TOP 5 mã cổ phiếu ngành dầu khí tiềm năng nhất trên thị trường Việt Nam

5/5 - (3 votes)

Những biến động của cổ phiếu ngành dầu khí trong tình hình kinh tế và chính trị hiện nay đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Dưới đây là một số thông tin về cổ phiếu ngành dầu khí mà có thể bạn quan tâm. Cùng Infina tìm hiểu nhé!

Mã cổ phiếu ngành dầu khí là gì?

Cổ phiếu dầu khí ngày 23/02/2022

Mã cổ phiếu ngành dầu khí là các mã cổ phiếu đại diện cho các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất trong ngành dầu khí trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Tổng số mã cổ phiếu ngành dầu khí tính tới thời điểm hiện tại là gồm 12 mã được niêm yết ở các sàn chứng khoán: OIL, BSR, PLX, PEQ, PTV, POS, PVC, PVB, PVS, PVE và TOS.

Danh sách cổ phiếu ngành dầu khí

Các mã cổ phiếu ngành dầu khí hiện nay được giao dịch chủ yếu là ở sàn UPCOM và chỉ một vài cổ phiếu giao dịch trên 2 sàn còn lại HoSEHNX

Tên công tyMã cổ phiếuSàn giao dịch
CTCP Lọc hoá Dầu Bình SơnBSRUPCOM
Tổng Công ty Dầu Việt NamOILUPCOM
CTCP Thiết bị Xăng dầu PetrolimexPEQUPCOM
CTCP Dịch vụ Lắp đặt, Vận hành và Bảo dưỡng Công trình Dầu khí Biển PTSCPOSUPCOM
CTCP Thương mại Dầu khíPTVUPCOM
Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Dầu khíPVEUPCOM
CTCP Dịch vụ biển Tân CảngTOSUPCOM
CTCP Bọc ống Dầu khí Việt NamPVBHNX
Tổng Công ty Hoá chất và Dịch vụ Dầu khíPVCHNX
Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt NamPVSHNX
Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khíPVDHOSE
Tập đoàn Xăng Dầu Việt NamPLXHOSE

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

TOP 5 mã cổ phiếu dầu khí tiềm năng trên thị trường hiện nay

Trên thị trường chứng khoán hiện nay có rất nhiều mã cổ phiếu ngành dầu khí nên việc đưa ra lựa chọn khiến nhiều người gặp khó khăn. Dưới đây sẽ là một số mã cổ phiếu dầu khí tiềm năng mà bạn có thể tham khảo:

1. Công ty cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn – BSR

BSR là mã cổ phiếu của CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn – đơn vị thành viên của tập đoàn Dầu Khí Việt Nam, niêm yết trên sàn UPCOM nhận được rất nhiều sự quan tâm. BSR có nhiệm vụ vận hành và quản lý nhà máy lọc dầu Dung Quất, một công trình trọng điểm của quốc gia với tổng đầu tư lên đến 3 tỷ USD, công suất chế biến tới 6,5 triệu tấn dầu thô mỗi năm.

Vì CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn là công ty phân phối dầu thô ra thị trường nên doanh thu chủ yếu phụ thuộc vào giá dầu của thế giới. Với tình trạng hiện tại, nhu cầu sử dụng dầu tăng cao do kinh tế cần hồi phục sau sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID, chính vì vậy mà tiềm năng của ngành dầu khí này rất lớn.

Thông tin niêm yết:

  • Sàn niêm yết: UPCOM.
  • Ngày bắt đầu giao dịch đầu tiên: 01/03/2018.
  • Khối lượng giao dịch trung bình: 14.104.531.
  • Giá mục tiêu: ngắn hạn 30.000, trung hạn 40.000.

2. Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí – PVD

PVD (PV Drilling) thành lập từ năm 2001, tiền thân là Xí nghiệp Dịch vụ Dầu khí biển (PTSC Offshore). Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp giàn khoan, dịch vụ thiết bị máy khoan, dịch vụ kỹ thuật về giếng khoan và khoan, đo karota khí, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định chất lượng vật tư thiết bị và phương tiện dầu khí,… cho thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, PVD còn được xếp vào nhóm doanh nghiệp thượng nguồn trong ngành dầu khí.

Trong năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch tổng doanh thu của PVD cũng nhiều ảnh hưởng chỉ thu được 3.988 tỷ đồng, giảm 24% với năm trước đó, kéo theo mức lợi nhuận thu được sau thuế giảm còn 62 tỷ.

Hiện nay trong ngành thì PVD được biết đến như một “leader ngành”, do vậy mà bạn hoàn toàn có thể đặt kỳ vọng vào PVD trong thời gian tới. 

Thông tin niêm yết:

  • Sàn niêm yết: HOSE.
  • Ngày bắt đầu giao dịch đầu tiên: 05/12/2006.
  • Khối lượng giao dịch trung bình: 8.118.256.
  • Giá mục tiêu: ngắn hạn 40.000, trung hạn 60.000.

3. Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam – PVS

Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) thành lập từ tháng 2/1993, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho dầu khí và công nghiệp. PVC hiện đang sở hữu các loại hình dịch vụ có tính mũi nhọn, chuyên nghiệp, đạt trình độ quốc tế như: 

  • Tàu dịch vụ.
  • Khảo sát địa chấn, địa chất, công trình ngầm
  • Dịch vụ kỹ thuật cho công nghiệp, dầu khí.
  • Vận hành, lắp đặt và khảo sát công trình biển.
  • Dịch vụ văn phòng, khách sạn.
  • EPCI công trình biển.
  • EPC công trình công nghiệp.
  • Kho nổi xử lý và xuất dầu thô FSO/FPSO.

Trên sàn giao dịch HNX thì mã cổ phiếu PVS luôn là một trong những cổ phiếu tốt nhất. Bên cạnh đó, PVS còn là tổng công ty quan trọng trong ngành dầu khí Việt Nam, có mối liên kết với hơn 20 doanh nghiệp trong ngành cả trong và ngoài nước.

Doanh thu thuần từ hoạt động cung cấp dịch vụ và bán hàng của PTCS là 14.221 tỷ đồng, giảm hơn 29,5% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế là 678 tỷ đồng, thấp hơn 100 tỷ đồng so với năm 2020.

Thông tin niêm yết:

  • Sàn niêm yết: HNX.
  • Ngày bắt đầu giao dịch đầu tiên: 20/09/2007.
  • Khối lượng giao dịch trung bình: 10.926.219
  • Giá mục tiêu: ngắn hạn 36.000, trung hạn 55.000.

4. Tập đoàn xăng dầu Việt Nam – PLX

Tập đoàn xăng dầu Việt Nam thành lập từ năm 1996, có tiền thân là Công ty Xăng dầu mỡ. Bên cạnh đó, PLX là cổ phiếu bluechip trong ngành xăng dầu, nằm trong nhóm cổ phiếu VN30, cũng là đơn vị phân phối, kinh doanh xăng dầu đứng số 1 Việt Nam. 

Vào năm 2011, doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa và bán đấu giá cổ phần tại sàn HXN. Tới năm 2017, PLX đã niêm yết và giao dịch chính thức trên sàn giao dịch HOSE.

Hiện nay, PLX hoạt động kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực:

  • Xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu.
  • Đầu tư vốn vào một số doanh nghiệp khác.

Doanh thu thuần kết năm 2021 của PLX là 169.113 tỷ từ việc cung cấp dịch vụ và bán hàng, tăng 36,47% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế ở mức 3.112 tỷ đồng, con số này đã tăng gấp 2 lần so với năm 2020.

Thông tin niêm yết:

  • Sàn niêm yết: HOSE.
  • Ngày bắt đầu giao dịch đầu tiên: 21/04/2017.
  • Khối lượng giao dịch trung bình: 2.081.107.
  • Giá mục tiêu: ngắn hạn 63.000, trung hạn 75.000.

5. Tổng công ty dầu Việt Nam – OIL

Tổng công ty dầu Việt Nam là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVOIL) – đây là đơn vị duy nhất tham gia vào sự phát triển hoàn chỉnh khẩu hạ nguồn của ngành dầu khí trong lĩnh vực kinh doanh và xuất nhập khẩu dầu thô, chế biến cũng như phân phối các sản phẩm dầu.

Năm 2021, OIL có doanh thu thuần từ việc cung cấp dịch vụ và bán hàng là 57.836 tỷ đồng, tăng 15.6% so với năm trước, tuy nhiên có số này lại thấp hơn rất nhiều so với năm 2019, nguyên nhân chủ yếu có thể là do sự ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh. Ngoài ra, so với mức tăng trưởng âm vào năm 2022 thì doanh thu sau thuế của doanh nghiệp đã có sự thay đổi khả quan đạt 776 tỷ.

Thông tin niêm yết:

  • Sàn niêm yết: UPCOM.
  • Ngày bắt đầu giao dịch đầu tiên: 07/03/2018.
  • Khối lượng giao dịch trung bình: 2.476.225.
  • Giá mục tiêu: ngắn hạn 20.000đ, trung hạn 30.000đ.

Một số điều cần lưu ý khi đầu tư vào cổ phiếu ngành dầu khí

Mặc dù các cổ phiếu ngành dầu khí luôn mang lại nhiều cơ hội đầu tư và phát triển, nhưng nó vẫn tồn động nhiều thách thức nên bạn cần hết sức lưu ý trước khi đưa ra quyết định mua/bán. 

  • Luôn chú ý đến giá dầu của thế giới, trong trường hợp bạn nắm giữ dài hạn từ 3 đến 6 tháng hay trên 1 năm thì có thể không cần quan tâm quá nhiều. Nhưng nếu chỉ giữ trong thời gian ngắn thì nên đặc biệt lưu ý, vì giá dầu gây ảnh hưởng trực tiếp đến cổ phiếu dầu khí.
  • Lựa chọn thời điểm mua phù hợp cũng là một những điểm cần chú ý. Vì cho dù mã cổ phiếu có tốt đến đâu mua vào không đúng thời điểm thì vẫn phải chịu khả năng lỗ vốn.
  • Tình trạng dịch bệnh hiện tại đã khả quan hơn, tuy nhiên trong tương lai vẫn không biết có chủng mới phát sinh hay không. Nếu trường hợp này xảy ra thì nhu cầu sử dụng dầu có thể giảm, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu dầu khí.
  • Khi đầu tư vào cổ phiếu ngành dầu khi điều quan trọng là bạn phải bình tĩnh, không nóng vội, hãy tiến hành phân tích cổ phiếu ngành dầu khí kỹ càng vì thị trường này phù hợp để đầu tư lâu dài.
  • Cuối cùng, cổ phiếu ngành nào cũng có thể gặp phải rủi ro, vì vậy chỉ nên đầu tư vào với số vốn phù hợp.

Kết Luận

Bài viết trên là những thông tin về cổ phiếu ngành dầu khí cùng với danh sách các mã cổ phiếu ngành dầu khí tiềm năng trên thị trường Việt Nam hiện nay. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận dưới đây nhé!

Xem thêm:

Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức
Nguyễn Thành

Tôi tên là Nguyễn Phúc Trường Thành, hiện nay tôi đang là người chịu trách nhiệm cho việc sản xuất nội dung liên quan đến lãi suất ngân hàng, tình hình lãi suất hiện nay, các tin tức liên quan đến chứng khoán, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, tiết kiệm hay tích lũy,... Tôi sẽ luôn cập nhật thông tin mới nhất và nhanh nhất đến cho người đọc. Hãy đón chờ những bài viết mới nhất đến từ tôi nhé!

Recent Posts

API là gì? Tìm hiểu REST API, Web API và ưu nhược điểm

1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…

9 hours ago

Ship COD là gì? Hướng dẫn ship COD và bảng giá mới nhất

Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…

11 hours ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025

1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…

1 day ago

AI là gì? Những ứng dụng AI miễn phí hữu ích

1. Trí Tuệ Nhân Tạo Là Gì? Trí tuệ nhân tạo (AI), hay Artificial Intelligence,…

2 days ago

Thẻ ghi nợ là gì? Những lưu ý khi sử dụng

1. Thẻ ghi nợ là gì?  1.1. Thẻ ghi nợ là gì Thẻ ghi nợ…

2 days ago

Lãi suất ngân hàng Nam Á Bank mới nhất ngày 07/01/2025

Trong cuộc cập nhật ngày 5/8 vừa qua, Ngân hàng Nam A đã giảm lãi…

2 days ago