Trong lĩnh vực bất động sản, Vạn Thịnh Phát là một trong những tập đoàn có tiếng nhất tại Việt Nam. Trải qua nhiều năm hoạt động và phát triển, tập đoàn Vạn Thịnh Phát, dưới sự dẫn dắt của chủ tịch Trương Mỹ Lan, công ty liên tục khẳng định giá trị tên tuổi trên thị trường. Tuy nhiên, gần đây, có rất nhiều bất lợi ảnh hưởng xấu đến công ty Vạn Thịnh Phát sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Trong bài viết này, Infina sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về doanh nghiệp này.
Nội dung chính
Tổng quan về công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hay còn gọi là VTP Group là một công ty chuyên về bất động sản, cung cấp các loại hình dịch vụ nhà hàng và khách sạn. Tại TP. Hồ Chí Minh, VTP Group cung cấp rất nhiều dự án nổi tiếng và tạo được tiếng vang lớn cho công ty.
Được thành lập vào năm 1992 với tiền thân là công ty Tư doanh Vạn Thịnh Phát. Sau đó, do chính phủ Việt Nam thực hiện các chính sách đổi mới nền kinh tế, doanh nghiệp này quyết định đổi sang loại hình công ty TNHH.
Năm 2007, công ty chính thức cổ phần hóa với số vốn điều lệ tăng lên đến hơn 6.000 tỷ đồng. Đến cuối năm 2007, VTP Group tham gia vào đồng sáng lập 2 tập đoàn lớn là VTP Invest Group có số vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng và An Đông Group có số vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng.
Cuối năm 2019, VTP Grop thay đổi đăng ký kinh doanh và nâng vốn điều lệ trên 13.000 tỷ đồng do phát hành cổ phiếu Vạn Thịnh Phiếu.
Hiện nay, thông tin về VTP Group đã được thay đổi lên đến 52 lần, số ngành nghề của VTP Group đăng ký là 140 ngành kinh doanh đa lĩnh vực. Trong đó, hoạt động chính vẫn là bất động sản.
Ai đứng sau Vạn Thịnh Phát?
Nhắc đến VTP Group, chúng ta không thể không nhắc tới bà trùm đại gia chủ tịch Tập đoàn Trương Mỹ Lan (Trương Muội). Bà Lan sinh ngày 13/10/1956, là một doanh nhân người Việt gốc Hoa.
Bà Trương Mỹ Lan là một trong những người hiếm hoi có gia tộc giàu có nhất nhì Việt Nam. Không chỉ vậy, bà còn có sự hỗ trợ đắc lực từ chồng là ông Eric Chu Nap Kee – một doanh nhân thành đạt có tiếng trong lĩnh vực bất động sản tại Hong Kong. Hiện tại, bà Lan và ông Eric có một cô con gái là Chu Duyệt Phấn (sinh năm 1994) cũng đang giữ chức vụ chủ tịch ZS Hospitality Group ( công ty con của VTP Group).
Bà Lan lớn lên trong một gia đình có truyền thống kinh doanh, do vậy bà vô cùng bản lĩnh khi tham gia thị trường bất động sản mà không ngần ngại. Hầu hết, các thông tin về cuộc sống của bà đều rất ít và đặc biệt chỉ xuất hiện trong hoạt động xã hội. Có thể nói, Trương Mỹ Lan là “bà trùm bí ấn” tại Việt Nam có tên trong hồ sơ Panama. Nhiều người nói rằng, có thể Trương Mỹ Lan giàu hơn cả tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Nhận thấy tiềm năng phát triển của ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, bà Lan nhanh chóng thành lập công ty chuyên cung cấp các loại hình dịch vụ và gặt hái được nhiều thành tựu lớn.
Các dự án nổi bật mà Vạn Thịnh Phát sở hữu
Các dự án làm lên tên tuổi của VTPGroup bao gồm:
- Tòa cao ốc căn hộ dịch vụ Sherwood Residence.
- Dự án Windsor Plaza Hotel.
- Dự án Thẻ Graden Complex.
- Dự án phức hợp Times Square.
- Nhà hàng hữu nghị Amigo.
Tại sao chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt?
Ngày 8/10, bà Trương Mỹ Lan chính thực bị Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, C03 cũng khởi tố và bắt tạm giam các bị can liên quan là Trương Huệ Vân – Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn quản lý BĐS Windsor, Nguyễn Phương Hồng – trợ lý VTP Group, Hồ Bửu Phương – nguyên chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán Tân Việt và nguyên phó tổng giám đốc phụ trách về tài chính của VTP Group và danh sách 762 công ty có liên quan.
Trong đó, kết quả điều tra ban đầu cho rằng các bị can đã thực hiện hành vi gian dối trong việc phát hành, giao dịch trái phiếu trái với quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của nhà đầu tư trong khoảng thời gian năm 2018 – 2019.
Theo đó, Bộ Công an đề nghị Hà Nội tạm dừng việc giao dịch chuyển nhượng cổ phần vốn góp của 762 công ty liên quan đến VTP Group để ngăn chặn việc tẩu tán tài sản.
Toàn cảnh vụ án Vạn Thịnh Phát hao hụt tận 6% GDP cả nước Việt Nam
Theo nhận định, trong quá trình hoạt động, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xây dựng “hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát” với hơn 1.000 doanh nghiệp, chia thành 4 nhóm chính có mối quan hệ chặt chẽ, bao gồm: nhóm định chế tài chính, nhóm các công ty hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhóm các công ty “ma” tại Việt Nam và mạng lưới công ty ở nước ngoài.
Trong nhóm định chế tài chính, SCB đóng vai trò đặc biệt quan trọng và đã được bị can Trương Mỹ Lan sử dụng như một công cụ tài chính để cấp vốn cho các công ty trong hệ sinh thái này. Tất cả các hoạt động của ngân hàng này dường như chủ yếu phục vụ cho hoạt động của nữ chủ tịch tập đoàn.
Bằng việc lợi dụng hoạt động của ngân hàng để huy động nguồn vốn và đáp ứng nhu cầu kinh doanh của “hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát,” bị can Trương Mỹ Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân bằng cách mua và sở hữu phần lớn cổ phần, sau đó thao túng chúng. Từ tháng 12-2011, thông qua người đứng tên sở hữu cổ phần, bà Lan nắm giữ hơn 81% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), hơn 98% cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và hơn 80% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.
Khi 3 ngân hàng này sáp nhập lại thành SCB, bị can Trương Mỹ Lan tiếp tục thông qua người đứng tên để nắm giữ hơn 85% cổ phần của ngân hàng này. Cũng thông qua thủ đoạn này, nữ doanh nhân đã mua thêm cổ phần và tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng lên hơn 91% vào ngày 1-1-2018.
Bằng cách kiểm soát quyền điều hành, bị can Lan đã đưa người của mình hoặc sử dụng các cá nhân tin tưởng và có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng vào các vị trí quan trọng tại SCB. Những người này đều tuân theo hướng dẫn của bà Lan và được trả lương cao, trong khoảng từ 200 – 500 triệu đồng/tháng.
Về hoạt động của SCB, đáng chú ý, ngân hàng này thường được sử dụng như “một công cụ tài chính để huy động tiền gửi từ dân và tổ chức”. Tuy nhiên, khi cho vay, SCB thường ưu tiên phục vụ cho mục tiêu cá nhân của Trương Mỹ Lan.
Quá trình phạm tội của bà Trương Mỹ Lan
Theo kết luận, sau khi thâu tóm SCB, bị can Trương Mỹ Lan đã sử dụng các cá nhân đáng tin cậy để giữ vai trò quan trọng cả tại ngân hàng và tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, để rút tiền từ ngân hàng thông qua việc giải ngân cho các hồ sơ vay được lập giả mạo. Thậm chí, một số khoản vay đã được rút tiền trước khi hoàn thành hồ sơ vay.
Mỗi khoản tiền rút ra sau đó được chuyển cho từng nhóm để tạo ra các công ty “ma,” và thiết kế kế hoạch đầu tư cho các dự án, sau đó giao cho các bộ phận tính toán tài sản để đảm bảo phù hợp…
Kết luận điều tra cho thấy SCB đã thu hút tiền gửi từ 50 chi nhánh nhưng chỉ tập trung giải ngân cho nhóm Trương Mỹ Lan tại 3 đơn vị trụ sở, 3 chi nhánh lớn và 6 chi nhánh nhỏ hơn. Các hồ sơ vay và các khoản giải ngân của nhóm này tại các đơn vị và chi nhánh này thường được đánh dấu riêng biệt với các ký hiệu như “HSTT,” “phương án, dự án,” để nhân viên ngân hàng có thể nhận biết là cho vay cho các công ty trong “hệ sinh thái.”
Cơ quan điều tra của Bộ Công an đã chỉ ra rằng, nhóm Trương Mỹ Lan đã sử dụng các biện pháp sau để vay tiền từ SCB: tạo lập khách hàng vay vốn giả mạo; thuê hoặc nhờ người đứng tên tài sản; tạo lập hồ sơ vay giả mạo; đánh giá giá trị tài sản định giá để tạo hồ sơ theo quy định và che giấu thông tin khi phải đối phó với các cơ quan kiểm tra, thanh tra. Hầu hết các khoản vay của Trương Mỹ Lan – Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thường được giải ngân trước khi hồ sơ hợp pháp hóa.
Theo quy trình thông thường, ngân hàng chỉ giải ngân sau khi đã hoàn thiện thủ tục pháp lý liên quan đến thế chấp tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng 1.284 khoản vay của bị can Lan vẫn còn nợ và không có thủ tục thế chấp khi được giải ngân; số lượng còn lại chủ yếu được bảo đảm bằng cổ phần và quyền tài sản.
Kết quả xác minh hồ sơ vay vốn của 1.284 khoản vay tại SCB cho thấy có 201 khoản vay và hồ sơ vay vốn không được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền. Các khoản vay này đã được giải ngân với tổng giá trị hơn 10.000 tỉ đồng và đến nay, tổng số nợ đã lên đến 11.600 tỉ đồng.
Nhóm của Trương Mỹ Lan còn tạo ra và sử dụng khách hàng vay vốn giả mạo, thuê người đứng tên tài sản bảo đảm để vay 1.200 khoản tại SCB. Nhóm bà Lan cũng đã thành lập hàng nghìn pháp nhân và thuê hàng nghìn cá nhân để làm đại diện pháp luật, đứng tên cổ đông, đứng tên ký hồ sơ vay vốn, đứng tên tài sản bảo đảm để hợp pháp việc rút tiền.
“Số lượng pháp nhân giả mạo này ngày càng tăng lên vì phải thành lập nhiều pháp nhân và tạo ra nhiều cá nhân mới để đứng tên trong các khoản vay, điều này giúp họ tránh được kiểm tra về nợ tín dụng lớn” – kết luận đã nêu lên.
Để bị can Trương Mỹ Lan và các đồng phạm thực hiện hành vi rút tiền và lấy cắp tiền từ SCB thông qua việc vay tiền, họ đã được hỗ trợ bởi các đối tượng tại các công ty thẩm định giá. Lãnh đạo và nhân viên của các công ty này đã không thực hiện đúng công việc thẩm định, nhưng vẫn cung cấp các giấy tờ thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của SCB để hợp pháp hóa các thủ tục vay vốn, đồng thời tăng giá trị tài sản.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin về Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trải qua nhiều năm VTP Group đã có nhiều tiếng vang lớn dưới sự lãnh đạo của Trương Mỹ Lan. Tuy nhiên, những tai tiếng của bà Trương Mỹ Lan khiến VTP Group gặp nhiều khó khăn trong thời gian này.