Sau một thời gian chống lại dịch bệnh Covid-19, nhiều cổ phiểu đang có dấu hiệu phục hồi trở lại. Đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngành thực phẩm, trong đó phải kể đến cổ phiếu FMC có sự gia tăng tích cực từ đầu năm 2020. Vậy, hiện giờ giá cổ phiếu FMC thay đổi như thế nào? Nhà đầu tư có nên mua mã chứng khoán FMC không? Hãy cùng Infina phân tích dưới bài viết này nhé.
CTCP thực phẩm Sao Ta được thành lập vào tháng 1/2015 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 2/2016 với tiền thân là doanh nghiệp 100% vốn Ban TCQT Tỉnh ủy Sóc Trăng. Đến tháng 1/2003, công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và đổi tên thành CTCP thực phẩm Sao Ta (FIMEX VN).
Công ty Sao Ta chuyên về các hoạt động về nuôi trồng thủy sản nội địa, chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thủy sản để xuất khẩu. Qua nhiều năm phát triển, Sao Ta luôn ý thức vị thế trong ngành của mình từ đó đưa ra các chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh hợp lý.
Tính đến nay, Sao Ta là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật. Một số sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển kinh doanh của Sao Ta:
Tháng 12/2006, Công ty Sao Ta chính thức niêm yết cổ phiếu lần đầu trên sàn chứng khoán HoSE có tên mã FMC với số lượng là 6 triệu cổ phiếu (nhà nước chiếm giữ 20%).
Sau khi được phát hành, vào tháng 2/2009, giá cổ phiếu FMC có dấu hiệu sụt giảm. Ngay sau đó, giá FMC có xu hướng đi ngang trước khi bật tăng theo thời gian.
Kế từ tháng 3/2020, giá FMC bắt đầu có dấu hiệu bật tăng mạnh. Điều này khiến rất nhiều nhà đầu tư không khỏi ngỡ ngàng. Giá FMC cao nhất ở ngưỡng 74.400 đồng/cổ phiếu vào tháng 4/2022. Tuy nhiên, vào tháng 2/2009, giá FMC đã từng chạm đáy thấp nhất là 1.230 đồng/cổ phiếu.
Trong năm 2022, FMC đã sụt giảm mạnh vào cuối tháng 1, sau đó có dấu hiệu bật tăng và đạt đỉnh vào ngày 18/4/2022. Tuy nhiên, sau đó, giá FMC đã bị sụt giảm theo xu hướng chung của toàn bộ thị trường.
Xem thêm: Top 5 cổ phiếu ngành thủy sản giúp các bạn “về bờ” nhanh chóng hơn bao giờ hết trong 2022
Hiện nay, cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu FMC nhất là CTCP Tập đoàn PAN với tỷ lệ sở hữu là 37.75% (tương ứng với 24.684.678 cổ phiếu). Thứ hai phải kể đến là CTCP Chăn nuôi C.P Việt Nam với tỷ lệ là 24.9% (tương ứng 16.281.833 cổ phiếu) và CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre với tỷ lệ sở hữu là 12.37% (8.089.000 cổ phiếu).
Các thông tin tài chính cơ bản của công ty FMC:
Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.
Trong hơn 7 tháng đầu năm 2022, doanh thu tiêu thụ chung của FMC đạt khoảng 140 triệu USD (tăng 15% so với 2021). Trong đó, thành phẩm tôm chế biến cuối tháng 7 đạt 12.889 tấn (tăng 5.7%), thành phẩm tôm tiêu thụ cũng ghi nhận khoảng 11.259 tấn (tăng 4% so với cùng kỳ 2021).
Trước đó, công ty FMC cũng đã báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 với doanh thu khoảng 1.411 tỷ đồng (tăng 21.6% so với 2021), lợi nhuận sau thuế đạt 118.4 tỷ đồng lãi sau thuế (tăng 44.5% với cùng kỳ năm 2021).
Theo đánh giá của doanh nghiệp, doanh số cuối năm sẽ tăng khoảng 15% so với cùng kỳ, hơn thế nữa, khả năng cả năm mức tăng sẽ cao hơn dự kiến. Mục tiêu doanh thu hợp nhất là 5.290 tỷ đồng (tăng 1.6% so với năm trước), lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng 10.7% (tương đương 320 tỷ đồng so với năm trước).
Sau dịch Covid-19, nhu cầu về thực phẩm của các nước nhập khẩu và trong nước tăng mạnh trở lại. Đặc biệt là các sản phẩm chế biến từ tôm rất được người tiêu dùng ưa thích. Hiện giờ, đa số người tiêu dùng đều thay đổi thói quen mua hàng sau thời dịch. Các sản phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ rất nhanh. Đây cũng là một trong các thế mạnh của Sao Ta.
Hơn thế nữa, ngành chế biến tôm tại Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển, tạo điều kiện cho Sao Ta phát triển mạnh trong tương lai:
Có thể nói, trên đây là những điều kiện thuận lợi để giúp Sao Ta phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Do vậy, trong 3 tháng cuối năm 2022, khả năng cổ phiếu FMC sẽ có dấu hiệu khả quan. Đây chắc chắn sẽ là một miếng bánh thơm đối với các nhà đầu tư dài hạn.
Trên đây là toàn bộ những nhận định về cổ phiếu FMC. Trong tương lai, FMC có rất nhiều tiềm năng phát triển. Do vậy, nhà đầu tư hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi ra quyết định đầu tư nhé. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có những phi vụ đầu tư thành công.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm:
1. Quỹ đầu tư là gì? Quỹ đầu tư, hay còn gọi là quỹ đại…
1. CASA: CASA là gì? CASA, viết tắt của Current Account Savings Account, là tài…
Quỹ dự phòng giúp bạn vượt qua khó khăn tài chính bất ngờ như mất…
1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…
Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…
Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…