Ngày đáo hạn phái sinh là gì? Vì sao các nhà đầu tư nên lưu ý tới ngày này khi giao dịch phái sinh?

đáo hạn phái sinh là gì
5/5 - (1 vote)

Vào những năm trở lại đây, thị trường chứng khoán được cho là trở nên nhộn nhịp hơn. Khi liên tục có nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Có thể nói, sân chơi chứng khoán thời gian này đã bắt đầu chuyển mình. Tuy nhiên, có một sản phẩm có thể giúp bạn tăng trưởng nguồn vốn lên gấp nhiều lần, đó gọi là phái sinh. Vậy phái sinh có nghĩa là gì? Đáo hạn phái sinh là gì? Cùng Infina tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Thuật ngữ phái sinh

đáo hạn phái sinh là gì

Trong các giao dịch kinh tế, phái sinh có nghĩa là một dạng hợp đồng dựa trên giá trị của tài sản cơ sở khác. Một số tài sản phái sinh gồm: Tài sản cố định, lãi suất, cổ phiếu, các chỉ số chứng khoán. Bản thân của phái sinh không có giá trị nội tại, chỉ là một công cụ để thực hiện các mục đích khác nhau.

Mục đích của phái sinh bao gồm: Đầu cơ, phòng vệ, tiếp cận với tài sản khó giao dịch hoặc thị trường khó.

Một trong 3 công cụ tài chính phổ biến hiện nay trên thị trường là: Phái sinh, vốn chủ sở hữu (cổ phiếu) và nợ (trái phiếu, thế chấp).

Phái sinh được ứng dụng vào các giao dịch tài sản trên thế giới như: Giao dịch nghiệp vụ nợ thế chấp và hoán đổi rủi ro tín dụng. Giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn, giao dịch trần sàn và các sản phẩm cấu trúc.

Đáo hạn phái sinh là gì?

Đáo hạn phái sinh hay còn gọi là ngày đáo hạn phái sinh. Chính là ngày giao dịch cuối cùng của các hợp đồng phái sinh. Vào ngày đáo hạn, hợp đồng của tháng hiện tại được tất toán thành tiền mặt và chuyển sang các tháng tiếp theo để giao dịch.

Có thể nói nôm na vào ngày đáo hạn phái sinh, các nhà đầu tư sẽ tiến hành chốt lời hoặc cắt lỗ và chuyển sang hợp đồng phái sinh mới.

đáo hạn phái sinh

Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là như thế nào?

Sau khi đã tìm hiểu về đáo hạn phái sinh. Vậy, đáo hạn phái sinh chứng khoán là gì?

Tương tự như đáo hạn phái sinh. Đáo hạn chứng khoán phái sinh là ngày cuối cùng của hợp đồng chứng khoán phái sinh còn hiệu lực.

Ngoài ra, nếu như ngày đáo hạn phái sinh rơi vào ngày lễ thì ngày trước đó sẽ được tính là ngày đáo hạn.

Tại Việt Nam, ngày đáo hạn phái sinh rơi vào ngày thứ 5, tuần thứ 3 trong tháng đáo hạn. Có thể bạn sẽ nghe một số từ như thứ 5 đen tối trên thông tin đại chúng. Thứ 5 đen tối ám chỉ ngày đáo hạn phái sinh lúc thị trường giảm.

ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh

Còn tại Mỹ, ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là ngày thứ 6, tuần thứ 3 trong tháng đáo hạn. Black Friday ám chỉ ngày đáo hạn phái sinh vào tháng 12 của đất nước này.

Tháng đáo hạn được hiểu là tháng hiện tại, tháng sau và tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất. Tức là, tháng đáo hạn là tháng hiện tại cùng 2 tháng liền kề trước và sau.

Thanh toán khi đáo hạn là ngày làm việc liền sau ngày đáo hạn. Số tiền tăng/ giảm được ghi trên trên tài khoản khách hàng tương ứng với giá trị lãi/ lỗ khi thực hiện tất toán hợp đồng.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Vì sao ngày đáo hạn phái sinh là ‘ngày bão’ trong thị trường chứng khoán?

Thông thường, trước ngày giông bão rất là bình yên. Thị trường chứng khoán cũng vậy, những ngày đầu kỳ khá là lặng sóng. Càng gần đến ngày đáo hạn phái sinh thì thị trường càng biến động mạnh.

Trước ngày đáo hạn 2 ngày là lúc thị trường ‘nổi bão’. Bởi, nguyên tắc của chứng khoán chính vào ngày đáo hạn thì các nhà đầu tư sẽ chốt hợp đồng. Những lúc này, các nhà đầu tư thường thể hiện vị thế thông qua việc mua hay bán. Nắm giữ hay chốt lời hoặc cắt lỗ được các nhà đầu tư đem ra đong đếm.

Theo khảo sát và thống kê chỉ số VN30 từ khi ra đời chứng khoán phái sinh vào năm 2017 đến nay, các phiên giao dịch ATC sẽ có làn sóng tăng giảm đột ngột vào ngày đáo hạn phái sinh. Mặc dù đa phần các chỉ số sẽ giảm vào ngày đáo hạn phái sinh. Tuy nhiên các nhà đầu tư đều quan niệm “nếu đỏ không mua, xanh lấy gì bán”. Chính điều này giúp cho chỉ số VN30 trở nên sôi động hơn.

Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư muốn ổn định vị thế, vào ngày đáo hạn, họ sẽ đóng hợp đồng phái sinh và mở hợp đồng mới, chứ không tiến hành bán hoặc mua chứng khoán.

Lời kết

Bên cạnh những lý thuyết về chứng khoán phái sinh lẫn đáo hạn phái sinh là gì, các bạn cũng hãy nên tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về chứng khoán trước khi tham gia vào thị trường đầy khắc nghiệt này nhé. 

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

2 COMMENTS

Comments are closed.