Môi giới là gì? Nghề môi giới thương mại là gì? Có những quy định pháp luật nào về nghề môi giới hiện nay? Cùng Infina tìm hiểu và phân biệt nghề môi giới, uỷ thác thương mại và nghề “cò” nhé.
Agency là chỉ những cơ quan, tổ chức, công ty trong lĩnh vực môi giới. Người môi giới thì được gọi là Broker. Và theo định nghĩa trong tiếng Anh, người môi giới là người trung gian giữa người mua và người bán.
Theo quy định về nghề môi giới trong luật thương mại 2005. Môi giới là hành vi làm trung gian cho các bên tiếp xúc, đàm phán và thiết lập các quan hệ để hưởng thù lao.
Nội dung của hoạt động môi giới thường gồm: Tìm kiếm khách hàng và tiến hành một số đàm phán ban đầu với họ. Hỗ trợ việc đàm phán, ký kết hợp đồng.
Khác với người đại diện, người môi giới không trực tiếp giao kết hợp đồng với khách hàng.
Người môi giới là khái niệm chung chỉ những người thực hiện hoạt động môi giới, theo đó họ là người trung gian giúp các bên tiếp xúc, gặp gỡ, thiết lập quan hệ và được hưởng thù lao theo thỏa thuận.
Đây là cơ quan, tổ chức được đăng ký với cơ quan nhà nước. Tùy từng lĩnh vực sẽ có những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức này.
Phạm vi của môi giới rất rộng và các quan hệ môi giới được thiết lập dựa trên cơ sở hợp đồng. Hiện nay có một số ngành nghề môi giới thương mại được pháp luật cho phép như:
Nghề môi giới là ngành nghề dịch vụ đặc biệt, không những vậy. Nghề môi giới còn được pháp luật quy định rõ ràng nhằm bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên.
Để nhận biết ngành nghề môi giới thương mại, chúng ta có thể dựa vào những đặc điểm sau đây.
Quan hệ môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới. Tuy nhiên trên thực tế, không thiếu các hoạt động môi giới không hề có văn bản hợp đồng.
Về điều này, luật thương mại 2005 quy định rõ như sau:
Hợp đồng môi giới thương mại: Là loại hợp đồng dịch vụ theo quy định tại điều 74, Luật Thương mại năm 2005. Thì hợp đồng môi giới nói riêng và hợp đồng dịch vụ nói chung được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
Khi giao kết hợp đồng môi giới thương mại: Các bên nên thỏa thuận những điều, khoản. Về nội dung cụ thể của việc môi giới, mức thu lao mà bên môi giới sẽ được nhận. Và thời hạn thực hiện hợp đồng môi giới, quyền và nghĩa vụ của các bên. Cùng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng môi giới.
Hiện tại, có rất nhiều lĩnh vực cần đến hoạt động môi giới. Trong phần này hãy cùng phân biệt các khái niệm môi giới thương mại với uỷ thác thương mại và nghề “cò” nhé.
Đối với ngành nghề môi giới tài sản, được chia ra làm các lĩnh vực như: Môi giới nhà đất, môi giới phòng trọ. Các khái niệm như môi giới bất động sản là gì, môi giới nhà đất là gì, môi giới phòng trọ là gì khác nhau như thế nào?
Đối với ngành nghề môi giới dịch vụ, không chỉ trên thế giới, ngay tại nước ta cũng khá đa dạng. Cụ thể như:
Là các bên đại diện, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, họ có thể là tổ chức, công ty hay cá nhân. Họ có nhiệm vụ đưa ra những lời khuyên đúng đắn và vạch ra những hướng giao dịch sinh lợi cho khách hàng.
Môi giới bảo hiểm được hiểu theo luật là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm. Về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm. Và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm
Có thể hiểu là tổ chức hoặc cá nhân. Chuyên cung cấp dịch vụ sắp xếp thông quan hàng hóa thông qua hải quan và các cơ quan hành chính khác. Hoặc các dịch vụ liên quan bao gồm: Xử lý hợp đồng hải quan, hỗ trợ phân loại, vận chuyển hàng hóa để vận chuyển.
Là tổ chức hoạt động chuyên về môi mới, tư vấn việc làm cho người lao động và người sử dụng lao động. Các vấn đề cần tư vấn như: Lựa chọn nghề, trình độ đào tạo phù hợp với khả năng và nguyện vọng. Bên cạnh đó, còn tổ chức đào tạo, mở các chương trình, dự án về việc làm cho các đối tượng có nhu cầu.
Uỷ thác thương mại là hoạt động giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác. Theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình. Và giữa 2 bên có những điều kiện đã thỏa thuận với nhau, bao gồm thù lao ủy thác.
Điểm khác biệt của uỷ thác thương mại và môi giới là:
Hiện nay, các lĩnh vực kinh tế thương mại phát triển nhanh chóng. Nhiều ngành nghề dịch vụ môi giới ra đời. Và nhiều người đều lầm tưởng nghề môi giới chính là “cò”. Vậy nghề “cò” là gì?
Cò là từ lóng chỉ bên trung gian thực hiện hành vi tìm kiếm. Và giúp đỡ các bên liên quan thực hiện mua bán trao đổi hàng hoá, tài sản.
Khác biệt của nghề cò chính là:
Trên đây là tổng hợp các thông tin về môi giới là gì cũng như các ngành nghề liên quan đến môi giới ở nhiều lĩnh vực. Lĩnh vực môi giới là 1 trong những nghề có thu nhập khá cao nếu như bạn biết cách sử dụng ngôn từ của mình và chèo lái khách hàng hợp lý.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm:
1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…
Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…
Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…
Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…
1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…
Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…