Trong quá trình tìm kiếm cơ hội trên thị trường chứng khoán, ROE và ROA luôn được coi là các chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Vậy ROE là gì? Hãy cùng đọc bài viết này của Infina để tìm hiểu thêm!
Xem thêm: ROA là gì? Tại sao ROA quan trọng cho doanh nghiệp của bạn?
Nội dung chính
Chỉ số ROE là gì?
ROE (Return on Equity) là tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu. Đây là một chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính được sử dụng để đánh giá hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp và khả năng sinh lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu.
ROE tính toán tỷ suất lợi nhuận mà một doanh nghiệp tạo ra so với số vốn mà chủ sở hữu đầu tư vào công ty. Chỉ số này cho biết khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ mỗi đơn vị vốn chủ sở hữu và đo lường sự hiệu quả quản lý tài sản của công ty.
ROE là một chỉ số quan trọng để so sánh hiệu suất tài chính giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Một ROE cao thường cho thấy doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợi nhuận lớn từ số vốn đầu tư của chủ sở hữu. Tuy nhiên, ROE cần được đánh giá kết hợp với các chỉ số khác và xem xét các yếu tố bên ngoài để có cái nhìn toàn diện về hiệu suất tài chính và bền vững của doanh nghiệp.
Công thức ROE là gì?
ROE = (Lợi nhuận sau thuế) / (Vốn chủ sở hữu)
Ví dụ:
Trong năm 2021, Công ty A có tổng thu nhập ròng là 200 tỷ, vốn chủ sở hữu đầu kỳ là 1300 tỷ. Áp dụng công thức tính ROE, ta có ROE của công ty A là:
200 / 1300 x 100% = 15.38%
15.38% có ý nghĩa với một mức vốn nhất định từ cổ đông, thu được lợi nhuận đạt 15.38% so với mức vốn đó.
Ý nghĩa của chỉ số ROE
Hiệu quả hoạt động kinh doanh
ROE cho phép lãnh đạo chủ chốt của công ty dễ dàng nhận thấy khả năng sử dụng nguồn vốn của công ty mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Từ đó có các phương án, chiến lược kinh doanh phù hợp.
Lợi thế cạnh tranh của ROE là gì?
ROE ổn định thể hiện doanh nghiệp đang hoạt động rất hiệu quả. Vừa có nguồn vốn dồi dào và hoạt động hiệu quả trên cả nguồn vốn đó. Nếu ROE càng phát triển, tương đương thị phần của doanh nghiệp trên thị trường có thể được mở rộng.
Công cụ hỗ trợ ra quyết định
1. Đối với Doanh nghiệp
Tùy từng thời điểm và các chiến lược kinh doanh khác nhau, các lãnh đạo công ty có thể ra các quyết định điều động nguồn vốn nhằm tăng hoặc giảm chỉ số ROE tùy vào mục đích kinh tế.
2. Đối với Ngân hàng
Đây là tổ chức có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình huy động vốn của doanh nghiệp, Dựa vào chỉ số ROE, ngân hàng sẽ quyết định có hợp tác với doanh nghiệp đó hay không? ROE càng cao, khả năng doanh nghiệp thanh toán và đảo vòng vốn sẽ ổn định hơn rất nhiều.
3. Đối với Nhà đầu tư
Dùng chỉ số ROE để phân tích cổ phiếu doanh nghiệp và tránh các quyết định đầu tư sai lầm.
Tỷ suất ROE thế nào để đo lường hiệu suất tài chính của doanh nghiệp?
Sau khi đã hiểu ROE là gì thì điều tiếp theo bạn cần biết chính là tỷ suất ROE là một chỉ số quan trọng để đo lường hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp. Nó cho biết khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ mỗi đơn vị vốn chủ sở hữu và đo lường sự hiệu quả quản lý tài sản của công ty. Dưới đây là một số cách để đo lường hiệu suất tài chính của doanh nghiệp bằng ROE:
- So sánh với ngành và đối thủ cạnh tranh: Đánh giá ROE của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành và đối thủ cạnh tranh. So sánh giúp xác định vị trí của doanh nghiệp trong thị trường và hiệu suất tài chính so với các đối thủ.
- Theo dõi thay đổi ROE theo thời gian: Quan sát sự thay đổi của ROE theo các giai đoạn và so sánh với mục tiêu tài chính của doanh nghiệp. Theo dõi ROE theo thời gian giúp đánh giá sự phát triển và cải thiện hiệu suất tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích các yếu tố tác động lên ROE: Xem xét các yếu tố tài chính và hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng đến ROE như lợi nhuận gộp, tăng trưởng doanh thu, quản lý tài sản và cấu trúc vốn. Phân tích các yếu tố này giúp hiểu rõ hơn về nguồn gốc của ROE và tìm cách tối ưu hóa hiệu suất tài chính.
- Kết hợp với các chỉ số tài chính khác: Để có cái nhìn toàn diện về hiệu suất tài chính, kết hợp ROE với các chỉ số khác như ROA, ROS, tỷ suất sinh lợi nhuận và các chỉ số tài chính khác để có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Bằng cách sử dụng các phương pháp trên, ROE có thể được sử dụng để đo lường hiệu suất tài chính của doanh nghiệp và cung cấp thông tin quan trọng để đánh giá sức mạnh và bền vững của công ty.
App đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu
Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.
Mối quan hệ giữa ROA và ROE là gì?
Có thể nói ROA, ROE là một cặp chỉ số phân tích tuyệt vời vì chúng bổ sung cho nhau. Mối quan hệ của 2 chỉ số này được thể hiện theo công thức sau:
Đòn bẩy tài chính = ROE / ROA = Tổng tài sản hiện có / Vốn của chủ sở hữu
Qua công thức này, các nhà quản lý doanh nghiệp , các cổ đông cơ thể đánh giá chính xác khả năng sử dụng vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp.
- Với đòn bẩy tài chính thấp, khả năng sử dụng vốn và sự phát triển của công ty rất tốt.
- Với đòn bẩy tài chính cao, công ty thường sử dụng nguồn vốn vay bên ngoài để duy trì và phát triển kinh doanh. Việc này dẫn đến nguồn vốn đầu tư của các cổ đông có khả năng rủi ro cao hơn.
Chỉ số ROE, ROA bao nhiêu là tốt?
Ở các quốc gia phát triển như Mỹ, tiêu chí công ty được các nhà đầu tư uy tín như Warren Buffett lựa chọn thường có ROE đạt mức 15%. Về lý thuyết với ROE đặt 15%, ROA tối thiểu phải từ 7,5% trở lên.
Ở Việt Nam, vì tỷ lệ lạm phát cao nên mức ROA của các doanh nghiệp rơi vào khoảng 10% đến 12% là rất tốt, đủ tiềm năng tham khảo để đầu tư.
Hạn chế của ROE
1. ROE quá cao
Đây là dấu hiệu không tốt đối với doanh nghiệp, thể hiện sự hoạt động không ổn định, lợi nhuận không nhất quán giữa các đợt thực hiện tính toán ROE. Ngoài ra ROE quá cao cũng có thể cho thấy rằng công ty đang có thu nhập ròng ở mức âm, các khoản nợ tăng cao và ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu.
2. ROE âm là gì?
Trường hợp này có thể do công ty tự mua lại cổ phiếu của mình để giảm vốn chủ sở hữu và giảm mức chi trả cổ tức.
Nhưng hầu hết ROE âm do hoạt động không hiệu quả. Đây là dấu hiệu cho thấy sự cần thiết của cho một cuộc điều tra vì có thể đây là dấu hiệu của việc chuyển giá.
3. Không thể hiện được giá trị của tài sản vô hình
Tài sản vô hình như bằng sáng chế, lợi thế thương mại, bản quyền, vv. không được phản ánh rõ ràng qua chỉ số ROE. ROE chỉ thể hiện lợi nhuận cụ thể từ doanh thu hoạt động của công ty và không xác định chính xác tổng lợi nhuận trên mỗi cổ phần của cổ đông.
Tại sao ROE quan trọng và ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp?
- Sức mạnh tài chính: ROE phản ánh sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Một ROE cao thường chỉ ra rằng doanh nghiệp sở hữu nguồn vốn chủ sở hữu đủ lớn và có khả năng sinh lợi nhuận từ vốn đó. Điều này có thể gây ấn tượng tích cực đối với nhà đầu tư và ngân hàng, làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư và vay vốn với chi phí thấp hơn.
- Đưa ra quyết định kinh doanh: ROE cung cấp thông tin quan trọng để đánh giá mức độ hấp dẫn của một doanh nghiệp đối với nhà đầu tư. Một ROE cao thường gợi ý rằng doanh nghiệp có tiềm năng sinh lợi nhuận hấp dẫn và có khả năng tăng giá trị cho cổ đông.
- Đánh giá sự bền vững: ROE không chỉ đo lường hiệu suất tài chính trong thời điểm hiện tại mà còn thể hiện khả năng bền vững của doanh nghiệp. Một ROE ổn định và tăng trưởng theo thời gian cho thấy sự ổn định và khả năng tạo ra lợi nhuận liên tục của công ty.
Tổng quan, ROE là một chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự thành công và sự phát triển của doanh nghiệp. Nó không chỉ đánh giá hiệu suất tài chính mà còn thể hiện sức mạnh tài chính, khả năng cạnh tranh và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
Tổng kết
Với sự quan trọng và ảnh hưởng của ROE đối với sự thành công của doanh nghiệp, việc hiểu và sử dụng ROE một cách thông minh và chiến lược là vô cùng quan trọng. Nắm vững ROE sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường sức mạnh tài chính, tạo lợi nhuận và duy trì sự bền vững trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.
Bạn đã hiểu chỉ số ROE là gì chưa? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm: