thị trường hiện tại, không cần chờ đợi. Lệnh này đảm bảo rằng bạn sẽ mua hoặc bán cổ phiếu một cách nhanh chóng, nhưng giá có thể khác so với mức giá hiện tại khi bạn đặt lệnh.
  • Lệnh đóng cửa – Lệnh ATC: Mức giá khớp lệnh sẽ xác định giá đóng cửa của cp (thường diễn ra vào 15p cuối ngày giao dịch). ATC được ưu tiên hơn so với những loại lệnh khác. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian xác định mà lệnh không được tiến hành sẽ bị hủy bỏ.

Xem thêm: Bạn đã biết các loại lệnh chứng khoán tại Việt Nam chưa?

Định giá cổ phiếu là gì?

Định giá cổ phiếu là quá trình đánh giá giá trị của một cổ phiếu hoặc công ty dựa trên các yếu tố kinh tế, tài chính và thị trường. Mục đích của việc định giá cổ phiếu là xác định giá trị thực của cổ phiếu để đưa ra quyết định đầu tư hoặc giao dịch.

Trên thực tế, cách định giá cổ phiếu quyết định đến 50% thành công khi bạn muốn tham gia vào thị trường chứng khoán. Không có công thức định giá đúng 100% mà tùy vào mỗi loại hình kinh doanh sẽ có những cách định giá khác nhau. 

  • Định giá cổ phiếu dựa vào chiết khấu dòng tiền: đây là phương pháp định giá phổ biến và được rất nhiều NĐT mới ưa thích. Tuy nhiên, cách định giá này không được nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng vì kết quả chỉ mang tính tham khảo và tương đối.
  • Phương pháp chiết khấu cổ tức: là một cách định giá cổ phiếu cơ bản được áp dụng bởi nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới tham gia thị trường chưa có nhiều kinh nghiệm. Chiết khấu cổ tức chính là tỷ lệ giữa cổ tức bằng tiền và thị giá cổ phiếu. Nếu NĐT được trả cổ tức 10%/năm tức họ được trả cổ tức bằng 10% so với mệnh giá cổ phiếu.
  • Phương pháp định giá bằng tỷ lệ P/B (Price-to-Book): được sử dụng để định giá cổ phiếu dựa trên tỷ lệ giá trị thị trường của công ty (giá cổ phiếu) so với giá trị sổ sách (giá trị tài sản ròng) của công ty. Phương pháp này thường phù hợp với các công ty có tài sản mang tính thanh khoản cao như công ty tài chính, công ty đầu tư và ngân hàng, vì giá trị tài sản của các công ty này có thể dễ dàng được ước tính và giao dịch. Theo nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm thì phương pháp này không phù hợp cho những doanh nghiệp có sức tăng trưởng nhanh.
  • Phương pháp định giá P/E.
  • Phương pháp PEG (Price/Earnings to Growth): Phương pháp PEG định giá cổ phiếu dựa trên tỷ lệ giá/lnh (P/E ratio) của cổ phiếu so với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận (EPS). Nó giúp đánh giá mức định giá hợp lý của cổ phiếu dựa trên khả năng tăng trưởng của công ty.
  • Phương pháp P/S (Price/Sales): Phương pháp P/S định giá cổ phiếu dựa trên tỷ lệ giá/doanh thu (P/S ratio). Nó đo lường giá trị cổ phiếu so với doanh thu của công ty. Phương pháp này thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp có lợi nhuận thấp hoặc chưa có lợi nhuận.
  • Phương pháp EV/EBIT (Enterprise Value/Earnings Before Interest and Taxes): Phương pháp EV/EBIT định giá cổ phiếu dựa trên tỷ lệ giá trị doanh nghiệp so với lợi nhuận trước thuế và lãi trước lãi suất (EBIT). Nó được sử dụng để đánh giá giá trị toàn diện của công ty bằng cách tính toán giá trị công ty cộng với nợ và trừ đi tiền mặt.
  • Phương pháp Benjamin Graham: Đây là một phương pháp định giá cổ phiếu được phát triển bởi nhà đầu tư nổi tiếng Benjamin Graham. Phương pháp này tập trung vào việc tìm kiếm cổ phiếu có giá thấp so với giá trị thực của nó dựa trên các yếu tố tài chính và hoạt động của công ty.
  • Kết hợp cổ tức và tốc độ tăng trưởng: Phương pháp này định giá cổ phiếu bằng cách kết hợp giá trị cổ tức hiện tại và dự báo tốc độ tăng trưởng trong tương lai. Nó đánh giá cổ phiếu dựa trên sự kết hợp giữa lợi nhuận cố định từ cổ tức và tiềm năng tăng trưởng của công ty.

Các phương pháp định giá trên chỉ là công cụ hỗ trợ và cần được kết hợp với các yếu tố khác và phân tích thêm để đưa ra quyết định đầu tư chính xác.

Kết luận

Trên thị trường tài chính, cổ phiếu là một thuật ngữ phổ biến đề cập đến các đơn vị sở hữu trong một công ty cổ phần. Cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu và lợi ích kinh tế trong công ty và có thể được mua và bán trên sàn giao dịch chứng khoán.

Dựa theo bài viết trên, bạn đã hiểu được cổ phiếu là gì cùng việc hiểu về cổ phiếu và các phương pháp định giá cổ phiếu là rất quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư thông minh. Phương pháp định giá cổ phiếu như PEG, P/S, EV/EBIT và Benjamin Graham cung cấp các công cụ hữu ích để ước tính giá trị cổ phiếu và đánh giá tiềm năng sinh lợi.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Nguyễn Thành

Tôi tên là Nguyễn Phúc Trường Thành, hiện nay tôi đang là người chịu trách nhiệm cho việc sản xuất nội dung liên quan đến lãi suất ngân hàng, tình hình lãi suất hiện nay, các tin tức liên quan đến chứng khoán, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, tiết kiệm hay tích lũy,... Tôi sẽ luôn cập nhật thông tin mới nhất và nhanh nhất đến cho người đọc. Hãy đón chờ những bài viết mới nhất đến từ tôi nhé!

Recent Posts

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

19 hours ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

20 hours ago

Lãi Suất Tiết Kiệm Online So Với Tiết Kiệm Truyền Thống

Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…

20 hours ago

API là gì? Tìm hiểu REST API, Web API và ưu nhược điểm

1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…

6 days ago

Ship COD là gì? Hướng dẫn ship COD và bảng giá mới nhất

Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…

6 days ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025

1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…

6 days ago