Trong kinh doanh – đầu tư, cụm từ giá trị vốn hóa là một trong những thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến. Để đầu tư có lợi nhuận, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ khái niệm giá trị vốn hóa là gì? Ngoài ra cũng cần phải nắm rõ những đặc điểm, vai trò của nó để giúp các NĐT đưa ra những phán đoán và quyết định đúng đắn. Bài viết này, Infina sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm trên.
Bạn có thể tìm hiểu full series Kiến thức đầu tư chứng khoán cơ bản tại đây:
Nội dung chính
Giá trị vốn hóa thị trường là gì?
Giá trị vốn hóa thị trường (Market Capitalzation) là tổng giá trị thị trường hiện tại của các cổ phiếu đang lưu hành của một doanh nghiệp. Hiểu cách khác, vốn hóa thị trường của một công ty cổ phần là tổng số tiền phải bỏ ra để mua lại công ty đó theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra giao dịch.
Công thức tính:
Vốn hóa thị trường = Giá cổ phiếu hiện hành * Tổng số lượng cổ phiếu đang được lưu hành
Ví dụ: Một doanh nghiệp có giá cổ phiếu hiện hành trên thị trường là 50.000 VNĐ/cổ phiếu, doanh nghiệp đang có 3 triệu cổ phiếu được lưu hành trên thị trường. Vậy doanh nghiệp sẽ có giá trị vốn hóa thị trường là: 50.000 * 3 triệu = 150 tỷ đồng.
App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu
Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.
Ý nghĩa của vốn hóa thị trường
Vốn hóa thị trường là một trong những nhân tố quan trọng mà các nhà đầu tư lớn quan tâm. Vốn hóa thị trường thể hiện quy mô hoạt động của một doanh nghiệp dựa trên số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.
Ngoài ra dựa vào vốn hóa thị trường, nhà đầu tư có thể đánh giá vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành. Hơn hết, nhà đầu tư cũng có thể đánh giá được tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp qua thanh khoản của cổ phiếu. Các doanh nghiệp có vốn hóa thị trường cao thường đáng tin cậy và đương nhiên là có rủi ro thấp hơn các công ty khác.
Phân biệt vốn hóa thị trường và vốn chủ sở hữu
Vốn hóa thị trường và vốn chủ sở hữu thường là hai khái niệm dễ bị nhẫm lẫn. Tuy cùng là vốn nhưng giữa chúng có rất nhiều điểm khác biệt. Cụ thể:
- Giá trị vốn hóa thị trường là căn cứ để nhà đầu tư xem xét quy mô hoạt động của doanh nghiệp và đánh giá doanh nghiệp đó so với thị trường dựa trên giá cổ phiếu. Vốn hóa thị trường phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành và giá của cổ phiếu ở thời điểm xác định. Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp thường xuyên biến động do giá cổ phiếu thường xuyên thay đổi.
- Đối với vốn chủ sở hữu, nó là một căn cứ để nhà đầu tư có thể xác định giá trị thực của một doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp phụ thuộc vào các loại tài sản và không bị biến động theo thời gian như giá trị vốn hóa thị trường.
Nhân tố ảnh hưởng tới giá trị vốn hóa thị trường
Dựa vào công thức tính vốn hóa thị trường thì có 2 nhân tố ảnh hưởng chính đó là tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành và thị giá của cổ phiếu của doanh nghiệp. Cụ thể:
Khi giá của một cổ phiếu tăng lên hay giảm đi, vốn hóa thị trường cũng bị biến động theo. Điều tương tự cũng xảy ra nếu số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp đang lưu hành bị thay đổi.
Ví dụ: vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp X sẽ bị biến động nếu như xuất hiện 1 trong 2 trường hợp sau: Doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu (giá trị vốn hóa tăng) hoặc doanh nghiệp mua lại cổ phiếu (giá trị vốn hóa giảm).
Một điều quan trọng mà nhà đầu tư cần lưu ý, đó là giá trị vốn hóa thị trường sẽ không bị ảnh hưởng do tác động của việc chia tách cổ phiếu. Nghĩa là, khi cổ phiếu được chia tách thì số lượng cổ phiếu sẽ tăng lên và thị giá của cổ phiếu đó sẽ giảm theo 1 tỷ lệ tương ứng. Vì vậy, giá trị vốn hóa thị trường vẫn giữ nguyên.
Chiến lược cho NĐT dựa vào vốn hóa thị trường
Do vốn hóa thị trường biến động liên tục theo thị giá cổ phiếu, vì vậy nhà đầu tư cần phải đa dạng hóa danh mục đầu tư. Khi xây dựng danh mục đầu tư, Infina khuyên bạn nên cân nhắc một số yếu tố sau:
- Mục tiêu tài chính: Nhà đầu tư có mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn, trước khi đầu tư cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng, rõ ràng.
- Khả năng chấp nhận mức rủi ro: Mỗi một cổ phiếu nếu như có tiềm năng sinh lời thì cũng sẽ tồn tại rủi ro. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải chấp nhận được mức rủi ro thì mới có thể đa dạng hóa danh mục bằng nhiều loại cổ phiếu khác nhau.
- Sự am hiểu về kiến thức tài chính: Khi đa dạng hóa danh mục, nhà đầu tư cần có sự am hiểu đa dạng về nhiều loại hình công ty cũng như khả năng phân tích tài chính của nhiều loại cổ phiếu khác nhau.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin về thuật ngữ vốn hóa thị trường, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ giá trị vốn hóa là gì. Bởi đây là một nhân tố quan trọng giúp nhà đầu tư ra quyết định có nên bỏ vốn vào một doanh nghiệp hay không? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm: