Chu kỳ kinh tế là gì? Đầu tư theo chu kỳ kinh tế có hiệu quả không?

chu kỳ kinh tế
5/5 - (3 votes)

Chu kỳ kinh tế là gì? Các giai đoạn kinh tế có đặc điểm gì? Nên đầu tư theo chu kỳ kinh tế vào năm 2023 như thế nào? Infina sẽ giới thiệu về các giai đoạn của chu kỳ kinh tế và những gợi ý cho nhà đầu tư trong thời gian nền kinh tế đang có “sự biến đổi mạnh” trong bài viết này, mời bạn cùng theo dõi nhé!

Chu kỳ kinh tế là gì?

Chu kỳ kinh tế là sự biến động của GDP thực tế, hay còn gọi là chu kỳ kinh doanh. Sự biến động này tạo thành một chu kỳ gồm 4 giai đoạn cơ bản của nền kinh tế là suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh.

chu kỳ kinh tế

Các giai đoạn trong chu kỳ kinh tế

  • Suy thoái kinh tế: Dùng để chỉ sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế nói chung trong cùng thời gian và ở một khu vực nhất định của nền kinh tế vĩ mô.
  • Khủng hoảng kinh tế: Một định nghĩa khi nền kinh tế bị rơi vào trạng thái mất cân bằng tổng thể hoặc mất cân bằng trong lĩnh vực nhất định. Sự mất cân bằng này dẫn đến rối loạn, và thiệt hại lớn trong đời sống kinh tế – xã hội. 

chu kỳ kinh tế

  • Phục hồi: Thể hiện sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế. Khi sản lượng thực tế từ vị trí đáy của nền kinh tế phục hồi lại mức sản lượng tiềm năng và tiến tới đỉnh mới của chu kỳ. Ở thời kỳ này, tỷ lệ thất nghiệp giảm,  tỷ lệ hàng tồn kho giảm, thu nhập tăng, thị trường hàng hóa và dịch vụ sôi động trở lại để đáp ứng theo nhu cầu thị trường.
  • Hưng thịnh: Đây là thời kỳ đỉnh cao của chu kỳ kinh tế. Khi GDP, năng suất, việc làm, hoạt động tiêu dùng, sản xuất của nền kinh tế đã lên mức cực đại. Có thể hiểu đơn giản, đây là giai đoạn mà nền kinh tế đã chạm tới mức cao nhất và đã phát triển hết tiềm năng vốn có của nó. Thông thường giai đoạn này sẽ không kéo dài và rất dễ tiến vào chu kỳ suy thoái kinh tế mới.

Suy thoái và khủng hoảng kinh tế diễn ra như thế nào?

Khủng hoảng kinh tế bắt đầu bằng dấu hiệu khi nền kinh tế đã chững lại và có dấu hiệu bão hoà sau khi đạt đỉnh tiềm năng của chúng. Lúc này thị trường, kinh tế đang tiến vào giai đoạn suy thoái kinh tế.

Nguyên nhân suy thoái kinh tế

Các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái kinh tế, bao gồm vi mô và vĩ mô. Nhìn chung, một số nguyên nhân chính có thể được nhắc đến như sau:

Thay đổi cấu trúc trong ngành kinh tế: Nền kinh tế có thể phát triển hết tiềm năng vốn có nên việc thay đổi cấu trúc làm bão hoà và chờ đến giai đoạn suy thoái kinh tế. Ngoài ra, một số giả thuyết khác cho rằng suy thoái kinh tế là điều tất yếu phải xảy ra của suy thoái tài chính.

chu kỳ kinh tế

Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế

Chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, và ảnh hưởng của các cuộc suy thoái khu vực chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

  • Khủng hoảng tài chính: Đây là nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất. Tài chính là yếu tố quan trọng điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Sự khủng hoảng thị trường tiền tệ sẽ gây ra khủng hoảng trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Dẫn đến sự sụp đổ của chứng khoán và ngành liên quan đến tài chính.
  • Bong bóng kinh tế: Khi giá trị của hàng hóa tăng một cách vô cùng vô lý và đột biến. Ví dụ thực tiễn nhất là vào năm 2007 – 2010 ngành bất động sản Việt Nam đã đối mặt với bong bóng bất động sản, gây nên tình trạng thị trường ảo và sau đó là thời gian suy thoái kéo dài trong vài năm.

chu kỳ kinh tế

  • Lạm phát: Là khi sức mua của đồng tiền giảm, đồng thời giá cả của hàng hóa và dịch vụ tăng liên tục theo thời gian. Với cùng một đơn vị tiền tệ, người tiêu dùng mua được ít hàng hóa hơn so với thời gian trước.
  • Giảm phát: Ngược lại với lạm phát, mức giá chung của sản phẩm và tài sản trên thị trường liên tục giảm. Điều này xảy ra trong trường hợp hàng tồn kho nhiều, cung nhiều hơn cầu, thị trường không tiêu thụ được số lượng hàng hoá đã được sản xuất ra.
  • Giảm chi tiêu cá nhân và hộ gia đình: Hiện tượng tất yếu của người tiêu dùng khi lo lắng về nền kinh tế thị trường. Họ sẽ giảm chi tiêu, cắt giảm những khoản không cần thiết để chờ đợi nền kinh tế phục hồi trong tương lai.

Xem thêm: Lạm phát là gì? Vì sao lạm phát là yếu tố khiến nhà nước phải quan tâm bậc nhất?

Sự suy thoái kinh tế thế giới 2022 – 2023

Có thể nói vào những năm này, nền kinh tế đang bước vào những nấc thang đầu tiên của một chu kỳ kinh tế suy thoái. Cụ thể, tốc độ phát triển sau đại dịch toàn cầu Covid-19 khá là chậm. Với tình hình lạm phát tăng cao ở các nước và FED tăng lãi suất liên tục.

Một phần do bùng nổ các nền kinh tế số dẫn đến nền kinh tế truyền thống bị chững lại. Bên cạnh đó, châu Âu và các nước đồng minh đang phải đối mặt với khủng hoảng năng lượng, khí đốt do chiến tranh giữa Nga – Ukraine.

chu kỳ kinh tế

Nước ta cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng, sự điều chỉnh liên tục từ ngân hàng nhà nước thông qua điều chỉnh lãi suất. Hạn chế tiêu dùng, các công ty sản xuất bị ngưng trệ và sự mất giá của đồng tiền trong nước cũng khiến nền kinh tế nước ta đang bước đầu trong thời kỳ suy thoái.

Hậu quả của khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng thế nào?

  • Tình trạng bất ổn trong và ngoài nước: Đây chính là một vòng xoáy không lối thoát. Khi người dân và các công ty bị ảnh hưởng với các khoản thanh toán, thu hồi nợ, chi trả lãi vay sẽ dẫn đến tình trạng các công ty, doanh nghiệp cắt giảm ngân sách, sa thải nhân viên. Gây ra một bi kịch xã hội như mất việc làm, nghèo đói, lạm phát tăng cao, bất ổn xã hội.

hậu quả của khủng hoảng kinh tế

  • Khủng hoảng kinh tế trên thế giới: Khủng hoảng trong 1 quốc gia sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khu vực còn lại và việc khủng hoảng này sẽ kéo theo khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều này xảy ra do sự phụ thuộc và liên đới trong hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Đặc biệt những quốc gia có ảnh hưởng hàng đầu tiêu biểu như: Mỹ, châu Âu, Nga, Trung Quốc. 
  • Khủng hoảng nhân đạo: Điều này được thể hiện rõ nhất qua việc trẻ em bị bạo hành, nghèo đói, không được học hành đầy đủ và việc di cư ồ ạt sang các nước phát triển hơn.

Diễn biến của thị trường tiền tệ và kinh tế Việt Nam quý I/2023

So với cuối năm 2022, kết thúc quý I/2023 kinh tế Việt Nam có nhiều biến động rõ rệt với các chính sách điều chỉnh nhằm giúp phục hồi kinh tế từ nhà nước.

Thị trường tiền tệ

FED vẫn tiếp tục tăng lãi suất bất chấp những lo ngại về tình hình lạm phát diễn ra tại Mỹ và các nước. Sự điều chỉnh lãi suất tăng sẽ giúp kinh tế nước Mỹ thu hồi những khoản nợ và điều chỉnh tình hình tài chính một cách hiệu quả. Bất chấp sự tăng lãi suất diễn ra trên toàn cầu, ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục giảm lãi suất vào tháng 3/2023. Điều này có nghĩa là Việt Nam tách ra khỏi dòng chảy tiền tệ thế giới. 

Với sự điều chỉnh từ cơ quan có thẩm quyền, các nhà kinh doanh và chủ doanh nghiệp hy vọng nhận được ưu đãi hơn về việc vay vốn. Thông qua sự điều chỉnh này, giúp giảm được tình trạng “đóng cửa” của doanh nghiệp, người dân sẽ có công việc và giữ nền kinh tế trong nước không quá bất ổn.

Thị trường chứng khoán

Hiện nay, thị trường chứng khoán cũng chưa quá khởi sắc. Các nhà đầu tư vẫn lo ngại sự biến động lớn trong tương lai gần. Mặc dù sự điều chỉnh lãi suất sẽ phần nào kích cầu cho thị trường chứng khoán. 

Vấn đề là liệu kênh chứng khoán có còn là món pho-mát thơm ngon nữa hay chăng? Thực hư, thành công – thất bại trong việc đầu tư chứng khoán còn là ẩn số đối với các NĐT. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng giá các cổ phiếu trên thị trường cơ sở giảm sẽ có lợi cho những NĐT dài hạn. Thậm chí, với các NĐT chuyên nghiệp còn có thể kiếm được số tiền lớn qua các đòn bẩy thông qua mua bán giữa TTCK cơ sở và TTCK phái sinh.

Nền kinh tế sản xuất

Trong quý I/2023, theo ghi nhận từ chúng tôi, tình hình sản xuất tiêu dùng vẫn được đánh giá là tốt. Trong bối cảnh lạm phát gia tăng, dịch bệnh đang có dấu hiệu trở lại, nước ta vẫn đảm bảo xuất siêu 4,07 tỷ USD.

Bên cạnh đó, thông qua chính sách hỗ trợ vay vốn từ nhà nước, các công ty, doanh nghiệp đang dần khôi phục sản xuất kinh doanh.

chu kỳ kinh tế
Nguồn theo tổng cục thống kê

Đầu tư theo chu kỳ kinh tế

Để xác định chu kỳ kinh tế Việt Nam vẫn còn có sự tranh cãi về thời gian giữa các giai đoạn xảy ra. Tuy nhiên, có thể thấy rằng một chu kỳ kinh tế hiện nay là 10 năm. Đợt khủng hoảng gần nhất là năm 2008 với sự bùng nổ và sụp đổ của bong bóng bất động sản. Đến thời điểm hiện tại, chu kỳ kinh tế ở nước ta đang bước vào những nốt trầm đầu tiên của suy thoái.

Những cách đầu tư theo chu kỳ kinh tế an toàn, hiệu quả

Chu kỳ khủng hoảng kinh tế thường bắt đầu bằng các cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ. Mặc dù sự khủng hoảng kinh tế là nỗi ám ảnh với toàn xã hội, tuy nhiên có rất nhiều người đã thành tỷ phú bởi sự đầu tư khôn ngoan.

Một số cách đầu tư dưới đây sẽ giúp bạn bảo đảm được tài sản vốn có và tăng lợi nhuận trong từng chu kỳ kinh tế.

  • Đầu tư vàng: Dù cho bao nhiêu biến động trong lịch sử xảy ra thì vàng luôn là tài sản có tính thanh khoản cao và an toàn nhất.

vàng

  • Đầu tư bất động sản: Bất động sản luôn là kênh đầu tư an toàn và khôn ngoan nhất dành cho các NĐT. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, BĐS đang xuống đáy, do đó chọn cho mình loại hình bất động sản nên sáng suốt và phù hợp với từng giai đoạn thị trường.
  • Tham gia bảo hiểm nhân thọ và đầu tư tài chính: Bảo hiểm nhân thọ luôn được ưu tiên bởi phòng được những rủi ro trong cuộc sống. Bên cạnh đó, còn được hưởng lãi suất như một sổ tiết kiệm trong giai đoạn khủng hoảng tài chính.

Xem thêm: Bảo hiểm nhân thọ là gì? Có nên mua bảo hiểm nhân thọ hay không?

  • Mua cổ phiếu: Đầu tư cổ phiếu giúp nhà đầu tư giảm sự trượt giá của đồng tiền và có lợi tức hàng tháng nếu bạn dành thời gian nghiên cứu và đầu tư hiệu quả.

Bạn cũng có thể đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn nhỏ chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Xem thêm: Thu nhập thụ động là gì? Có bao nhiêu cách tạo ra nguồn thu nhập thứ 2?

Lời kết

Bài viết trên đã giải thích về chu kỳ kinh tế và đặc trưng của suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Bên cạnh đó, còn có những cách đầu tư phù hợp với từng giai đoạn khác nhau, mọi quyết định là tùy ở bạn.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm: