Trong đầu tư chứng khoán, để phân tích tiềm năng của một loại cổ phiếu hoặc tiềm năng phát triển doanh nghiệp, nhà đầu tư phải sử dụng kết hợp rất nhiều các công cụ phân tích. Trong đó, việc đánh giá tính thanh khoản cũng như mức lợi nhuận kỳ vọng cổ phiếu là rất quan trọng. Hiện nay, mô hình CAPM được sử dụng khá phổ biến. Vậy, cụ thể mô hình CAPM là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào trong đầu tư chứng khoán? Hãy cùng Infina theo dõi bài phân tích dưới đây nhé.
CAPM (Capital Asset Pricing Model) được phát triển bởi 3 nhà kinh tế học lớn là: William Sharpe, Jack Treynor và John Lintner ứng dụng chủ yếu trong các giao dịch chứng khoán. CAPM là mô hình có thể giúp nhà đầu tư thấy được mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro hệ thống của một loại chứng khoán cụ thể. Mô hình này được ứng dụng rất phổ biến trên thế giới, chủ yếu áp dụng vào việc phân tích và đánh giá.
CAPM được coi là một công cụ đắc lực cho nhà đầu tư trong quá trình lựa chọn phân tích cổ phiếu. CAPM có những ưu điểm như sau:
Bên cạnh những ưu điểm, về mặt lý thuyết, CAPM có 2 nhược điểm lớn, đó là:
Về mặt ứng dụng thực tế, mô hình có những khuyết điểm như sau:
Công thức tính toán cụ thể:
Re = Rf + [Beta x (Rm – Rf)]
Trong đó:
Lưu ý:
Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.
Giả sử, trong danh mục đầu tư của bạn có cổ phiếu X và cổ phiếu Y với hệ số rủi ro lần lượt là 1.5 và 0.7. Giả định mức lợi nhuận phi rủi ro ở mức 7%, lợi nhuận danh mục thị trường thực tế khoảng 13.4% (giả sử tỷ trọng 2 cổ phiếu trong danh mục bằng nhau). Khi áp dụng CAPM, mức lợi nhuận kỳ vọng được xác định như sau:
Vậy, tỷ suất lợi nhuận của danh mục = 0.5 * (16.6+11.48) = 14.04%.
Dựa vào mô hình CAPM, nhà đầu tư có thể xác định mức lợi nhuận kỳ vọng cụ thể với danh mục đầu tư của mình. Không chỉ vậy, với con số đã tính ở trên còn được dùng như một tỷ lệ chiết khấu giúp xác định giá trị hiện tại của dòng tiền từ tương lai.
Ví dụ, giá cổ phiếu X ở trên là 20.000 đồng/cổ phiếu, giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai vừa tính được dùng theo tỷ lệ là 16.6%, vậy cổ phiếu X đang được định giá 1 cách tương đối. Nếu giá trị hiện tại của cổ phiếu X < 20.000 đồng, cổ phiếu X đang bị định giá rẻ. Từ đây, nhà đầu tư có thể điều chỉnh danh mục đầu tư, tăng số lượng cổ phiếu hoặc lựa chọn nắm giữ tiền mặt.
Trên đây là những thông tin về mô hình CAPM. Có thể nói, đây là một mô hình phân tích rất hữu ích cho việc đưa ra quyết định của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm rõ các ưu nhược điểm của mô hình này để không đưa ra quyết định sai lầm, tránh rủi ro trong đầu tư. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Chúc bạn đầu tư thành công.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm:
1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…
Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…
Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…
Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…
1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…
Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…