Phân tích báo cáo tài chính là gì? Có bao nhiêu loại báo cáo tài chính?

phân tích báo cáo tài chính
5/5 - (2 votes)

Trong thị trường chứng khoán (TTCK), nếu nói thông tin là vua thì con số thực tế chính là hoàng hậu. Các nhà đầu tư khi “chọn mặt gửi vàng” trên TTCK phải hiểu những con số của doanh nghiệp nói lên điều gì? Hôm nay, Infina sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư các chi tiết phải chú ý khi phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Tại sao phải phân tích báo cáo tài chính công ty?

Infina chọn phần nội dung này đầu tiên để các nhà đầu tư thấy được sự quan trọng của việc đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính quan trọng như thế nào khi đầu tư chứng khoán.

Bản chất của việc phân tích báo cáo tài chính để tìm ra những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của một tổ chức và tìm ra phương hướng để khắc phục, cải thiện hiệu quả kinh doanh.

phân tích báo cáo tài chính

Các câu hỏi nào được giải đáp khi phân tích báo cáo tài chính công ty?

Đối với nhà đầu tư, các câu hỏi thường được đặt ra khi chọn một cổ phiếu vào danh mục của mình bao gồm những câu hỏi sau:

  • Chỉ số lợi nhuận trên cổ phiếu?
  • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư?
  • Cổ tức trên một cổ phiếu là bao nhiêu?
  • Khả năng thanh toán của Doanh nghiệp như thế nào?

Các câu hỏi này đều được giải đáp khi phân tích báo cáo tài chính của công ty. Với báo cáo tài chính, nhà đầu tư có thể định giá được cổ phiếu doanh nghiệp, dự đoán giá cổ phiếu tương lai và hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.

Các nội dung chính cần chú ý khi phân tích báo cáo tài chính

phân tích báo cáo tài chính

Một bộ BCTC doanh nghiệp bao gồm các tài liệu sau:

  • Báo cáo của Ban giám đốc.
  • Báo cáo của công ty kiểm toán độc lập.
  • Bảng cân đối kế toán.
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính.

Chúng ta cần chú ý đến những vấn đề như sau:

Đối với Bảng Cân đối kế toán

Các nhà đầu tư phải quan tâm đến những thay đổi lớn và tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản. Nhà đầu tư sẽ trả lời được câu hỏi:

Tài sản của Doanh nghiệp đến từ các nguồn nào? Hiện tại đang tập trung ở đâu? Bên cạnh đó, việc tính toán tỷ trọng trong tài sản cũng giúp NĐT đánh giá, liệu Doanh nghiệp có đang đầu tư tài sản một cách hợp lý hay không.

Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Trong bảng báo cáo này, các NĐT cần chú ý đến 3 khoản mục hoạt động là hoạt động kinh doanh chính, hoạt động kinh doanh từ tài chính và hoạt động khác. Trong đó các con số quan trọng phải có và hiểu được đó là:

  • Doanh thu: Khoản thu nhập được tạo ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc bán hàng hóa, dịch vụ,…
  • Thu nhập phát sinh: Từ việc thanh lý tài sản, thu tiền phạt từ việc vi phạm hợp đồng,…
  • Chi phí phát sinh thêm: Khoản chi khác của công ty và nợ phát sinh.
  • Lợi nhuận: Bằng hiệu quả của doanh thu và chi phí.

Chúng ta cần có được các kết quả từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để trả lời cho các câu hỏi như:

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến giá Doanh nghiệp?
  • Doanh thu của doanh nghiệp có thể tăng trưởng không?

Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Chúng ta sẽ xem 3 dòng tiền chính:

  • Dòng tiền đến từ hoạt động kinh doanh: Dòng tiền không phải đến từ vay nợ hay huy động vốn mà có từ kết quả hoạt động kinh doanh. Cụ thể là phát sinh từ hoạt động thanh toán người lao động, khách hàng, nộp thuế…
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Đến từ đầu tư tài sản cố định, tài sản định hình, thanh lý hoặc mua sắm trong doanh nghiệp.
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Dòng tiền biến động do tăng/giảm vốn chủ sở hữu.

Đặc biệt, bạn cần quan tâm đến các chỉ số như sau:

  • Khấu hao tài sản cố định: Một doanh nghiệp có Doanh thu cao là 10 đồng nhưng chi phí khấu hao đến 7 đồng, liệu có ổn không?
  • Dòng tiền từ hoạt động chi trả cổ tức: Đây là một trong những tips để biết được tình hình tài chính của công ty có lành mạnh hay không?

Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Đối với bản thuyết minh báo cáo tài chính sẽ bao gồm các mục như sau:

  • Đơn vị tiền tệ được sử dụng.
  • Chế độ kế toán được áp dụng.
  • Chuẩn mực kế toán, kỳ kế toán.
  • Đặc điểm hoạt động doanh nghiệp.
  • Các thông tin trọng yếu khác.

Khi đọc các báo cáo này, bạn sẽ thấy được các khoản mục sẽ có những lý do giải thích cho sự thay đổi trên. Có thể là trình bày chi tiết các khoản mục hoặc thể hiện qua công thức để làm rõ cho người đọc hiểu báo cáo.

Các dữ liệu khác

Các chỉ số kinh tế

Các chỉ số này được chia làm các nhóm cần phải chú ý như sau

Nhóm chỉ số định giá

Nhóm chỉ số sinh lợi

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Lưu ý khi đọc phân tích báo cáo tài chính

Là một nhà đầu tư chứng khoán thông thái, bạn không nên bỏ qua cách phân tích báo cáo tài chính công ty thông qua việc đọc hiểu các văn bản. Bên cạnh đó, cần phải chú ý các yếu tố sau:

  • Xác định được đâu là nội dung trọng tâm khi đầu tư vào doanh nghiệp, cần quan tâm khả năng sinh lời, doanh thu từng giai đoạn của doanh nghiệp.
  • Không nên đọc duy nhất các BCTC gần nhất. Bởi hoạt động kinh doanh thể hiện rõ nhất trong khoảng từ 3 – 5 năm.
  • Tham khảo và đánh giá các BCTC giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực giúp đưa ra quyết định chuẩn xác.

Tổng kết

Để đầu tư thành công và hiệu quả thì việc phân tích báo cáo tài chính của một công ty để tìm ra được các mục đích phù hợp với yêu cầu riêng của mỗi một nhà đầu tư là điều rất cần thiết. Hy vọng với các thông tin trên, NĐT đã có một cái nhìn toàn diện hơn về một bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức