Mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động đều cần có một lượng vốn nhất định và được hình thành từ các nguồn khác nhau. Trong đó, Equity (hay còn được gọi là vốn chủ sở hữu) là một nguồn vốn bắt buộc mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có. Vậy, cụ thể Equity là gì? Shareholder equity là gì? Để biết thêm chi tiết hãy tham khảo bài viết này của Infina nhé.
Nội dung chính
Equity là gì?
Equity là tên gọi tiếng anh của vốn chủ sở hữu hay còn được gọi khác là tài sản ròng. Ngoài tên gọi Equity, vốn chủ sở hữu còn có cách gọi khác trong tiếng anh như Owner’s Equity, Shareholder’s Equity hoặc Stockhold’s Equity. Equity chính là phần còn lại của giá trị tài sản doanh nghiệp sau khi đã bù đắp các khoản nợ phải trả.
Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động đều có các Equity do cổ đông góp vốn tạo nên. Trong quá trình đi vào hoạt động của doanh nghiệp, các cổ đông sẽ chia sẻ với nhau từ lợi nhuận cho đến khi lỗ. Equity có thể được tạo nên từ nhiều loại vốn góp như: tiền mặt, hiện vật, lợi nhuận trong kinh doanh hoặc chứng khoán,…
Equity là một nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp, khi đơn vị bị phá sản hoặc buộc phải dừng hoạt động, các chủ doanh nghiệp sẽ dùng Equity để trả lương cho người lao động, chủ nợ, nộp thuế cho nhà nước,… Số tiền còn dư lại mới chia cho chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn ban đầu góp vào của họ.
Các thuật ngữ liên quan đến Equity
Hiện nay có rất nhiều thuật ngữ liên quan đến Equity, mỗi thuật ngữ sẽ mang một ý nghĩa khác nhau, cụ thể:
Các thuật ngữ cơ bản thường gặp
Quỹ Private equity là gì?
Private Equity (viết tắt PE) là một loại quỹ đầu tư tư nhân. Tại Việt Nam, đối tượng mục tiêu mà quỹ PE hướng đến là những doanh nghiệp sở hữu tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ hoặc các doanh nghiệp đang có những khó khăn về vấn đề tài chính cần có sự hỗ trợ về quản trị.
Quỹ PE thường sẽ đầu tư trong khoảng thời gian từ 3 năm – 7 năm, sau khoảng thời gian này, quỹ PE bắt đầu thoái vốn và thu lợi nhuận về. Trong quỹ PE sẽ bao gồm LP – thành viên góp vốn có mục tiêu lấy lợi nhuận và có trách nhiệm hữu hạn (không được tham gia gia quản lý vốn PE) và GP – thành viên có trách nhiệm vô thời hạn và được điều hành quỹ PE.
Brand equity là gì?
Brand Equity là một thuật ngữ thường được các Marketer sử dụng để chỉ giá trị của một thương hiệu hay nói cách khác là tài sản thương hiệu. Những giá trị này sẽ được xác định bởi nhận thức của khách hàng khi trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ liên quan đến thương hiệu đó.
Equity stake là gì?
Equity stake là tỷ lệ cổ phần được thỏa thuận giữa những công ty startup và các nhà đầu tư.
Cách thức hoạt động: Trước khi thỏa thuận để huy động vốn, các Startup sẽ định mức giá trị (hay còn gọi là Valuation) doanh nghiệp mình. Sau đó, dựa vào mức định giá và số vốn của nhà đầu tư cung cấp, các nhà đầu tư sẽ sở hữu một lượng cổ phần nhất định của công ty Startup. Khi công ty Startup hoạt động có lời thì nhà đầu tư sẽ được nhận lợi tức theo tỷ lệ sở hữu cổ phần.
Equity market là gì?
Equity market là thị trường vốn cổ phần hoặc thị trường chứng khoán. Đây là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế giữa người mua và người bán cổ phiếu. Thị trường xuất hiện dưới hình thức trao đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người mua và người bán.
Đây là thị trường quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế của một nước. Nó đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ nền kinh tế, dẫn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, là cầu nối giữa nhà đầu tư với nhau.
Xem thêm: Thị trường là gì? Kiến thức cơ bản bậc nhất nếu như bạn không muốn phải mất hàng triệu đô
Cost of equity là gì?
Cost of equity là chi phí vốn cổ phần, tức là lợi nhuận mà một doanh nghiệp phải trả (trên lý thuyết) cho các nhà đầu tư vốn cổ phần (cổ đông) của mình nhằm bù đắp rủi ro mà họ phải gánh chịu khi đầu tư vốn.
Home equity là gì?
Home equity là vốn chủ sở hữu nhà, thường được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Vốn chủ sở hữu nhà là giá trị sở thích của một chủ nhà đối với ngôi nhà mà họ đang sở hữu.
Nói theo cách khác, đây là giá trị thị trường hiện tại của tài sản thực tế (đã trừ đi bất kỳ khoản tiền gắn với tài sản đó). Lượng vốn chủ sở hữu trong ngôi nhà sẽ biến động theo thời gian khi có nhiều khoản thanh toán hơn cho khoản thế chấp được thực hiện và các nhân tố thị trường tác động đến giá trị hiện tại của bất động sản.
Thuật ngữ liên quan đến chỉ số, tỷ số
Chỉ số Customer equity là gì?
Customer equity là chỉ số thể hiện tổng giá trị vòng đời khách hàng đối với một doanh nghiệp. Nói một cách khác, Customer equity là tổng số tiền mà các khách hàng chi trả cho doanh nghiệp đó trong suốt cuộc đời của họ. Vì vậy, nếu khách hàng càng trung thành với doanh nghiệp thì chỉ số Customer equity càng cao, điều này góp phần gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Do Customer equity là tổng giá trị vòng đời của khách hàng đã trải nghiệm dịch vụ và khách hàng tiềm năng, nên cách tính Customer equity dựa vào những giao dịch mà khách hàng trải nghiệm và thực hiện tại doanh nghiệp. Đối với khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể ước tính Customer equity dựa vào các chiến lược marketing.
Equity multiplier là gì?
Equity multiplier là hệ số vốn chủ sở hữu, tức là tỷ lệ tài chính đo lường phần tài sản của một doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu của cổ đông.
Về cơ bản, hệ số vốn chủ sở hữu sẽ cho biết có bao nhiêu tổng tài sản của một doanh nghiệp được hình thành từ nợ và vốn chủ sở hữu.
Công thức tính:
Hệ số vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản / Tổng vốn chủ sở hữu
Hệ số Debt to equity ratio là gì?
Debt to equity (hệ số D/E) là hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, tức là tỷ lệ % giữa vốn của doanh nghiệp huy động được bằng việc đi vay với vốn của chủ sở hữu đã bỏ ra.
Công thức tính:
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu
- Khi D/E >1: Tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ vay vốn từ bên ngoài tài trợ.
- Khi D/E <1: Tài sản hiện có của một doanh nghiệp chủ yếu là do nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ.
Tỷ số Return on equity là gì?
Return on equity (chỉ số ROE) là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, chỉ số ROE giúp đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp.
Xem thêm: ROE là gì? Vì sao cần phải đặc biệt chú ý đến chỉ số này khi tham gia đầu tư?
Tổng kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến Equity. Trên thực tế, Equity truyền đạt những thông tin quan trọng đối với nhà đầu tư. Do vậy, qua bài viết này, Infina hy vọng rằng bạn sẽ hiểu rõ khái niệm thế nào là Equity, cũng như Shareholders equity là gì? Mong rằng bạn sẽ có thêm những kiến thức thật hữu ích.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luân phía dưới nhé!
Xem thêm: