Mô hình CAPM là gì? Tại sao NĐT cần sử dụng CAPM trong đầu tư chứng khoán?

mô hình capm
4.7/5 - (3 votes)

Trong đầu tư chứng khoán, để phân tích tiềm năng của một loại cổ phiếu hoặc tiềm năng phát triển doanh nghiệp, nhà đầu tư phải sử dụng kết hợp rất nhiều các công cụ phân tích. Trong đó, việc đánh giá tính thanh khoản cũng như mức lợi nhuận kỳ vọng cổ phiếu là rất quan trọng. Hiện nay, mô hình CAPM được sử dụng khá phổ biến. Vậy, cụ thể mô hình CAPM là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào trong đầu tư chứng khoán? Hãy cùng Infina theo dõi bài phân tích dưới đây nhé.

Mô hình CAPM là gì?

CAPM (Capital Asset Pricing Model) được phát triển bởi 3 nhà kinh tế học lớn là: William Sharpe, Jack Treynor và John Lintner ứng dụng chủ yếu trong các giao dịch chứng khoán. CAPM là mô hình có thể giúp nhà đầu tư thấy được mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro hệ thống của một loại chứng khoán cụ thể. Mô hình này được ứng dụng rất phổ biến trên thế giới, chủ yếu áp dụng vào việc phân tích và đánh giá.

mô hình capm

Các yếu tố quan trọng hình thành mô hình CAPM

  • Lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, nghĩa là lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao (high risk – high return).
  • CAPM lấy cơ sở là rủi ro toàn hệ thống để tính toán khoản bù đắp cho rủi ro. Sau đó, cộng với lợi nhuận tài sản phi rủi ro ta được lợi nhuận kỳ vọng.
  • Giả định thị trường công bằng và hoàn hảo, nhà đầu tư không bị chi phối thị trường bởi các “cá mập”.
  • Nhà đầu tư sẽ nắm giữ cổ phiếu trong 1 năm và có hai sự lựa chọn là chứng khoán không rủi ro hoặc danh mục cổ phiếu thường.

Ưu và nhược điểm của mô hình CAPM

Ưu điểm

CAPM được coi là một công cụ đắc lực cho nhà đầu tư trong quá trình lựa chọn phân tích cổ phiếu. CAPM có những ưu điểm như sau:

mô hình capm

  • Dễ dàng áp dụng bởi bản chất mô hình là một công thức tính toán, vì vậy người sử dụng sẽ nhanh dễ hiểu.
  • Không giới hạn một danh mục đầu tư cụ thể, điều này giúp các nhà đầu tư có danh mục đa dạng với mọi loại khẩu vị rủi ro khác nhau.
  • Không bỏ qua yếu tố thị trường như mức độ rủi ro, lợi nhuận thực tế,…

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, về mặt lý thuyết, CAPM có 2 nhược điểm lớn, đó là:

  • CAPM là mô hình 1 yếu tố, tập trung duy nhất vào rủi ro hệ thống khi dùng để định giá. Trong khi đó, những khoản đầu tư có sự biến động do phải chịu ảnh hưởng của nhiều loại rủi ro khác.
  • CAPM là mô hình trong 1 giai đoạn cụ thể, vì vậy mô hình này không thể xem xét tác động của cổ phiếu trong tương lai.

mô hình capm

Về mặt ứng dụng thực tế, mô hình có những khuyết điểm như sau:

  • CAPM không được ứng dụng nếu nhà đầu tư thực hiện việc ủy thác bởi việc đầu tư dưới góc độ của nhiều người phân tích tại các quốc gia khác nhau sẽ tạo ra mức kỳ vọng lợi nhuận khác nhau. Điều này trái với các giả định đã được đặt ra.
  • Hệ số Beta chỉ là ước tính do hệ số Beta cần nguồn dữ liệu ít nhất từ 3 năm trong khi đó CAPM là mô hình giai đoạn nên hệ số Beta có thể không chính xác. Hệ số Beta 3 năm khác với Beta 5 năm, Beta ước tính theo ngày sẽ khác với Beta ước tính theo tháng. Do vậy, cùng một loại cổ phiếu nhưng với Beta khác nhau, kết quả tính cuối cùng cũng bị thay đổi.

Tìm hiểu về công thức CAPM

Công thức tính toán cụ thể:

Re = Rf + [Beta x (Rm – Rf)]

Trong đó:

  • Re: Lợi tức kỳ vọng trên một loại cổ phiếu cụ thể. Re sẽ là kỳ vọng riêng của nhà đầu tư hoặc dựa trên các dữ liệu lịch sử tổng hợp từ các chỉ số cụ thể (ví dụ S&P500).
  • Rf: Mức lãi suất phi rủi ro, Rf hầu như bằng 0. Mức lãi suất này thường được lấy dựa trên lãi suất trái phiếu kho bạc chính phủ tầm 10 năm.
  • Rm: Mức lợi tức từ thị trường hoặc mức lợi nhuận trên một chỉ số kinh tế có thể so sánh.
  • Beta: Độ nhạy của cổ phiếu trước sự thay đổi của thị trường.

mô hình capm

Lưu ý:

  • Nếu Beta = 1: Rủi ro bằng mức trung bình thị trường.
  • Nếu Beta > 1: Rủi ro cao hơn mức trung bình thị trường.
  • Nếu Beta < 1: Rủi ro thấp hơn mức trung bình thị trường.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Ví dụ minh họa về mô hình CAPM

Giả sử, trong danh mục đầu tư của bạn có cổ phiếu X và cổ phiếu Y với hệ số rủi ro lần lượt là 1.5 và 0.7. Giả định mức lợi nhuận phi rủi ro ở mức 7%, lợi nhuận danh mục thị trường thực tế khoảng 13.4% (giả sử tỷ trọng 2 cổ phiếu trong danh mục bằng nhau). Khi áp dụng CAPM, mức lợi nhuận kỳ vọng được xác định như sau:

  • ER (Cổ phiếu X) = 7+ 1.5 * (13.4 – 7) = 16.6%
  • ER (Cổ phiếu Y) = 7 + 0.7 * (13.4 – 7)= 11.48%

Vậy, tỷ suất lợi nhuận của danh mục = 0.5 * (16.6+11.48) = 14.04%.

mô hình capm

Dựa vào mô hình CAPM, nhà đầu tư có thể xác định mức lợi nhuận kỳ vọng cụ thể với danh mục đầu tư của mình. Không chỉ vậy, với con số đã tính ở trên còn được dùng như một tỷ lệ chiết khấu giúp xác định giá trị hiện tại của dòng tiền từ tương lai.

Ví dụ, giá cổ phiếu X ở trên là 20.000 đồng/cổ phiếu, giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai vừa tính được dùng theo tỷ lệ là 16.6%, vậy cổ phiếu X đang được định giá 1 cách tương đối. Nếu giá trị hiện tại của cổ phiếu X < 20.000 đồng, cổ phiếu X đang bị định giá rẻ. Từ đây, nhà đầu tư có thể điều chỉnh danh mục đầu tư, tăng số lượng cổ phiếu hoặc lựa chọn nắm giữ tiền mặt.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về mô hình CAPM. Có thể nói, đây là một mô hình phân tích rất hữu ích cho việc đưa ra quyết định của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm rõ các ưu nhược điểm của mô hình này để không đưa ra quyết định sai lầm, tránh rủi ro trong đầu tư. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Chúc bạn đầu tư thành công.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức