Đánh giá tiềm năng cổ phiếu FRT trong những tháng cuối năm 2022

5/5 - (3 votes)

FPT Retail là một trong những chuỗi bán lẻ đang hoạt động mạnh mẽ nhất trên thị trường hiện nay. Sau dịch bệnh Covid-19, tình trạng lạm phát xảy ra nhưng FPT Retail vẫn ghi nhận doanh thu có dấu hiệu tốt. Để giữ vững phong độ và gia tăng lợi nhuận, công ty đang triển khai nhiều kế hoạch mới. Vậy nhà đầu tư có nên mua cổ phiếu FRT trong những tháng cuối năm 2022 không? Hãy cùng Infina đánh giá dưới bài viết này nhé.

Đôi nét về Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT

Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT hay còn được gọi với cái tên ngắn gọn hơn là FPT Retail. Đây là một trong những công ty liên kết của Tập đoàn FPT Việt Nam. FPT Retail được thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm 2012. Sau 10 năm có mặt trên thị trường, công ty đã phát triển hệ thống chuỗi bán lẻ trên khắp 63 tỉnh thành. Tính đến nay, FPT Retail đã có 1.047 cửa hàng, 10.078 nhân sự và doanh thu năm 2021 đạt mức 22.459 tỷ đồng.

Không những vậy, FPT Retail đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường, là nơi gửi trọn niềm tin của nhiều khách hàng. Hiện tại, có thể nói, đây là doanh nghiệp đứng hàng TOP về thị phần máy tính xách tay, điện thoại thông minh tại Việt Nam. Hơn nữa, FPT Retail còn được ủy quyền chính thức của Apple ở cấp độ cao nhất. Hiện nay, FPT Retail sở hữu 2 chuỗi bán lẻ và 1 công ty con là FPT Shop, F.studio By FPT, CTCP Dược phẩm FPT Long Châu.

Một số giải thưởng cao quý mà FPT Retail vinh dự được nhận:

  • TOP 100 doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ uy tín – chất lượng do người tiêu dùng bình chọn.
  • Được vinh danh là “Thương hiệu mạnh” trong 8 năm liên tiếp.
  • TOP 4 nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.
  • TOP 500 nhà bán lẻ hàng đầu tại Châu Á – Thái Bình Dương.

Thông tin khái quát về mã chứng khoán FRT

Vào tháng 4/2018, CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT chính thức phát hành cổ phiếu FRT trên sàn chứng khoán HoSE. Vậy FRT là gì? FRT là viết tắt của FPT Retail. Số lượng cổ phiếu trong lần đầu phát hành là 40 triệu cổ phiếu với mức giá là 10.000 đồng/cp. 3 vị cổ đông lớn nhất của FPT Retail là CTCP FPT, Amersham Industries Ltd, Quỹ Cơ hội Jpmorgan Việt Nam.

Thông tin về các chỉ tiêu tài chính của mã FRT:

  • KLCP đang lưu hành: 118,472,535 cổ phiếu.
  • Vốn hóa thị trường: 10,271.57 tỷ đồng.
  • Giá tham chiếu: 86.7
  • Chỉ số P/E: 17.34
  • Chỉ số EPS: 5.00
  • KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 1,658,800

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Đánh giá tiềm năng của mã FRT

Lịch sử giá cổ phiếu FRT

Sau khi chào sàn, giá cổ phiếu FPT Retail có xu hướng giảm dần cho đến năm 2020 có dấu hiệu tăng trở lại và bật tăng mạnh từ cuối năm 2021. Giá cổ phiếu FRT đang là 85.400 đồng/cổ phiếu ngày 26/09/2022.

Từ năm 2018 đến tháng 3/2020, FRT chỉ giữ ở mức 20.000 – 25.000 đồng/cổ phiếu. Thậm chí, cuối tháng 3/2020, FRT có giá 10.500 đồng/cổ phiếu. Sau đó, FRT có xu hướng tăng trở lại, lần lượt vượt qua các mốc 30.000, 40.000 đồng/cổ phiếu. Đến cuối tháng 9/2021, đây là thời điểm vàng của FRT cổ phiếu tăng mạnh và liên tục phá đỉnh, chính thức vượt mốc 100.000 đồng/cổ phiếu.

Đến đầu năm 2022, giá FRT có xu hướng giảm nhẹ bởi ảnh hưởng tiêu cực của thị trường. Song đến tháng 4/2022 lại tiếp tục tăng và lập đỉnh tại mức giá cao nhất 171.020 đồng/cổ phiếu. Hiện tại, giá FRT đang có xu hướng giảm nhẹ, giữ ổn định ở mức trên 80.000 đồng/cổ phiếu.

Phân tích tiềm năng của mã FRT trong những tháng cuối năm 2022

Kết quả hoạt động kinh doanh tốt

Trong quý I/2022, FPT Retail công bố doanh thu đạt 7.786 tỷ đồng (tăng 67% so với cùng kỳ năm trước), hoàn thành 29% mục tiêu kế hoạch doanh thu của cả năm. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 204 tỷ đồng (tăng 5.3 lần so với cùng kỳ). Trong đó, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ từ việc bán online và doanh thu bán laptop lần lượt tăng là 60% và 74% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại quý II/2022, nhu cầu tiêu dùng giảm hơn so với trước tết nhưng FPT Retail vẫn có kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt. Cụ thế, doanh thu thuần đạt mức 6.200 tỷ đồng (tăng 43% so với 2021), lợi nhuận sau thuế đạt 47 tỷ đồng (tăng tới 55% so với 2021).

Sang quý III/2022, kết quả kinh doanh của công ty vẫn duy trì ở mức tốt. Đáng chú ý nhất là doanh thu đến từ chuỗi cửa hàng Nhà thuốc Long Châu đạt 4.800 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần so với năm 2021). Không những vậy, Trong đầu năm 2022, Long Châu được phép phân phối 1 triệu viên thuốc giúp điều trị bệnh Covid-19 ra thị trường.

Xem thêm: FRT – Câu chuyện ngành bán lẻ nửa cuối năm 2022

Mở rộng hệ thống bán lẻ để duy trì thị phần

Sau 2 năm dịch bệnh khó khăn, để khôi phục lại thị phần, FPT Retail triển khai nhiều kế hoạch mở rộng thị trường, tăng thị phần sản phẩm, đa dạng hóa các mẫu mã và tiếp tục cải thiện chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng và thu hút những nhóm khách hàng tiềm năng khác.

Cụ thể, FPT Shop đã mở thêm 70 trung tâm laptop để duy trì thị phần, 100 cửa hàng FPT Shop được mở rộng trong các khu vực đông dân cư. Hơn thế nữa, các sản phẩm về Gaming cũng được bổ sung thêm vào các hệ thống trên cả nước.

Chuỗi nhà thuốc Long Châu cũng tiếp tục mở thêm 278 cửa hàng mới. Không những vậy, Long Châu còn hợp tác với Boehringer Ingelheim Việt Nam triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người già. Quá trình phát triển ứng dụng Nhà thuốc Long Châu rất tốt, đến nay đã cán mốc 1.5 triệu người sử dụng.

Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất

Ngoài ra, FRT tiếp tục nâng cao, hoàn thiện cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tăng hiệu suất vận hàng giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Theo như những phân tích trên, FRT vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng, tuy nhiên dự kiến mức tăng trưởng sẽ không quá mạnh mẽ. Nếu nhà đầu tư muốn đầu tư dài hạn thì nên chọn mã cổ phiếu này để hạn chế rủi ro. Theo SSI, mức giá mục tiêu của FRT là 91.500 đồng/cổ phiếu. Vì vậy, nếu nhà đầu tư muốn lướt sóng thì nên cân nhắc bởi rất dễ gặp rủi ro.

Xem thêm: Chia sẻ về cổ phiếu FRT

Tổng kết

Trên đây là những nhận định về tiềm năng của cổ phiếu FRT trong những tháng cuối năm 2022. Trong dài hạn, xét thấy FRT vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, vì vậy NĐT có thể kỳ vọng vào mã cổ phiếu này. Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Chúc bạn đầu tư thành công.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức
Lưu Khánh Huyền

Tôi tên là Lưu Khánh Huyền, tôi hiện đang là người chịu trách nhiệm sản xuất các nội dung liên quan đến chứng khoán, cổ phiếu hằng ngày cho Infina.

Recent Posts

Tìm hiểu về quỹ đầu tư: Tham gia quỹ đầu tư có khó không?

1. Quỹ đầu tư là gì? Quỹ đầu tư, hay còn gọi là quỹ đại…

2 days ago

Các sản phẩm phổ biến của ngân hàng: CASA, tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi!

1. CASA: CASA là gì? CASA, viết tắt của Current Account Savings Account, là tài…

2 days ago

Cách Tính Quỹ Dự Phòng Tối Ưu

Quỹ dự phòng giúp bạn vượt qua khó khăn tài chính bất ngờ như mất…

3 days ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 9 – 15/1/2025

1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…

3 days ago

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

5 days ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

5 days ago