Trong giai đoạn vừa qua, có thể nói rằng ngành ngân hàng là bệ đỡ của thị trường chứng khoán khi bị ngập sắc đỏ. Trong giai đoạn đầu năm 2023, khi các cổ phiếu ngân hàng đều có xu hướng phục hồi và tăng trở lại, trái với điều này, cổ phiếu Eximbank dứt chuỗi ngược dòng thị trường và có xu hướng giảm xuống. Trong bài viết này, Infina sẽ cùng nhà đầu tư nhìn lại sự biến động của cổ phiếu Eximbank trong năm vừa qua.
Nội dung chính
Đôi nét khái quát về Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Ngân hàng này được thành lập vào ngày 24/5/1989 với cái tên ban đầu là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam.
Eximbank chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990 cho phép hoạt động trong 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng với có tên mới là Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
Tháng 4/1992, ngân hàng này chính thức tăng vốn điều lệ đăng ký lên là 50 tỷ đồng. Đến năm 2012, Eximbank trở thành một trong những ngân hàng TMCP có vốn chủ sở hữu lớn nhất. Tính đến ngày 30/6/2022, vốn điều lệ của ngân hàng này đã tăng lên tới 12.355.299 triệu đồng.
Qua nhiều năm hoạt động, Eximbank đã mở rộng và có mặt trên khắp toàn quốc với 207 chi nhánh/phòng giao dịch và 869 ngân hàng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngoài ra, Eximbank còn là ngân hàng có vốn đầu tư 100% cá nhân và tổ chức trong/ ngoài nước với cổ đông lớn nhất đó là ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation có tỷ lệ góp vốn 15%.
Một số thành tựu lớn của Eximbank
- Đạt được top 20 nhãn hiệu nổi tiếng do Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam ghi nhận và trao tặng.
- Đạt giải thưởng “Ngân hàng dẫn đầu tăng trưởng doanh số chấp nhận thanh toán qua thẻ” từ tổ chức thẻ quốc tế JCB trao tặng.
- Ngân hàng được nhận giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam – VietNam Digital Awards” do Hội Truyền thông số Việt Nam trao tặng.
- Được vinh dự nhận giải thưởng Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc do Bank of New York Mellon trao tặng.
Thông tin chung về mã cổ phiếu ngân hàng Eximbank
Năm 2009, Eximbank chính thức được sở giao dịch HoSE chấp thuận cho niêm yết mã chứng khoán EIB. Tính đến thời điểm hiện tại, Eximbank có khối lượng cổ phiếu đang niêm yết là 1,235,522,904.
Trong đó, Sumitomo Mitsui Banking Corporation chiếm tỷ lệ 15% số cổ phiếu, VOF Investment Limited chiếm khoảng 4.97% và Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chiếm khoảng 4.82% số cổ phần của Eximbank.
Một số thông tin cơ bản về cổ phiếu EIB:
App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu
Đầu tư chứng khoán đơn giản, trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán ngay trên app Infina và thoải mái giao dịch với hàng loạt tính năng mới, giao diện thân thiện với người dùng.
Mã cổ phiếu Eximbank dứt chuỗi ngược dòng thị trường
Vào cuối tháng 10/2022, sau giai đoạn ngược dòng thị trường lập đỉnh, giá cổ phiếu Eximbank bắt đầu giảm rất nhanh và tụt xuống 40%. Đầu tháng 11/2022, giá EIB chạm sàn với mức 24.150 đồng/cổ phiếu, nối tiếp chuỗi giảm hết biên độ trong 3 phiên liên tiếp. Không chỉ vậy, cổ phiếu eximbank lao dốc nặng nề, rơi vào tình trạng trắng bên mua.
Theo tổng giám đốc của Eximbank, nguyên nhân giá giảm là do cung cầu của thị trường. Bởi ông khẳng định, hoạt động kinh doanh của Eximbank rất ổn định và cơ cấu cổ động không bị nhiều xáo trộn. Giải trình này là đúng không thể phủ nhận, tuy nhiên điều này chưa phản ánh được nguyên nhân biến động mạnh của cổ phiếu EIB.
Có thể thấy nguyên nhân chính khiến giá cổ phiếu EIB sụt giảm và đi ngược với giá cổ phiếu cùng nhóm ngân hàng trong thời gian qua đó là do cổ phiếu này chủ yếu đóng vai công cụ thâu tóm kiểm soát ngân hàng. Bởi cổ phiếu trở thành công cụ thâu tóm kiểm soát ngân hàng sẽ khiến khi giao dịch theo phương thức khớp lệnh bị quyết định bởi giao dịch lô lớn qua thỏa thuận giá là chủ yếu.
Khi các mã ngân hàng khác hồi phục hoặc giảm không quá 10%, EIB lại tụt dốc nhanh bất chấp kết quả kinh doanh vừa công bố ghi nhận lãi trước thuế tăng gấp ba cùng kỳ 2021. Cổ phiếu EIB đã giảm 8 trong 9 phiên giao dịch, mất hơn 42,5% so với vùng giá đỉnh 42.000 đồng được thiết lập vào cuối tháng 10/2022. Điều này cũng khiến vốn hóa thị trường giảm sâu, đang từ mức 51.000 tỷ đồng xuống dưới 30.000 tỷ đồng.
Cũng trong giai đoạn giá giảm, Eximbank ghi nhận nhiều giao dịch thoả thuận lớn do các tổ chức liên quan đến nhóm cổ đông Thành Công bán ra. Ước tính khối lượng nhóm này đã thoái hơn 117 triệu cổ phiếu, tương đương 9,52% cổ phiếu EIB đang lưu hành. Giao dịch chủ yếu được thực hiện trong ngày 14/10 khi khối lượng khớp lên đến 98 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị là 3.920 tỷ đồng.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin về giá của cổ phiếu EIB. Có thể nói năm 2022 là một năm biến động giá rất mạnh đối với EIB, đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm. Liệu rằng, trong năm 2023, giá EIB có ổn định và bật tăng trở lại hay không? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Chúc bạn đầu tư thành công.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm: