Nền kinh tế thị trường là gì? Ưu và nhược điểm của nền kinh tế thị trường

kinh tế thị trường
5/5 - (4 votes)

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế giữa người bán và người mua tác động lẫn nhau theo quy luật cung cầu. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng hiểu rõ kinh tế thị trường là gì? Hãy cùng Infina theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là kinh tế thị trường?

kinh tế thị trường là gì

Khái niệm

Kinh tế thị trường là phương thức vận hành nền kinh tế mà người mua và người bán tương tác với nhau theo quy luật cung cầu và quy luật giá trị để xác định giá cả cũng như số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

Kinh tế thị trường tồn tại rất nhiều loại thành phần kinh tế với hình thức sở hữu khác nhau. Họ cùng tham gia, vận động và phát triển dựa trên cơ chế cạnh tranh, bình đẳng và ổn định. Ví dụ như:

  • Kinh tế thị trường tự do (Liberal Market Economy).
  • Kinh tế thị trường xã hội (Social Market Economy).
  • Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
  • Kinh tế thị trường tư bản nhà nước.

Sự ra đời của kinh tế thị trường

Lịch sự phát triển nền sản xuất xã hội đã chỉ ra rằng: Sản xuất và trao đổi hàng hóa là những tiền đề quan trọng cho sự ra đời và quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường.

Trong quá trình sản xuất và trao đổi, các yếu tố cơ bản của thị trường như cung, cầu, giá cả, … sẽ tác động theo cách điều tiết nền kinh tế. Sau đó hướng tới quá trình sản xuất hàng hóa giúp cho việc luân chuyển, phân bố các nguồn lực sản xuất, tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Kinh tế thị trường trải qua 3 bước chuyển biến lớn, đó là:

  • Bước chuyển biến thứ nhất: Chuyển từ mô hình kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp lên mô hình kinh tế hàng hóa với bậc thang thấp nhất là kinh tế hàng hóa giản đơn.
  • Bước chuyển biến thứ hai: Tiếp tục từ mô hình kinh tế giản đơn sang mô hình kinh tế thị trường tự do. Tức nền kinh tế phá triển, có thể điều tiết và mọi vẫn đề đều do thị trường điều chỉnh và quyết định.
  • Bước chuyển biến thứ ba: Từ mô hình kinh tế thị trường tự do lên mô hình nền kinh tế thị trường hỗn hợp, tức nền kinh tế được điều chỉnh bởi chính phủ và thị trường.

Đặc điểm của nền kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường là mô hình tổ chức sản xuất xã hội hiệu quả nhất trong xã hội hiện nay. Mô hình kinh tế thị trường có một số đặc trưng như sau:

  • Mỗi chủ thể kinh tế tự chủ và là một thành phần của nền kinh tế độc lập không liên quan tới nhau,  trong đó mỗi chủ thể sẽ tự quyết định hành động của mình.
  • Do các chủ thể tự quyết định lấy hành động của mình nên họ có thể tạo ra rất nhiều mặt hàng phong phú. Bất cứ hàng hoá nào khi con người có nhu cầu thì sẽ có người cung ứng mặt hàng đó. Không chỉ vậy, nhu cầu của con người là vô hạn do vậy, có rất nhiều mặt hàng mới được ra đời.
  • Sự cạnh tranh gắt gao giữa các chủ thể. Khi xuất hiện nguồn cầu lớn, ngay lập tức sẽ có đội cung ứng sản xuất rất nhanh để đáp ứng ra thị trường. Mỗi chủ thể phải có sự sáng tạo, đổi mới về sản phẩm mới chiếm được lòng tin yêu của khách hàng. Tuy nhiên sự đa dạng về mẫu mã sản phẩm dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hàng hóa.
  • Mô hình kinh tế mở, không chỉ giao thương trong nước mà còn cả với nước ngoài. Chúng ta có thể xuất khẩu cũng như nhập khẩu các hàng hóa hợp pháp từ bạn bè quốc tế.
  • Trong kinh tế thị trường, giá cả không được quyết định bởi chủ thể nào. Mức giá của hàng hóa được xác định dựa theo nguồn cung và nguồn cầu của thị trường.

Ngoài những đặc điểm cơ bản trên, sau đây Infina sẽ phân tích ưu thế cũng như mặt hạn chế của nền kinh tế thị trường.

Ưu điểm

Kinh tế thị trường là gì

Là điều kiện giúp các doanh nghiệp có thể đổi mới sáng tạo

Trong nền kinh tế thị trường, khi cầu > cung, điều này khiến giá cả và nguồn lợi nhuận tăng lên. Đây cũng chính là lý do khuyến khích nhà sản xuất tăng lượng cung ra thị trường. Khi đó, nhà sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả, tối ưu chi phí thì có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Từ đó dễ dàng tăng quy mô sản xuất, mở rộng sản xuất.

Đương nhiên khi đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. Ngược lại, với nhóm cung ứng sản xuất không có hiệu quả, không bắt nhịp được với thị trường sẽ khó mua nguồn lực sản xuất, sức cạnh tranh giảm sẽ dẫn đến bị đào thải khỏi thị trường.

Nền kinh tế thị trường rất khốc liệt những cũng chính vì điều này nó thúc đẩy các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới, phát triển. Các doanh nghiệp cần phải có sự linh hoạt, sáng tạo và áp dụng những công nghệ tiên tiến mới có thể tiến xa hơn.

Tạo ra một lực lượng sản xuất đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

Dưới sự tác động của các quy luật thị trường (quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…), do nguồn cầu quá lớn kéo theo nguồn cung tăng lên. Nền kinh tế thị trường nghiễm nhiên sẽ tạo ra được một lực lượng lao động sản xuất lớn nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng xã hội.

Tạo động lực để người lao động tích cực làm việc

Với việc thúc đẩy từ nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn đổi mới và để tìm được nhân tài thì chế độ đãi ngộ phải tốt và tương xứng. Điều này giúp tăng động lực cho người lao động, tích cực hăng say làm việc và cải thiện đời sống tinh thân, vật chất.

Cung cấp nhiều việc làm hơn, ngăn chặn tình trạng thất nghiệp

Cùng với động lực thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nền kinh tế thị trường còn gián tiếp tạo ra nhiều việc làm hơn cho thị trường lao động. Điều này giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp giúp người lao động phải tích cực nâng cao tay nghề và kiến thức để cạnh tranh tìm được việc làm tốt.

Hạn chế của nền kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường là gì

Nền kinh tế thị trường có thể dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội

Bên cạnh những ưu điểm, nền kinh tế thị trường sẽ dẫn đến hệ lụy bất bình đẳng trong xã hội, người giàu sẽ càng giàu, còn người nghèo sẽ càng nghèo đi. Khoảng cách giàu nghèo ngày gia tăng khiến tình trạng phân chia giai cấp ngày càng lớn. Điều này sẽ gây ra bất bình đẳng xã hội đi cùng các tệ nạn khác.

Gây ra mất cân bằng cung cầu, dẫn đến khủng hoảng kinh tế

Do giá cả phụ thuộc vào nguồn cung và cầu thị trường, do vậy nhà nước đôi khi cũng khó có thể kiểm soát sự cân đối về hàng hóa và giá cả. Thị trường vốn dĩ có sự biến động liên tục và bị ảnh hưởng từ các ngân tố khách quan vì dụ như: chiến tranh, dịch bệnh, thiện tai, cấm vận… có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng hoặc lạm phát tăng cao.

Không chỉ vậy, do các doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận sẽ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến nguồn cung lớn hơn cầu. Tình trạng này kéo dài trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng khủng hoảng thừa ảnh hưởng toàn bộ nền kinh tế.

Có thể dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả

Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này. Bởi vì giá cả có thể không linh hoạt trong các khoảng thời gian ngắn hạn dẫn đến việc điều chỉnh cung cầu không suôn sẻ, dẫn tới khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu. Điều này sẽ gây ra tình trạng lạm phát và thất nghiệp.

Xem thêm: Lạm phát là gì? Vì sao lạm phát là yếu tố khiến nhà nước phải quan tâm bậc nhất?

App tích lũy với số vốn sinh viên dành cho người mới bắt đầu

Hiện nay, bạn có thể gửi tiết kiệm linh hoạt tại app Tích Lũy Infina ngay trên thiết bị di động. Với thời gian linh hoạt và mức lãi suất vô cùng hấp dẫn, Infina sẽ giúp bạn tiết kiệm ngay từ những khoản tiền nhỏ nhất chỉ từ 200.000đ.

Infina là app tiết kiệm tiền cho phép NĐT tích lũy với lợi nhuận không kỳ hạn 7.5%/năm, có thể rút vô tư bất kỳ lúc nào mà không sợ mất lợi nhuận.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Kết luận

Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn những thông tin liên quan đến chủ đề kinh tế thị trường cũng như định nghĩa kinh tế thị trường là gì và Nền kinh tế thị trường có những ưu điểm và hạn chế như thế nào.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

1 COMMENT

  1. What’s up Dear, are you truly visiting this web page daily,
    if so after that you will without doubt take pleasant knowledge.

Comments are closed.