Kiểm toán là gì? Công việc của kiểm toán viên là gì?

kiểm toán là gì
5/5 - (2 votes)

Kiểm toán Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò quan trọng cho nền tài chính và chất lượng quản trị. Trong kiểm toán cũng sẽ có rủi ro kiểm toán và quản lý tốt rủi ro kiểm toán sẽ hạn chế rủi ro kinh doanh của các công ty kiểm toán. Bài viết dưới đây, Infina sẽ cung cấp một số thông tin tổng quan và chi tiết về kiểm toán là gì đến mọi người.

Ngành Kiểm toán là gì?

Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá, xác thực các bằng chứng kiểm toán liên quan đến thông tin tài chính của doanh nghiệp, tổ chức nhằm xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin đó đối với các chuẩn mực đã được thiết lập. Kiểm toán tiếng anh gọi là Audit.

Có thể hiểu kiểm toán tuân thủ việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, qua đó cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Báo cáo tài chính còn là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của một tổ chức đối với cơ quan nhà nước.

Kiểm toán gồm những hình thức nào?

các hình thức kiểm toán

Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước được thực hiện bởi cơ quan kiểm toán Nhà nước, tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán thuộc những doanh nghiệp nhà nước.

Kiểm toán độc lập

Kiểm toán được thực hiện bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty độc lập chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán. Công việc là kiểm toán những báo cáo tài chính, các công ty độc lập có thể sẽ cung cấp một số dịch vụ khác tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng. Các công ty kiểm toán này nhận được sự tin cậy của bên thứ ba hoặc nhà đầu tư.

Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ là những kiểm toán viên trong chính nội bộ của công ty. Việc kiểm toán được thực hiện theo yêu cầu của ban Quản trị. Kiểm toán nội bộ thường được áp dụng trong nội bộ công ty và người thực hiện kiểm toán là nhân viên trong công ty và làm việc dưới sự chỉ đạo của cấp trên.

Công việc của một kiểm toán viên là gì?

công việc của kiểm toán viên

Công việc của kiểm toán hoạt động như thế nào? Đầu tiên, kiểm toán viên cần tiến hành thực hiện xác minh tính trung thực tính chính xác của các báo cáo tài chính trong công ty, doanh nghiệp hay tổ chức. Đây là công việc quan trọng và cần thiết nhất đối với một kiểm toán viên bởi vì ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến hoạt động, chiến lược của công ty.

Thứ hai, kiểm toán viên sẽ thu thập và phân tích các số liệu cần thiết liên quan đến báo cáo tài chính. Từ các căn cứ đó tiến hành lâp lên báo cáo tài chính sao cho chính xác và tổng quan nhất.

Thứ ba, kiểm toán viên sẽ là người có nghĩa vụ tư vấn, tham mưu cho ban giám đốc, ban lãnh đạo tổ chức để đánh giá chất lượng hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Đánh giá về mặt tài chính đối với việc hoạt động của công ty doanh nghiệp dựa vào báo cáo tài chính. Từ đó, tổ chức rút kinh nghiệm và đưa ra các chiến lược, các phương hướng hoạt động tốt hơn.

Rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

rủi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính là rủi ro do kiểm toán viên đưa ra những điểm mà không phù hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán, vẫn còn sai sót. Rủi ro kiểm toán gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.

Rủi ro kiểm toán tiềm tàng

Rủi ro tiềm tàng chủ yếu đến từ các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, chẳng hạn như việc tính toán phức tạp có thể sai sót nhiều hơn các tính toán đơn giản. Tùy thuộc vào bản chất ngành nghề cũng như một số nhân tố khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sẽ có những rủi ro tiềm tàng khác nhau.

Rủi ro kiểm toán kiểm soát

Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trong từng nghiệp vụ khi xét riêng lẻ hay tổng hợp, đối với cơ sở dữ liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh mà kiểm soát nội bộ của đơn vị không thể ngăn chặn hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. Cũng giống như rủi ro tiềm tàng, kiểm toán viên không thể can thiệp vào rủi ro kiểm soát mà chỉ có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng.

Rủi ro kiểm toán phát hiện

Rủi ro phát hiện là rủi ro mà các thủ tục mà kiểm toán viên thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán xuống mức thấp có thể chấp nhận được. Nhưng vẫn không phát hiện được hết các sai sót trọng yếu.

Quy trình thực hiện kiểm toán chuẩn hiện nay

Mỗi công ty hay doanh nghiệp tự kiểm toán sẽ có những quy trình khác nhau, về cơ bản sẽ cần phải thực hiện quy trình kiểm toán gồm 3 bước như sau:

Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán viên thu thập các tài liệu chứa thông tin cụ thể tình hình tài chính nội bộ doanh nghiệp. Việc làm này sẽ làm cơ sở xác định và đánh giá rủi ro liệu có sai sót hoặc nhầm lẫn. Từ đó cung cấp cơ sở cho việc lên kế hoạch và đưa ra các biện pháp xử lý đối với rủi ro đã được đánh giá.

Tiến hành kiểm toán

Kiểm toán viên sẽ sử dụng các phương pháp thích hợp để thu thập bằng chứng kiểm toán. Sau đó kiểm tra tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính dựa trên bằng chứng kiểm toán.

Tổng hợp, kết luận kiểm toán

Kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán, ghi lại ở báo cáo hoặc biên bản ghi nhớ kiểm toán. Việc đưa ra những ý kiến chính xác đòi hỏi mỗi kiểm toán viên phải tiến hành các công việc cụ thể như xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến, xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ,…

Kiểm toán viên sẽ tổng kết tất cả kết luận, lập nên báo cáo kiểm toán. Và họ là người phải chịu trách nhiệm giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán.

Tổng kết

Qua bài viết này, Infina đã mang lại cho bạn những thông tin tổng quan và cơ bản nhất về ngành kiểm toán là gì, các hình thức kiểm toán phổ biến hiện nay. Ngành kiểm toán là một trong những ngành cực kì quan trọng, vì liên quan đến báo cáo doanh thu và báo cáo tài chính của một doanh nghiệp có liêm khiết hay không.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức