Mô hình Farmstay là gì? Những cơ hội và thách thức khi đầu tư Farmstay

farmstay
5/5 - (2 votes)

Hiện nay có rất nhiều mô hình đầu tư mà người dân có thể lựa chọn để phát triển kinh tế. Trong đó, Farmstay hiện nay là một mô hình đầu tư được rất nhiều người quan tâm đến. Vậy Farmstay là gì? Mô hình này có dễ dàng thu lại lợi nhuận không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Infina nhé.

Farmstay là gì?

Cụm từ Farmstay là sự kết hợp giữa “Farm” (nông trại) và “Homestay” (khu lưu trú ở địa phương). Hiểu một cách đơn giản, đây là mô hình dùng đất trang trại để phát triển thành khu du lịch nghỉ dưỡng và đối tượng chính là các gia đình muốn nghỉ ngơi lâu dài hoặc khách du lịch quốc tế có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa, truyền thống tại một địa phương.

farmstay

Mô hình Farmstay có đặc điểm gì?

Mô hình này xuất hiện từ Italia vào năm 1980 sau đó lan rộng sang nhiều quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc điểm của mô hình Farmstay là:

  • Thường được xây dựng ở những địa phương có điều kiện tự nhiên ưu đãi, đặc biệt là các vùng nông thôn và ngoại ô thành phố. Đây là những vùng có không gian rộng, thoáng, mát mẻ, cảnh sắc hữu tình rất thích hợp để du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và trải nghiệm khám phá.

farmstay

  • Farmstay là sự kết hợp giữa không gian thôn quê và cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi. Không gian ở Farmstay thường không quá xa thành phố nhưng lại không hề ồn ào hoặc quá náo nhiệt. Vì vậy, khách tham quan đến với Farmstay sẽ được trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương như trồng rau, hái quả, chế biến thức ăn,…

Trước đây, những người đầu tư dự án Farmstay chủ yếu là người dân bản địa, và đến nay đã có rất nhiều nhà đầu tư bị thu hút bởi mô hình này.

So sánh mô hình Farmstay và Homestay

Farmstay bắt nguồn từ Homestay, tuy nhiên chúng lại không hoàn toàn giống nhau. Đến nay, vẫn có rất nhiều khách du lịch nhầm lẫn giữa hai loại hình đầu tư này.

Điểm giống nhau:

Đều là mô hình nghỉ dưỡng, du lịch có nguồn gốc từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam và phát triển mạnh trong những năm gần đây.

farmstay

Điểm khác nhau:

  • Vị trí: Đối với các mô hình Farmstay, vị trí phát triển thường là các trang trại, đồng quê hoặc thậm chí là các nhà máy sản xuất ở ngoại ô thành phố (đất rộng, không khí thoáng mát, yên bình). Trong khi đó, Homestay có thể được xây dựng ở những vị trí đa dạng hơn (ven sông, ven biển, đồi, núi,…)
  • Thiết kế: Các mô hình Farmstay có xu hướng thiết kế gần gũi với người nông thôn, phong cách thiết kế mộc mạc, đơn xơ, giản dị. Trong khi đó, Homestay có thiết kế phong phú, độc đáo hơn rất nhiều (phong cách Châu Âu, Châu Á, Pháp, Mỹ,…)
  • Khách du lịch: Đối với mô hình Farmstay thường sẽ thu hút các hộ gia đình đông người hoặc những người trung niên, đã có tuổi muốn tìm nơi nghỉ dưỡng, yên bình. Còn Homestay rất có sức hút đối với những người trẻ muốn trải nghiệm phong cách mang hơi hướng nước ngoài.

Cơ hội và thách thức khi đầu tư Farmstay

Cơ hội

Farmstay là một mô hình đầu tư có thể vừa kinh doanh nông trại vừa kết hợp phát triển khu du lịch. Đây là một yếu tố có thể giúp chủ đầu tư tích lũy tài sản lâu dài. Ngoài ra, hiện nay Việt Nam là một nơi rất thích hợp để đầu tư Farmstay, mở ra rất nhiều cơ hội mới cho chủ đầu tư như:

  • Phân khúc thị trường lớn: Hiện nay, Việt Nam là nơi có rất nhiều người hướng tới cuộc sống xanh, đặc biệt là sau đại dịch covid-19. Có rất nhiều người muốn hòa mình với thiên nhiên, mong muốn trải nghiệm những nơi yên bình. Không những vậy, Farmstay còn là nơi thích hợp để các phụ huynh giáo dục con trẻ, đưa trẻ em gần gũi với thiên nhiên, cây cỏ. Vì vậy, có rất nhiều gia đình luôn ưu tiên và lựa chọn Farmstay là nơi để nghỉ dưỡng, giải trí.
  • Thiên nhiên ưu đãi nhiều tài nguyên: Việt Nam may mắn có mẹ thiên nhiên trao tặng cho nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú. Không những vậy, mỗi nơi lại có những món ăn, phong tục tập quán khác nhau. Đây là ưu điểm nếu muốn đầu tư Farmstay.

farmstay

  • Thời điểm thích hợp: Farmstay xuất hiện khi mà các dịch vụ của Condotel hoặc Homestay đã trở nên quá quen thuộc. Vì vậy, nhiều khách du lịch muốn thay đổi trải nghiệm, tìm đến những địa điểm mới để nghỉ dưỡng. Ngoài ra, với mô hình Farmstay, khách hàng không chỉ được nghỉ dưỡng mà còn được tận hưởng, hòa mình cùng con người ở nơi đây.

Thách thức

Không một mô hình đầu tư nào không có những khó khăn thách thức. Bên cạnh những cơ hội nêu trên thì việc đầu tư vào dự án Farmstay vẫn còn một số thách thức. Đây cũng là những vấn đề mà chủ đầu tư cần phải nắm rõ để dự trù những phương án phù hợp mỗi khi gặp khó khăn.

  • Tính pháp lý lỏng lẻo: Ở Việt Nam, Farmstay là một mô hình chưa được kiểm nghiệm về cách thức vận hành cũng như tỷ suất sinh lời. Vì vậy, khi xây dựng Farmstay trên đất nông nghiệp sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về pháp lý. Hầu hết, các Farmstay hiện nay chỉ có sổ đỏ chung cho toàn bộ khu đất dưới hình thức đất rừng dùng để sản xuất. Theo quy định, đất nông nghiệp sẽ chỉ được dùng vào mục đích sản xuất, trồng nông sản. Tuy nhiên, Farmstay còn có lưu trú khách du lịch, hoạt động thương mại. Vì vậy, đất dùng để xây dựng Farmstay cần phải được chuyển đổi mục đích sử dụng và phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

  • Nhà đầu tư phải kiên trì: Để Farmstay thu hút nhiều khách du lịch, mô hình cảnh quan xung quanh phải đẹp và bền vững. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có thời gian và kiến thức nhà nông. Lợi nhuận từ Farmstay không thể có trong một, hai ngày mà phải là cả một quãng thời gian dài cải tạo mới có được.

Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều Farmstay nổi tiếng và thành công như Lai Farm Ba Vì, The Art – Farmstay Ba Vì, Hải Cảng Đồng Mô Farmstay (Sơn Tây), Uncle Ty’s Farmstay (Hòa Bình),…

Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ về mô hình Farmstay. Đây là một hình thức đầu tư rất rộng mở đối với các chủ đầu tư Việt Nam. Hãy tận dụng những cơ hội để phát triển đất nước Việt Nam, thu hút bạn bè quốc tế nhé.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức