Ngành gỗ của Việt Nam thuộc ngành năng động nhất thế giới trong 10 năm gần đây. Chúng ta đã trở thành nước có công suất sản xuất đồ gỗ, đồ nội thất gỗ đứng thứ 7 và là nước có trữ lượng xuất khẩu gỗ lớn thứ 2 thế giới. Vậy cổ phiếu ngành gỗ trong năm 2023 sẽ như thế nào? Cùng Infina tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Ngành chế biến gỗ và nội thất Việt Nam đã có bước tăng trưởng vượt bậc trong 10 năm trở lại đây, nhưng trong quá trình phát triển đó, cũng bộc lộ nhiều hạn chế như khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu, chất lượng máy móc thiết bị, năng suất lao động,… cần khắc phục sớm để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Nhưng theo nhận định của các chuyên gia tại hội thảo báo cáo ”Ngành gỗ Việt Nam – Các vấn đề chiến lược và định hướng giải pháp phát triển đến năm 2030”, những vấn đề này đang ngày càng cải thiện.
Theo Vifores (Hiệp hội gỗ và lâm sản, kim ngạch trong sản phẩm gỗ và xuất khẩu gỗ): Xuất khẩu trong tháng 4 đạt 1,5 tỷ USD, tăng 7,3%. Các doanh nghiệp có tín hiệu tăng trưởng cực tốt nhờ kỳ vọng vào sự khả quan của xuất khẩu trong năm 2022. Hầu hết các doanh nghiệp đều kín đơn hàng đến hết quý 3/2022.
Các chuyên gia đánh giá, mâu thuẫn chính trị của Nga và Ukraine sẽ có thể làm nguồn cung nguyên liệu gỗ từ Nga bị co hẹp, tạo ra sự thiếu hụt trên quy mô toàn cầu, dẫn đến giá nguyên liệu tăng lên trong tương lai.
Ở Việt Nam, diện tích trồng rừng đủ tiêu chuẩn đạt chứng chỉ quản lý bền vững khoảng 307 nghìn hecta, chiếm 8,4% tổng diện tích rừng trồng của cả nước và đang tăng dần lên, điều này sẽ giải quyết khâu nguyên liệu sản xuất đầu vào và tăng tỷ lệ cạnh tranh của ngành gỗ Việt Nam.
Tình hình kinh tế của nhiều nước vẫn còn đang khó khăn do dịch bệnh. Bên cạnh đó các chính sách về khai thác gỗ nhằm bảo vệ môi trường thắt chặt nên đẩy mạnh giá gỗ tăng trong thời gian gần đây.
Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.
Mã chứng khoán: ACG
Nhóm ngành: Sản xuất
Công ty Cổ phần Gỗ An Cường (ACG), tiền thân là Công ty TNHH Thương mại An Cường, được thành lập năm 1994. ACG là nhà sản xuất cung cấp nguyên vật liệu trang trí nội thất và vật liệu decor tại Việt Nam và xuất khẩu nội thất tại Nhật Bản, Đông Nam Á, Mỹ và châu Âu.
Tình hình kinh doanh của công ty năm 2021 cũng khá khả quan khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2021 (ảnh hưởng covid đợt 4) vẫn đạt 96% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số tài chính của công ty vẫn đang ở vị trí đứng top đầu so với các công ty ngành gỗ và có dấu hiệu tăng trưởng. Điều đó cho thấy ACG vẫn là một mã cổ phiếu đáng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.
Mã chứng khoán: VIF
Nhóm ngành: Sản xuất nông nghiệp
Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam là một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực trồng, chăm sóc rừng và khai thác gỗ, kinh doanh các loại gỗ nguyên liệu, gỗ nhập khẩu… Mặc dù bị tác động bởi dịch bệnh Covid – 19, tuy nhiên nhìn chung thì tình hình kinh doanh của công ty khá ổn định.
Hiện nay mã cổ phiếu VIF được giao dịch với mức giá từ 17.000 đồng – 21.000 đồng/cp. Mức giá khá thấp so với các công ty cùng ngành, do vậy đây chính là thời điểm thích hợp để sở hữu dài hạn từ giá thấp với mức tiềm năng tăng trưởng cao.
Thông qua các chỉ số tài chính của công ty, NDT có thể thấy chỉ số P/E tăng. Tuy chỉ số tăng không đều đặn nhưng vẫn ở mức cao. Điều đó cho thấy cổ phiếu VIF vẫn nhận được nhiều sự kỳ vọng của các nhà đầu tư. Hơn nữa hoạt động chia cổ tức cũng diễn ra thường xuyên, do vậy các nhà đầu tư có quyền kỳ vọng về sự tăng trưởng của VIF trong tương lai.
Mã chứng khoán: PTB
Nhóm ngành: sản xuất
Công ty Cổ phần Phú Tài là một trong những công ty khai thác, chế biến và kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ hàng đầu tại Việt Nam. Có thể nói mã cổ phiếu PTB của công ty hiện nay đang thống trị trên sàn HOSE và thống trị ngành gỗ bởi mức giá cao chênh lệch lớn so với các công ty cùng ngành (101.000 – 109.000 đồng/cổ phiếu).
MBS ước tính khi Phú Tài hoàn thành và đưa vào hoạt động nhà máy Phù Cát số 3 vào năm 2023, công suất chế biến gỗ sẽ đạt 102.050 m3/năm, tăng 59,8% t so với năm 2020, từ đó đưa mức doanh thu gỗ đạt mức tăng trưởng kép (CAGR) lên 16,19% trong giai đoạn 2023-2026.
Hoạt động chia cổ tức được diễn ra thường xuyên và định kỳ với mức giá tương đối cao, lên đến 3.200 đồng/cp. Có thể thấy PTB là một mã cổ phiếu đang tăng trưởng rất tốt và có cơ sở tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai khi dịch bệnh được kiểm soát.
Mã chứng khoán: GDT
Nhóm ngành: Sản xuất
Công ty Cổ phần Gỗ Đức Thành là một trong những công ty gỗ lớn hàng đầu Việt Nam về quy mô sản xuất cũng như số lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường.
Để chủ động ứng phó với biến động giá nguyên liệu đầu vào, Gỗ Đức Thành đã chủ động tăng hàng tồn kho với giá ưu đãi từ các nhà cung cấp. Cụ thể, tồn kho hiện tại khá lớn ở mức từ 5.000-6.000 m3 so với tổng lượng sử dụng năm 2021 là 11.684m3. Mặt khác, doanh nghiệp chỉ cần trả trước 30%, đồng thời lưu hàng tồn kho này tại kho của nhà cung cấp.
Theo quan điểm của các chuyên gia, hàng tồn kho chi phí thấp hiện tại sẽ giúp trung hòa xu hướng lạm phát giá hàng hóa gần đây. Qua đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Gỗ Đức Thành và bảo vệ tốt biên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.
Hiện đơn hàng của doanh nghiệp tăng, tuân thủ các tiêu chí ESG (môi trường, xã hội và quản trị) chặt chẽ, giúp đảm bảo nhiều đơn đặt hàng hơn và có được thêm khách hàng mới, đặc biệt là từ châu Âu và Mỹ.
Giá cổ phiếu GDT hiện đang giao dịch chỉ ở mức 47.000 đồng – 54.000 đồng/cp. Đây là mức giá tầm trung cho thấy GDT vẫn khá tiềm năng và nhận được sự đánh giá cao từ nhà đầu tư.
Hoạt động chia cổ tức của công ty được diễn ra rất thường xuyên với mức chia cổ tức tương đối cao, 2.000 đồng/cp. Do vậy đây cũng là một mã cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng mà các nhà đầu tư có thể xem xét.
Mã chứng khoán: TLD
Nhóm ngành: Sản xuất
Hiện nay mã cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Thăng Long đang được giao dịch trên sàn HOSE với mức giá tương đối thấp so với các công ty cùng ngành. Do vậy đây là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu.
Có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty năm 2021 có sự tăng trưởng khá nổi trội. Doanh thu quý 3/2021 tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tài chính P/E của công ty có dấu hiệu tăng trưởng tích cục và có thể nói là giữ thế thượng phong so với các công ty cùng ngành. Điều đó cho thấy TLD là một mã cổ phiếu rất đáng kỳ vọng.
Trong thời gian tới, khi tình hình dịch bệnh ổn định hơn và nền kinh tế toàn cầu được khôi phục thì có lẽ đây là một mã cổ phiếu có sức bật rất mạnh và khả năng tăng trưởng rất lớn.
Mã chứng khoán: GTA
Nhóm ngành: Sản xuất
Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Thuận An là một trong những công ty hàng đầu của ngành Gỗ Việt Nam. Tình hình kinh doanh của công ty 3 năm trở lại đây khá ổn định, có sự tăng trưởng nhưng không đều đặn. Doanh thu quý 4/2021 tăng trưởng vượt bậc, tăng 58% so với doanh thu quý 3/2021.
Về cơ bản, năm 2021, Thuận An đã đạt được 83% so với kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Hoạt động chia cổ tức cũng được diễn ra định kỳ mỗi năm một lần nên nhà đầu tư có thể kỳ vọng sự tăng trưởng của GTA trong tương lai.
Cổ phiếu GTA hiện đang được giao dịch với mức giá từ 16.000 đồng – 18.000 đồng/cp. Đây là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư có thể mua về một số lượng lớn cổ phiếu. Tuy nhiên mã cổ phiếu này vẫn phù hợp với các nhà đầu tư dài hạn hơn là các nhà đầu tư lướt sóng bởi trong tương lai gần, sức bật của mã cổ phiếu này là không cao mà sẽ tăng dần theo thời gian.
Bức tranh xuất khẩu gỗ càng trở nên “tươi sáng” hơn nhờ thông tin hỗ trợ từ Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu của đề án hướng tới giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025 và đạt 25 tỷ USD vào năm 2030.
Các chuyên gia cũng cho rằng ngành chế biến gỗ và nội thất Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển, nâng cao kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng trong tổng giá trị tiêu dùng đồ gỗ, nội thất toàn cầu. Song để khai thác hiệu quả các tiềm năng đó, ngành phải nhanh chóng nâng cấp, cải tiến từng khâu và đẩy mạnh liên kết các mắt xích trong chuỗi cung ứng. Đồng thời, đầu tư đúng mức cho các hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Trên đà tăng trưởng như vậy, theo phân tích và đánh giá của nhiều chuyên gia thì thị trường ngành gỗ rất có triển vọng tăng trưởng mạnh trong tương lai và sẽ chiếm ưu thế hơn so với cổ phiếu của một số ngành khác.
Trên đây là TOP 6 mã cổ phiếu ngành gỗ tốt nhất hiện nay mà các nhà đầu tư có thể tham khảo. Tuy nhiên mỗi mã cổ phiếu đều biến động liên tục, do vậy để đầu tư an toàn và sinh lời thì các nhà đầu tư vẫn nên thường xuyên cập nhật, xem xét và đánh giá cổ phiếu thị trường gỗ.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm:
1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…
Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…
1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…
1. Trí Tuệ Nhân Tạo Là Gì? Trí tuệ nhân tạo (AI), hay Artificial Intelligence,…
1. Thẻ ghi nợ là gì? 1.1. Thẻ ghi nợ là gì Thẻ ghi nợ…
Trong cuộc cập nhật ngày 5/8 vừa qua, Ngân hàng Nam A đã giảm lãi…