TOP 5 cổ phiếu ngành bán lẻ là mỏ vàng trong chứng khoán năm 2023

5/5 - (2 votes)

Khám phá cổ phiếu ngành bán lẻ và tìm hiểu về tiềm năng đầu tư trong lĩnh vực này. Cùng Infina xem xét những xu hướng, dự báo và cơ hội đầu tư hấp dẫn trong ngành bán lẻ. Đọc ngay để có cái nhìn sâu hơn về cổ phiếu ngành bán lẻ và định hình chiến lược đầu tư của bạn.

Ngành bán lẻ trong thời điểm đại dịch

Vào năm 2020, khi thời điểm dịch Covid-19 bùng nổ, ngành hàng bán lẻ có lẽ là một trong những ngành hàng chịu tác động nặng nề nhất, chủ yếu do lệnh giãn cách xã hội và chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn. Tuy nhiên tại thời điểm này, nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) cụ thể là sản phẩm thực phẩm vẫn giữ được tốc độ phát triển tương đối.

Làn sóng Covid lần thứ tư quay trở lại từ tháng 5 năm 2021 mang theo biến thể mới với cường độ lớn hơn, nhiều tỉnh thành kinh tế trọng điểm thực hiện siết chặt giãn cách và phong tỏa từ tháng 7 đã hạn chế rất nhiều dịch vụ trực tiếp tại các cửa hàng và khiến cho tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ so với cùng kỳ năm trước bị giảm mạnh.

Tác động của dịch Covid đến ngành bán lẻ

Bên cạnh đó xu hướng thanh toán trong thời điểm dịch bùng nổ cũng thay đổi đáng kể theo hướng công nghệ hóa.

Sự thay đổi trong tỷ trọng giữa các phương thức thanh toán

Các doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành hàng bán lẻ đã có những sự chuyển dịch cơ cấu trong cách vận hành và phát triển doanh nghiệp. Họ dự trù những trường hợp bất khả kháng, chọn con đường phát triển phù hợp hơn các kiểu truyền thống.

Xem thêm: Xu hướng đầu tư, tích lũy online của giới trẻ thời Covid

Ngành bán lẻ chờ cơ hội bật tăng mạnh mẽ

Tháng 7 và tháng 8, lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bán lẻ giảm mạnh do bị ảnh hưởng bởi giãn cách khiến nhiều cửa hàng phải đóng cửa, chi phí đầu vào trong đó có chi phí vận chuyển tăng cao khiến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp bị thu hẹp.

Các doanh nghiệp bán lẻ quy mô nhỏ hơn bao gồm (DGW, FRT, PET) ít bị ảnh hưởng bởi dịch, nhờ tiếp tục đẩy mạnh phân phối bán buôn các sản phẩm công nghệ (laptop, điện thoại) hay thiết bị văn phòng và tận dụng được thị phần mà các cửa hàng máy tính/điện thoại nhỏ lẻ để lại do phải tạm đóng cửa vì giãn cách. Hơn nữa, DGW và PET cũng có biên EBITDA cải thiện trong quý II/2021.

Tuy nhiên, giá cổ phiếu bán lẻ đã tăng khá mạnh, khoảng 54,3% từ đầu năm đến nay, khiến định giá chung cả ngành đã ở mức 18,6x, cao hơn khá nhiều so với mức trung bình 3 năm 13,9x.

Kể từ thời điểm số ca nhiễm bắt đầu tăng mạnh ở TP HCM vào 1/7/2021, DGW đã tăng 58.1%, FRT (+48%), PET (+23.9%), PSD (+55.1%). Riêng MWG, giá cổ phiếu tăng thấp hơn +18.4%.

TOP các công ty bán lẻ uy tín năm 2021

Nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị

Top công ty nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh năm 2021

Nhóm hàng lâu bền

Top công ty nhóm ngành hàng lâu bền năm 2021

Cổ phiếu ngành bán lẻ có tiềm năng trong 2022 không?

Nhóm cổ phiếu bán lẻ là một trong những nhóm ngành được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng nhờ hưởng lợi từ nhu cầu hồi phục hậu Covid-19. Nhờ đó, từ đầu năm 2022 đến nay, cổ phiếu ngành bán lẻ liên tục gây chú ý khi hết đợt sóng này lại nối tiếp đợt sóng khác.

Ngay từ phiên sáng 25/3, trong khi nhiều nhóm ngành điều chỉnh hàng loạt, nhóm cổ phiếu bán lẻ vẫn đua nhau bứt phá mạnh. Dòng tiền đầu cơ vẫn tập trung vào một số nhóm có câu chuyện riêng như FRT của CTCP Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail) lại tiếp tục phá đỉnh lịch sử khi tăng 3.6% lên 155.500 đồng/cp. Cổ phiếu của doanh nghiệp sở hữu FPT Long Châu đang trải qua thời điểm tăng “dựng đứng” suốt thời gian trở lại đây.

Sóng tăng này nối sóng tăng khác

Tương tự, cổ phiếu PET của Tổng công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp dầu khí liên tiếp lập đỉnh mới khi ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp. Đặc biệt, cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư thế giới di động tăng 3.7% lên 138.900 đồng/cp và là mã tác động tích cực nhất đến thị trường.

Không chỉ vậy, cổ phiếu MWG cùng với cổ phiếu PNJ (CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận) là 2 mã ‘gánh’ cả rổ VN30.

Ngoài ra, cổ phiếu DGW (Digiworld) tăng trần lên 138.900 đồng/cp, cổ phiếu PSD của CTCP Dịch vụ phân phối Tổng hợp dầu khí tăng 5.7% lên 44.200 đồng/cp.

Cổ phiếu ngành bán lẻ liên tục gây chú ý khi hết đợt sóng này lại nối tiếp đợt sóng khác.

Trước đó 1 tháng, nhóm cổ phiếu bán lẻ cũng là nhóm ngành tăng điểm gây chú ý. Cụ thể, trong tuần từ 21-25/2, cổ phiếu bán lẻ cũng ghi nhận một tuần giao dịch đầy sôi động. Giá cổ phiếu tăng tốt bất chấp thị trường giằng co và điều chỉnh, nổi bật nhất là FRT tăng 22%, HFX (CTCP sản xuất – xuất nhập khẩu Thanh Hà) tăng 14.3%, TH1(CTCP xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam) tăng 14%, CEN (CTCP Cencon Việt Nam) tăng 14.8% và PSH (CTCP Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu) tăng 13.6%.

Các chuyên gia nhận định, thời gian qua, cổ phiếu các doanh nghiệp bán lẻ tăng giá đáng kể. Đà tăng của cổ phiếu ngành bán lẻ có lẽ đến từ việc nền kinh tế dần mở cửa sau dịch bệnh khiến nhu cầu hồi phục mạnh, qua đó triển vọng kết quả kinh doanh khả quan.

Chẳng hạn, FPT Retail sở hữu chuỗi nhà thuốc Long Châu có câu chuyện được hưởng lợi từ nhu cầu thuốc chữa Covid tăng đột biến; Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu có lượng hàng tồn kho lớn.

Tương tự, Thế giới Di động cùng lúc mở 5 chuỗi cửa hàng thuộc nhóm AVA bao gồm:

  • AVAFashion – chuỗi cửa hàng thời trang gia đình.
  • AVASport – chuỗi cửa hàng chuyên đồ thể thao.
  • AVAKids – chuỗi cửa hàng cho mẹ và bé.
  • AVAJi – hệ thống bán lẻ trang sức.
  • AVACycle – chuỗi cửa hàng xe đạp dưới hình thức “shop in shop” tại hệ thống Điện máy Xanh.

Thời điểm phục hồi

Hiện tại, diễn biến liên quan đến xung đột Nga và Ukraine dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu gia tăng, khiến giá cả nhiều loại hàng hóa tăng. Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và Việt Nam có thể sẽ chậm lại so với dự báo trước đó.

Cùng với đó, sự quyết liệt của Chính phủ thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng, tạo tiền đề để ngành bán lẻ phục hồi trong năm 2022.

Các công ty chứng khoán kỳ vọng, nhu cầu tiêu dùng sẽ hồi phục sớm hơn dự kiến khi quyết định cắt giảm thuế VAT chính thức có hiệu lực từ ngày 1/2 bởi đây là động lực thúc đẩy tiêu dùng nội địa.

Dưới sức ép của đại dịch, các nhà bán lẻ cần thích ứng với “bình thường mới” và thói quen mua sắm đang thay đổi chóng mặt. Theo đó, doanh nghiệp nên tận dụng tối đa ưu điểm của thương mại điện tử và thương mại truyền thống để thu hút khách hàng.

“Kênh trực tuyến sẽ trở nên quan trọng hơn trong giai đoạn tiếp theo của nền kinh tế bán lẻ”VNDirect nhận định

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

TOP 5 mã cổ phiếu ngành bán lẻ tiềm năng nhất

1. Cổ phiếu Công ty CP Thế giới Di động

  • Mã cổ phiếu: MWG.
  • Sàn niêm yết: HoSE.
  • Vốn điều lệ: 4.435.461.780.000VNĐ.
Số liệu tài chính MWG (cập nhật 10/5/2022)

Nhận định: Doanh thu thuần năm 2021 tăng 13,2% so với năm 2020 thì tổng tài sản của công ty cũng tăng lên rất nhiều. Chỉ số tài chính P/E cũng đang trên đà tăng trưởng và duy trì mở mức tương đối cao. MWG là một mã cổ phiếu rất có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, đặc biệt khi nền kinh tế được khôi phục trở lại.

2. Cổ phiếu Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT

Thông tin về cổ phiếu:

  • Mã cổ phiếu: FRT.
  • Sàn niêm yết: HoSE.
  • Vốn điều lệ: 789.817.920.000VNĐ.
Số liệu tài chính FRT (cập nhật 10/5/2022)

Nhận định: Doanh thu thuần quý 4/2021 tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt mức doanh thu vượt 38% và lợi nhuận trước thuế vượt 362% so với kế hoạch đặt ra. Đây chính là dấu hiệu tích cực về sự tăng trưởng của công ty trong tương lai.

3. Cổ phiếu Tổng Công ty Viglacera

Thông tin về cổ phiếu:

  • Mã cổ phiếu: VGC.
  • Sàn niêm yết: HoSE.
  • Vốn điều lệ: 4.483.500.000.000VNĐ.
Số liệu tài chính VGC (cập nhật 10/5/2022)

Nhận định: Quý 4/2021, doanh thu thuần tăng 58,2%, kéo theo đó là lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước, hoạt động chia cổ tức của công ty cũng được diễn ra thường xuyên với mức chia tương đối cao. Qua đó có thể thấy VGC là một mã cổ phiếu an toàn và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

4. Cổ phiếu Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan

Thông tin về cổ phiếu:

  • Mã cổ phiếu: MSN.
  • Sàn niêm yết: HoSE.
  • Vốn điều lệ: 11.805.346.920.000VNĐ.
Số liệu tài chính MSN (cập nhật 10/5/2022)

Nhận định: lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản đều tăng mạnh gấp 2 – 3 lần qua các năm, lợi nhuận sau thuế vượt đến 304% so với kế hoạch. Qua đó có thể thấy công ty đạt lợi nhuận rất cao, tạo tiền đề cho sự bứt phá trong những năm tiếp theo. MSN hiện đang được giao dịch với mức giá rất cao và có thể nói là cao nhất so với các công ty cùng ngành trên sàn HoSE.

5. Cổ phiếu Công ty CP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh

Thông tin về cổ phiếu:

  • Mã cổ phiếu: HAX.
  • Sàn niêm yết: HoSE.
  • Vốn điều lệ: 495.169.820.000VNĐ.
Số liệu tài chính HAX (cập nhật 10/5/2022)

Nhận định: tổng tài sản của công ty qua các năm liên tục tăng lên, đồng thời khoản nợ phải trả giảm liên tục, hoạt động chia cổ tức được diễn ra hằng năm với tỉ lệ chia tương đối cao. mã cổ phiếu HAX đang được giao dịch với mức giá khoảng từ 29.000 đồng – 31.000 đồng. Nếu là nhà đầu tư dài hạn thì đây có lẽ là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư nắm giữ mã cổ phiếu này.

Tổng kết

Bài viết này tập trung vào cổ phiếu ngành bán lẻ và tầm quan trọng của nó trong thị trường tài chính chứng khoán. Ngành bán lẻ có tiềm năng tăng trưởng vượt trội và đem lại cơ hội đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, cần lưu ý những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu ngành bán lẻ và tránh các sai lầm thường gặp.

Các nhà đầu tư nên cân nhắc chiến lược đầu tư, nắm bắt xu hướng thị trường và đánh giá đầy đủ các thách thức và cơ hội trong ngành bán lẻ. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng và đưa ra quyết định đầu tư thông minh sẽ giúp nhà đầu tư đạt được thành công và lợi nhuận ổn định trong lĩnh vực này.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức
Lê Đạt

Tôi tên là Lê Đạt, tôi hiện đang là người chịu trách nhiệm sản xuất các nội dung liên quan đến kinh tế thế giới, FED, ECB, biến động vĩ mô,...

Recent Posts

API là gì? Tìm hiểu REST API, Web API và ưu nhược điểm

1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…

1 day ago

Ship COD là gì? Hướng dẫn ship COD và bảng giá mới nhất

Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…

1 day ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025

1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…

2 days ago

AI là gì? Những ứng dụng AI miễn phí hữu ích

1. Trí Tuệ Nhân Tạo Là Gì? Trí tuệ nhân tạo (AI), hay Artificial Intelligence,…

2 days ago

Thẻ ghi nợ là gì? Những lưu ý khi sử dụng

1. Thẻ ghi nợ là gì?  1.1. Thẻ ghi nợ là gì Thẻ ghi nợ…

3 days ago

Lãi suất ngân hàng Nam Á Bank mới nhất ngày 07/01/2025

Trong cuộc cập nhật ngày 5/8 vừa qua, Ngân hàng Nam A đã giảm lãi…

3 days ago