Ở bất kỳ một nền kinh tế, lạm phát là điều mà không nhà quản lý kinh tế nào mong muốn. Nếu kinh tế vĩ mô không ổn định sẽ rất dễ xảy ra nguy cơ lạm phát. Điều này có thể tác động và ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ nền kinh tế của một đất nước. Cụ thể lạm phát là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát? Chính phủ cần làm gì để kiểm soát hiện tượng này? Bài viết này, Infina sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Nội dung chính
Lạm phát là gì?
Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa hoặc dịch vụ theo thời gian và sự mất đi giá trị của một loại tiền tệ của quốc gia.
Trong tiếng anh lạm phát được gọi là Inflation. Khi xảy ra lạm phát, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn do vậy, lạm phát chính là thể hiện sự suy giảm sức mua tính trên một đơn vị tiền tệ.
Ví dụ, nếu đến một thời điểm, giá gói mỳ tôm tăng từ 3.000 đồng lên 5.000 đồng, đồng thời nhiều mặt hàng hóa và dịch vụ khác cũng tăng giá, đây chính là thể hiện sự lạm phát trong nền kinh tế.
Không nhất thiết là mọi hàng hóa đều phải tăng giá theo 1 tỷ lệ mới gọi là lạm phát, chỉ cần khu mức giá trung bình của tất cả mặt hàng đều tăng lên. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là, lạm phát không chỉ sự tăng lên của giá cả mà nó là sự tăng lên liên tục của mức giá hàng hóa.
3 mức độ của lạm phát
Lạm phát được phân loại thành 3 mức độ chính và được nhận biết vào tỷ lệ phần trăm. Cụ thể như sau:
Lạm phát tự nhiên là gì?
Lạm phát tự nhiên có tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn 10%. Lúc này, nền kinh tế hoạt động bình thường, xảy ra ít rủi ro, đời sống nhân dân ổn định. Đây cũng được coi là một mức độ lạm phát trong mức an toàn.
Lạm phát phi mã là gì?
Lạm phát phi mã là mức độ xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng nhanh, tỷ lệ % lạm phát từ 10% đến dưới 1000%. Lạm phát phi mã rất dễ gây ra biến động lớn cho nền kinh tế.
Khi xảy ra lạm phát phi mã, người dân thường có xu hướng tích trữ các loại hàng hóa có giá trị như: vàng bạc, bất động sản hoặc thậm chí cho vay với lãi suất cao hơn.
Siêu lạm phát là gì?
Siêu lạm phát là tình trạng lạm phát tăng rất nhanh, khó có thể kiểm soát bởi tốc độ tăng chóng mặt với tỷ lệ lạm phát trên 1000%. Giá trị của các mặt hàng hóa tăng cao đột biến điều này gây ra hậu quả vô cùng to lớn đến nền kinh tế của một quốc gia và khó có thể khắc phục được ngay và cần rất nhiều thời gian để quay lại về trang thái ban đầu.
Siêu lạm phát sẽ gây ra hậu quả to lớn cho nền kinh tế, khó có thể khắc phục nhưng siêu lạm phát hiếm khi xảy ra.
Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế quốc gia
Không phải cứ xảy ra lạm phát là gây ảnh hưởng xấu tới nên kinh tế nước nhà. Chỉ số lạm phát sẽ có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực cụ thể như sau:
- Tích cực: Với lạm phát ở mức độ thấp (lạm phát tự nhiên) sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế như: Kích thích tiêu dùng, vay nợ, hoạt động đầu tư, giảm tỷ lệ thất nghiệp,…
- Tiêu cực: Nếu tỷ lệ lạm phát quá cao, không được duy trì ở mức ổn định sẽ khiến đồng tiền trượt giá điều này khiến giá trị tiền tệ lưu thông trong nước bị sụt giảm. Việc so sánh tiền tệ quốc gia với các nước khác sẽ có những hạn chế đáng kể. Để sinh hoạt cuộc sống cần một khoản tiền lớn để duy trì và phát triển, nếu không đủ sẽ dẫn đến nhiều khó khăn phát sinh.
Công thức tính tỷ lệ lạm phát là gì?
Tỷ lệ lạm phát kỳ hiện tại = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu) * 100
Trong đó: CPI là chỉ số tiêu dùng – phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian.
Các tổ chức kinh tế nhà nước sẽ tiến hành thu thập các dữ liệu kinh tế rồi theo dõi thông qua biến động lên xuống của giá cả hàng hóa và dịch vụ. Mức lạm phát sẽ được thể hiện qua chỉ số về giá cả, trong đó, chỉ số giá cả này là tỷ lệ phần trăm tăng của mức giá trung bình tại thời điểm so sánh với mức giá trung bình của nhóm hàng hóa tương ứng tại thời điểm gốc.
Hiện nay, hầu như tất cả các mặt hàng hóa và dịch vụ đều sử dụng chỉ số CPI để đánh giá mức giá cả. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem xét đến các chỉ số khác như: CLI (chỉ số giá sinh hoạt), PPI (chỉ số giá sản xuất),… Tuy nhiên, CPI là chỉ số phản ánh tốt hơn các chỉ số khác, thể hiện sát tình hình thực tế đời sống sinh hoạt thường nhật của người dân.
Lạm phát lõi là gì?
Lạm phát lõi (Core Inflation) là sự thay đổi giá cả của hàng hóa, dịch vụ trừ đi lương thực và năng lượng. Lạm phát lõi đại diện cho hình ảnh chính xác nhất về xu hướng lạm phát cơ bản. Nói cách khác, lạm phát lõi sẽ đo lường các tác động hoặc áp lực lâu dài, ổn định của cầu đến sự biến động của giá cả.
Ví dụ: Dù giá xăng dầu tăng chóng mặt nhưng đây là mặt hàng thiết yếu, bạn vẫn cần phải đổ xăng để di chuyển. Tương tự với những thực phẩm khi giá cả tăng, bạn vẫn cần phải mua để sinh hoạt hàng ngày.
Lạm phát lõi sẽ được tính bằng chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) và PCE (chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi)
Lạm phát lõi = Thay đổi giá cả của tất cả hàng hóa dịch vụ – thay đổi mức giá của thực phẩm và năng lượng.
Lạm phát dự kiến là gì?
Lạm phát dự kiến hay còn gọi là expected inflation hoặc expectation of inflation, đây là tỷ lệ lạm phát được các chuyên gia dự kiến sẽ xảy ra trong tương lai (trong một thời điểm nhất định nào đó). Do đó, kỳ vọng về lạm phát được giả định sẽ được hình thành theo nhiều cơ chế khác nhau.
Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lạm phát dự kiến đó là chu kỳ kinh doanh sau và yếu tố lạm phát của quá khứ.
Thuế lạm phát là gì?
Thuế lạm phát (Inflation tax) là một trong những loại thuế quan trọng mà hầu như quốc gia nào cũng có và thuế lạm phát có tính lũy thoái. Hiểu một cách đơn giản, những người có thu nhập thấp hơn sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn.
Ví dụ: Ông X có thu nhập 1 triệu đồng phải đóng thuế là 200.000 đồng trong khi đó bà Y có thu nhập 10 triệu đồng phải đóng thuế là 1 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy ông X sẽ đóng thuế thấp hơn bà Y. Tuy nhiên, trong trường hợp này ông X (có thu nhập thấp hơn chị Y) phải chịu thuế gấp đôi (thay vì 10% thì sẽ là 20%) chị Y do thu nhập cao hơn.
Nguyên nhân gây ra tính lũy thoái của thuế lạm phát là việc tăng giá trong nền kinh tế theo khuynh hướng các mặt hàng thiết yếu của người nghèo thường cao hơn so với những mặt hàng cao cấp (hàng hóa chỉ chiếm một tỷ phần chi tiêu lớn của những người giàu).
Lạm phát điểm là gì?
Ngày nay, ngoài lạm phát hàng hóa, dịch vụ, trong giáo dục còn xảy ra tình trạng lạm phát điểm thi. Mức trung bình điểm thi đỗ đại học của học sinh ngày càng tăng.
Thậm chí, nhiều ngành học còn có mức điểm chuẩn “khủng” là 29 điểm, thậm chí là 30 điểm. Đây là số điểm tuyệt đối, tuy nhiên, nếu không có điểm ưu tiên hoặc các thành tích khác thì thí sinh có đạt 10 điểm/môn vẫn trượt đại học. Do vậy, có thể nói, lạm phát điểm thi cũng gây ra một số hệ lụy cho xã hội.
Ngược với lạm phát là gì?
Ngược với lạm phát hay còn gọi là giảm phát, không chỉ vậy, chúng ta còn có thể gọi lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm là giảm phát.
Giảm phát là tình trạng khi nền kinh tế có hiện tượng suy thoái hoặc đình đốn. Giảm phát cũng gây cho nền kinh tế nhiều hệ lụy bởi nó làm tăng giá trị thật của nợ và làm nền kinh tế trở nên trầm trọng hơn.
Giảm phát có liên quan đến sự giảm cung tiền và tín dụng trong nền kinh tế. Giảm phát sẽ khiến giá tiêu dùng và tài sản giảm dần theo thời gian điều này sẽ kích thích sức mua của người tiêu dùng. Nói đơn giản, bạn có thể mua được nhiều hàng hóa hơn với cùng một số tiền như vậy.
Tuy nhiên, giảm phát tưởng chừng như tốt lại là báo hiệu một cuộc suy thoái kinh tế của quốc giá. Khi các mặt hàng đồng loạt giá giảm, người tiêu dùng sẽ trì hoãn việc mua hàng nhằm hy vọng mức giá sẽ xuống thấp hơn nữa. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến người sản xuất, kinh doanh dẫn đến thất nghiệp tăng cao, chi tiêu chậm. Tóm lại, giảm phát thường đi đôi với sự suy thoái kinh tế rất nghiêm trọng.
Nguyên nhân của lạm phát là gì?
Lạm phát do cầu kéo
Khi thị trường về một mặt hàng nào đó có nhu cầu tăng lên thì sẽ kéo theo giá cả tăng. Đây là lạm phát do cầu kéo, cũng từ việc tăng giá của mặt hàng này sẽ đồng thời kéo theo giá cả của hàng loạt hàng hóa khác tăng theo. Điều này khiến người tiêu dùng phải chi tiêu nhiều hơn mới có thể sử dụng dịch vụ và mua hàng hóa.
Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đầu vào để sản xuất bao gồm: tiền lương, giá nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế, chi phí bảo hiểm,… Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi giá cả của một hoặc vài yếu tố đầu vào tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng theo. Do đó, giá thành sản phẩm cuối cùng cũng sẽ tăng.
Một khi các chi phí đẩy tăng lên, doanh nghiệp phải tăng giá đầu ra để đảm bảo mức lợi nhuận dương, vô tình đẩy mức giá chung của nền kinh tế tăng.
Ví dụ cuộc xung đột chính trị giữa Nga và Ucraina xảy ra khiến giá các loại nông sản như: Lương thực, bông, các loại phân bón, kim loại công nghiệp, sắt thép tăng cao đột ngột.
Lạm phát do cầu thay đổi
Khi giá cả của một mặt hàng tăng giá sẽ kéo theo sự tăng giá của các mặt hàng thay thế. Đây chính là lạm phát do cầu thay đổi. Khi đó sẽ xảy ra lạm phát do hàng hóa thay thế tăng.
Ví dụ: Khi giá dầu có xu hướng tăng cao sẽ dẫn đến giá của cao su nhân tạo cũng tăng theo điều này khiến người tiêu dùng có nhu cầu tăng cao về mặt hàng cao su thiên nhiên khiến mức giá của cao su thiên nhiên tăng vọt xảy ra lạm phát.
Lạm phát do xuất/nhập khẩu
Xuất khẩu: Khi nền kinh tế có tổng cầu > tổng cung, sản phẩm thu gom cho xuất khẩu sẽ làm cho lượng cung ứng trong nước giảm xuống gây ra tổng cung trong nước < tổng cầu => dẫn tới lạm phát. Khi đó giá cả của sản phẩm quốc nội bị thiếu hụt sẽ gia tăng.
Ví dụ: Với nhu cầu sản xuất chip phát triển mạnh mẽ trên thế giới khiến cầu về Phot-pho tăng cao. Việc xuất khẩu Phot-pho tăng cũng kéo theo mức giá Phot-pho trong nước tăng cao.
Nhập khẩu: Khi giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng theo. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ nghiễm nhiên hình thành lên lạm phát.
Ví dụ: Đầu năm 2022, giá than của toàn thế giới tăng gấp 2 lần từ đó khiến cho giá các sản phẩm từ than nhập khẩu cũng tăng mạnh theo.
Lạm phát do chính sách tiền tệ
Là khi lượng tiền đang lưu hành trong nền kinh tế tăng mạnh, trong khi đó tổng sản phẩm sản xuất ra tăng thấp hơn lượng tiền đang lưu hành thì sẽ gây ra lạm phát tăng cao.
Ví dụ: Cung tiền của nền kinh tế Việt Nam năm 2009 – 2010 tăng 30% – 40%, trong khi đó, GDP mỗi năm chỉ tăng từ 5% – 7% điều này khiến cho lạm phát kinh tế năm 2011 tăng phi mã tới xấp xỉ 20%.
Làm thế nào để kiểm soát lạm phát?
Để kiểm soát lạm phát, chính phủ có thể thực hiện một trong các phương án dưới đây:
- Giảm bớt lượng tiền đang lưu hành như: Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nâng lãi suất chiết khấu và lãi suất tiền gửi hoặc giảm chi ngân sách,…
- Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng bằng cách khuyến khích tự do mậu dịch hoặc giảm thuế,…)
- Thực hiện vay viện trợ từ nước ngoài.
- Sử dụng biện pháp kinh tế, cải cách tiền tệ.
Tổng kết
Bài viết trên đã giới thiệu lạm phát là gì cùng các nguyên nhân gây ra lạm phát. Lạm phát là 1 hiện tượng kinh tế mà chính phủ các nước đều mong muốn kìm hãm, không để vượt mức không thể kiểm soát.
Xem thêm: