QUỸ ETF VFMVN30: “CHỦ ĐỘNG’ TRONG “BỊ ĐỘNG”

5/5 - (1 vote)

1. Lý do mình chọn quỹ ETF VN30 chứ không phải là quỹ tăng trưởng hay cân bằng

– Thứ nhất là Chi phí thấp, đối với mình việc giảm thiểu chi phí là rất quan trọng nhất, bởi vì nếu chi phí quá cao thì nó sẽ nuốt luôn phần lợi nhuận của bạn, do các quỹ ETF là quỹ đầu tư thụ động dựa theo một chỉ số nên chi phí sẽ thấp hơn các quỹ mở (Như bản thông tin dưới đây mình đã tổng hợp).

– Thứ hai là Sự chủ động trong giao dịch, đặc điểm của quỹ ETF đó chính là được niêm yết trên sàn chứng khoán, bạn sẽ được giao dịch như một cổ phiếu, vì thế khi mình muốn đặt lệnh sẽ nhanh hơn so với quĩ mở (Thường quỹ mở là sau 1 ngày làm việc mới khớp lệnh).

– Thứ ba VN30 là chỉ số uy tín trên thị trường và mình không chọn những chỉ số khác mà chọn chỉ số VN30 bởi còn những đặc điểm sau:

  • Chiếm tỷ trọng 76,6% tổng giá trị vốn hóa toàn bộ HOSE.
  • 10/30 cổ phiếu có giá trị vốn hóa đạt 1 tỷ USD.
  • 17/30 cổ phiếu có giá trị giao dịch trong ngày đạt 1 triệu USD.
  • Tổng số giao dịch chứng khoán của các công ty trong rổ VN30 chiếm 60% giao dịch trên thị trường.
  • Chỉ số vốn hóa cao và tính thanh khoản lớn, mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn.

2. Thông tin sơ lược về quỹ ETF VFMVN30

  • Tên quỹ: Quỹ ETF VFMVN30.
  • Mã giao dịch: E1VFVN30.
  • NAV/CCQ (VNĐ): 20.828,61.
  • Tổng NAV (VNĐ): 7.600.363.086.577.
  • Sàn niêm yết: HOSE.
  • Công ty QLQ : Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Dragon Capital Việt Nam.
  • Ngân hàng giám sát: Standard Chartered Việt Nam.
  • Đơn vị cung cấp chỉ số: Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

– Mục tiêu của Quỹ ETF VFMVN30 là mô phỏng gần nhất có thể về biến động (performance) của chỉ số tham chiếu VN30 sau khi trừ đi chi phí của Quỹ. Chỉ số VN30 là chỉ số giá (price index) do Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng và quản lý, bao gồm 30 công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE), có giá trị vốn hóa và thanh khoản lớn hàng đầu.

3. “Chủ động” trong “Bị động”

– Mặc dù quỹ là đầu tư “Thụ động” thế nhưng trong đó là sự “Chủ động” ở đây vừa là chủ động trong giao dịch mà còn là sự chủ động của quỹ cơ cấu tài sản hằng ngày.

– Như hình dưới đây mình sẽ so sánh tỷ trọng giữa các cổ phiếu thay đổi ra sao nhé từ ngày 7/7/2022 đến ngày 8/7/2022, các bạn có thể tham khảo nhiều hơn trên trang web của Dragon capital nhé.

– Qua đó với sự chủ động của quỹ, các bạn có thề dễ dàng cơ cấu danh mục của mình tùy theo mình muốn, mà không phải đợi lệnh quá lâu.

4. Tổng kết

– Nếu các bạn thích “đãi cát tìm vàng” ở các quỹ mở có nghĩa là cơ hội ở các quỹ mở sẽ cao hơn các quỹ ETF, do ở các quỹ mở sẽ đầu tư những cổ phiếu mà họ đã phân tích và cho rằng có thể tăng trưởng mạnh trong tương lai và từ đó mang lại lợi nhuận cao hơn so với hiệu suất thị trường. Thì các quỹ tăng trưởng và cân bằng là một sự lựa chọn cho của bạn.

– Nếu các bạn thích giảm thiểu chi phí để có lợi nhuận nhiều hơn và muốn thuận theo thị trường, thị trường lên mình cũng lên, thị trường xuống mình cũng xuống. Thì quỹ ETF là sự lựa chọn cho bạn.

– Một điều quan trọng là Quỹ ETF VFMVN30 có mặt tên Infina luôn nhé.

Xem thêm: Đầu tư chứng chỉ quỹ ETF Dragon Capital: Khám phá ngay 2 chú rồng xanh có khả năng tăng trưởng vượt bậc hơn 40%/năm

Tác giả: Lý Chí Dũng

Nguồn: Cộng đồng đầu tư Infina (Offcial Group)

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức