Sau khoảng thời gian bị trì trệ vì đại dịch Covid-19, nhu cầu mua sắm quần áo của người tiêu dùng đã dần tăng trở lại trong khoảng thời gian gần đây. Điều này làm cho ngành hàng may mặc được phục hồi nhanh chóng. Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may cũng nhanh chóng kín đơn đặt hàng. Ngay lúc này, cổ phiếu TCM thu hút được rất nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư. Vậy, trong những tháng cuối năm 2022, nhà đầu tư có nên lựa chọn mã cổ phiếu TCM hay không? Hãy cùng Infina tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Vào năm 1967, Hãng Tái Thành Kỹ nghệ Dệt được thành lập và đi vào hoạt động cho đến tháng 5/2008, chính thức đổi tên thành CTCP Dệt May – Đầu tư – Thương mại Thành Công. Trong hơn 30 năm phát triển, công ty Dệt may Thành Công đã trải qua rất nhiều khó khăn. Đến nay, Dệt may Thành Công là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu nhất trong ngành may mặc Việt Nam.
Với quy trình sản xuất hoàn toàn khép kín và sản phẩm đầu ra chất lượng, công ty TCM nhanh chóng chiếm được lòng của người tiêu dùng. Hiện nay, doanh nghiệp có rất nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng như: Áo polo, T-shirt, đồ thể thao, các sản phẩm may thời trang,… phục vụ cho cả thị trường trong và ngoài nước.
Đặc biệt hơn cả, trong những năm gần đây, TCM liên tục đổi mới trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để nâng cao năng lực sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm.
Các thông tin cơ bản của công ty Dệt may Thành Công:
Vào tháng 10/2007, công ty Dệt may Thành Công chính thức niêm yết mã TCM trên sàn giao dịch chứng khoán HoSE. Từ năm 2013, giá TCM đã có xu hướng biến động với biên độ lớn hơn trước đo rất nhiều. Đặc biệt hơn, nó đã tăng mạnh hơn nữa vào tháng 11/2020 và chính thức đạt đỉnh vào tháng 3/2021. Sau đó, giá TCM có xu hướng đi ngang và đảo chiều giảm dần cho đến nay.
Cổ phiếu TCM đã từng đạt đỉnh cao nhất ở mức 104.350 đồng/cổ phiếu vào cuối tháng 3/2021. Vào tháng 2/2009, TCM có giá thấp nhất ở mức 2.020 đồng/cổ phiếu.
Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina sẽ được tặng ngẫu nhiên tiền thưởng lên đến 2 triệu đồng. Giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.
Khi xem xét một cổ phiếu, nhà đầu tư cần nhìn nhận về giá của cổ phiếu đó trong quá khứ, báo cáo tài chính của doanh nghiệp cũng như định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Theo báo cáo tài chính công ty Dệt may Thành Công, lũy kế của quý I/2022, doanh thu của TCM đã tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, ước tính khoảng 1.081 tỷ đồng. Cùng lúc đó, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng hơn 69 tỷ đồng (tăng 17% so với cùng kỳ năm trước). Vào tháng 4/2022, đại diện của TCM cho biết, doanh thu đạt khoảng 393 tỷ đồng (tăng 21% so với năm trước).
Trong đó, 78% đến từ mảng may mặc, vải và sợi chiếm lần lươt là 14%, 7%. Không chỉ vậy, đến nay, công ty đã nhận đơn hàng xuất khẩu hàng hóa của quý IV.
Có thể nói, đây là một thành công của TCM sau tác động của dịch bệnh. Bởi, trong đại dịch, tình hình kinh doanh của TCM bị ảnh hưởng nặng nề do các tỉnh phía Nam khiến mọi chi phí tăng cao, năng suất lao động kém do hoạt động 3 tại chỗ. Ngoài ra là giá cước vận tải tăng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng.
Đến thời điểm hiện tại, TCM về cơ bản đã hoàn thành cấu trúc điều chỉnh zigzag và đang có xu hướng gia tăng trở lại. Trong tương lai, có 2 mục tiêu mà TCM hướng đến đó là tại vùng đỉnh cũ 105 hoặc nếu TCM bứt phá thành công sẽ đạt được mức giá ở vùng 113.
Trong 5 năm tới, công ty sẽ tập trung vào các sản phẩm thời trang có sự thân thiện với môi trường và các sản phẩm theo mùa có tính năng mới bắt kịp xu hướng.
Ngoài ra, TCM sẽ triển khai chiến dịch bán lẻ “bình thường mới” bằng sàn thương mại điện tử (De Closet). Hơn thế nữa, TCM còn hợp tác với Amazon để nhằm phân phối các sản phẩm của Thành Công.
Xét trong dài hạn, TCM đang đặt mục tiêu doanh thu là 300 triệu đô từ 2021 – 2026. Để làm được điều này, công ty đẩy mạnh phát triển thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường tiềm năng từ CPTPP, EVFTA, RCRP,…Đây là một yếu tố để phát triển bền vững cho cổ phiếu TCM. Hơn hết, Thành Công còn có dự định đưa nhãn hiệu của Eland Hàn Quốc vào Việt Nam.
Ngoài ra, Dệt may Thành Công đã khởi công nhà máy Vĩnh Long 2 từ tháng 5/2021 và đi vào hoạt động từ tháng 3/2022. Nhà máy mới có diện tích 3.2 ha và tổng vốn đầu tư xấp xỉ khoảng 12 triệu đô, công suất cực đại 9 triệu sản phẩm mỗi năm. Dự kiến trong quý IV/2022 sẽ hoạt động tối đa công suất của nhà máy. Do đó, vào cuối năm 2022, TCM sẽ có sức bật mới cho kết quả hoạt động kinh doanh.
Các cổ đông lớn của TCM liên tục chứng tỏ hấp dẫn của cổ phiếu công ty bằng cách làm giảm tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng bên ngoài tích hơn cho giá cổ phiếu. Hiện tại, giá cổ phiếu TCM là 42.400 đồng/cp, các hệ số tài chính cơ bản đều ở mức khá tốt. Vậy, bạn có muốn thêm TCM vào danh mục đầu tư của mình không?
Trên đây là những nhận định về cổ phiếu TCM. Infina hy vọng rằng, qua bài viết này, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn khách quan hơn về cổ phiếu Dệt may Thành Công. Mỗi người sẽ có những mục tiêu đầu tư khác nhau, do vậy hãy lập chiến lược đầu tư cụ thể để tránh gặp những rủi ro bạn nhé. Chúc bạn đầu tư thành công trong tương lai.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm:
Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…
Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…
Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…
1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…
Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…
1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…