Sau thời gian chống lại dịch bệnh Covid-19, các ngành hàng đang cố gắng phục hồi hoạt động sản xuất nông sản để đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến các doanh nghiệp sản xuất phân bón phát triển mạnh. Đặc biệt, từ tháng 7/2021, cổ phiếu DCM của Công ty Cổ phần phân bón Dầu khí Cà Mau được rất nhiều nhà đầu tư muốn rót vốn. Tuy nhiên trước khi đưa ra quyết định, nhà đầu tư cần nắm rõ những thông tin cơ bản của mã DCM. Hãy cùng Infina tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé.
Nội dung chính
Giới thiệu về CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau
CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (tên viết tắt là PVCFC) được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2011. Sau nhiều năm phát triển, công ty Đạm Cà Mau là nhà sản xuất phân bón Ure hạt đục duy nhất tại Việt Nam. Công ty này hiện đang có những sản phẩm mang thương hiệu “Đạm Cà Mau – Hạt ngọc lúa vàng” đang làm mưa làm gió trên thị trường khu vực ĐBSCL và ngày càng phố biến rộng rãi tại các khu vực khác trong nước.
Ngoài việc phát triển mạnh trong nước, Đạm Cà Mau mở rộng thị trường ra nước ngoài với 180.000 tấn sản phẩm Ure sang các nước như: Campuchia, Philippines, Thái Lan, Bangladesh,…
Không dừng lại ở đó, công ty Đạm Cà Mau đang tiếp tục đầu tư cho các dự án nghiên cứu phát triển nhằm cho ra đời các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường, giúp cải thiện môi trường tự nhiên của Việt Nam.
Các thông tin cơ bản của doanh nghiệp:
- Trụ sở chính: Lô D – Khu Công nghiệp Phường 1 – Đường Ngô Quyền – Phường 1 – TP. Cà Mau – Tỉnh Cà Mau.
- E-mail: info@pvcfc.com.vn / contact@pvcfc.com.vn.
Thông tin chung về cổ phiếu Đạm Cà Mau
Lịch sử giá cổ phiếu DCM
Tháng 11/2014, công ty Đạm Cà Mau chính thức phát hành 128.951.300 cổ phiếu và bán hết ngay sau đó. Đến năm 2015, khi doanh nghiệp chuyển đổi sang hình thức CTCP, công ty niêm yết trên sàn giao dịch HoSE với mã chứng khoán DCM.
Trong những năm đầu tiên phát hành, giá cổ phiếu Đạm Cà Mau ở mức thấp (dưới 10.000 đồng/cổ phiếu). Giá cổ phiếu DCM chỉ dao động trong khoảng 6.000 đồng – 8.000 đồng/cổ phiếu. Không chỉ vậy, DCM đã từng chạm đáy ở mức 4.840 đồng/cổ phiếu vào ngày 31/3/2020. Nhưng đến tháng 9/2020, giá DCM bắt đầu có xu hướng tăng chậm, chính thức vượt qua mốc 10.000 đồng/cổ phiếu.
Đặc biệt, từ tháng 7/2021, giá DCM bất ngờ tăng mạnh mẽ (tăng gấp 7 lần so với tháng 3/2020), vượt qua mốc 20.000 đồng/cổ phiếu. Đến cuối tháng 3/2022, giá DCM lập đỉnh ở ngưỡng 48.450 đồng/cổ phiếu. Hiện tại, giá DCM có xu hướng giảm nhẹ, nhưng vẫn nằm ở mức cao.
Xem thêm: Góc khuyến nghị: DCM, DPM
Các chỉ số tài chính cơ bản của mã chứng khoán DCM
Hiện nay, các chỉ số tài chính cơ bản của DCM (cập nhật ngày 28/09/2022) như sau:
- Giá tham chiếu: 34.850 đồng/cổ phiếu.
- KLCP đang niêm yết: 529,400,000.
- KLCP đang lưu hành: 529,400,000.
- Vốn hóa thị trường (tỷ đồng):19,587.80
- EPS cơ bản (nghìn đồng): 7.57
- P/E: 4.89
App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu
Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.
NĐT có nên mua mã chứng khoán Đạm Cà Mau cuối năm 2022 không?
Từ cuối năm 2021 cho đến nay, cổ phiếu DCM bùng nổ tăng trưởng chưa từng có. Trong tương lai gần, giá DCM vẫn được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng nhờ những điều kiện sau:
- Mỗi năm, Đạm Cà Mau cung cấp tới 800.000 tấn sản phẩm trọng điểm là phân Ure cho các khu vực phát triển mạnh về nông nghiệp như: Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
- Đạm Cà Mau có tiềm năng phát triển do Trung Quốc giảm sản lượng xuất khẩu và Nga bị cấm vận do xung đột Ukraine.
- Thời tiết những tháng cuối năm 2022 phù hợp để phát triển nông nghiệp, dự báo nhu cầu phân bón trong nước vẫn còn tăng cao.
Dự kiến mức giá kỳ vọng của cổ phiếu DCM là 51.800 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, công ty cũng có thể bị rủi ro tác động đến lợi nhuận như sau:
- Dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn có thể tiếp tục trực tiếp ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng. Hơn nữa, chính phủ có thể can thiệp làm giảm giá phân bón nếu giá tăng quá cao.
- Sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ có thể phục hồi vào thời điểm cuối năm 2022.
Do vậy, mặc dù cổ phiếu DCM đang trên đà phát triển nhưng nhà đầu tư cũng cần xem xét những thách thức ở trên để đưa ra quyết định có nên mua cổ phiếu DCM vào cuối năm 2022 không?
Tổng kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến cổ phiếu DCM. Nhà đầu tư có thể tận dụng những thông tin này để phân tích, dự đoán và đánh giá tiềm năng của cổ phiếu DCM. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn. Chúc bạn đầu tư thành công.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm: