Vay tín chấp là gì? Sự khác biệt giữa vay tín chấp và vay thế chấp là gì?

vay tín chấp
5/5 - (3 votes)

Hiện nay, ngân hàng cung cấp rất nhiều dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu đang gặp vấn đề về tài chính cá nhân, bạn có thể lựa chọn vay tín chấp hoặc vay thế chấp ở ngân hàng. Để lựa chọn được hình thức vay phù hợp với điều kiện tài chính của bản thân, bạn cần phải hiểu rõ vay tín chấp và vay thế chấp là gì? Cần lưu ý gì khi vay tín chấp? Hãy cùng Infina tìm hiểu dưới bài viết này nhé

Cho vay tín chấp là gì? Nợ tín chấp là gì?

Cho vay tín chấp hay còn gọi là nợ tín chấp là một dịch vụ cho vay của ngân hàng cung cấp. Đây là hình thức cho vay được xây dựng trên sự uy tín của bạn để ngân hàng cho vay. Uy tín của khách hàng sẽ được xác minh qua thu nhập cũng như xác minh tín dụng. Khoản nợ tín chấp, bạn có thể sử dụng để lo chi phí cho những mục đích tiêu dùng tài chính như: cưới hỏi, du lịch, mua sắm,…

vay tín chấp

Hạn mức cho vay của mỗi ngân hàng khác nhau, bạn có thể vay từ vài triệu cho đến vài trắm triệu đồng nếu hồ sơ đạt đủ điều kiện. Thời hạn nợ cũng rất linh hoạt, hiện nay có ngân hàng còn hỗ trợ khách hàng cho vay lên đến 60 tháng. Trong đó, lãi suất cho vay tín chấp được tính dựa trên số tiền bạn vay.

Tín chấp là gì? Bảo lãnh tín chấp là gì?

Tín chấp là việc bảo lãnh bằng uy tín của một tổ chức chính trị – xã hội cho một cá nhân hoặc hộ gia đình nghèo khó vay một khoản tiền nhỏ tại ngân hàng trong điều kiện không có tài sản để thế chấp nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh.

vay tín chấp là gì

Bảo lãnh tín chấp là việc người thứ ba cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Vay tín chấp tiêu dùng là gì?

Vay tín chấp tiêu dùng là một hình thức vay mà không cần có tài sản đảm bảo, người tiêu dùng chỉ cần chứng minh pháp nhân và thu nhập của mình để vay vốn từ ngân hàng hoặc từ các tổ chức tài chính. Một khoản vay thành công sẽ được phê duyệt dựa vào uy tín, mức thu nhập cũng như lịch sử tín dụng của bạn.

vay tín chấp là gì

Các khoản vay tín chấp tiêu dùng thường giải quyết nhu cầu tiêu dùng hằng ngày. Do vậy, các khoản vay này thường từ vài chục triệu đến tối đa 100 triệu đồng, thời gian cho vay thông thường từ 12 tháng – 48 tháng.

Xem thêm: Tín dụng đen là gì? Tác hại của tính dụng đen cần tránh

Sự khác nhau giữa vay tín chấp và vay thế chấp là gì?

Vay tín chấpVay thế chấp
Điều kiện cho vay

Là hình thức cho vay không cần thế chấp tài sản hay bảo lãnh, cho vay dựa vào uy tín, năng lực trả nợ được xác minh thông qua thu nhập và xác minh tín dụng.

Là hình thức cho vay nhưng yêu cầu khách hàng phải dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ. Tài sản đảm bảo có thể dùng là nhà, đất, … Trong đó, giấy từ sở hữu tài sản do ngân hàng giữ trong quá trình cho vay.
Ưu điểm-Không cần tài sản thế chấp.

-Không cần bảo lãnh.

-Có thể vay vốn lớn phụ thuộc vào tài sản thế chấp.

-Thời gian cho vay dài hơn và lãi suất cho vay thấp hơn vay tín chấp.

Nhược điểm-Dễ xuất hiện nợ xấu.

-Khoản vay bị giới hạn, thời gian cho vay ngắn.

-Buộc phải có tài sản thế chấp.

-Thời gian xử lý giao dịch thấp.

-Có khả năng mất tài sản thế chấp.

App tích lũy với số vốn sinh viên dành cho người mới bắt đầu

Đặc biệt hiện nay, việc gửi tiết kiệm không kỳ hạn cực kì tiện lợi. Chỉ với các thiết bị di động và số tiền vốn ”sinh viên” là bạn đã có thể gửi tiết kiệm online mà không cần đến số vốn hàng triệu. App Infina với sản phẩm Tích Lũy sẽ giúp bạn tiết kiệm trực tuyến chỉ với 200.000đ với lãi suất không kỳ hạn 7.5%/năm, đây là lãi suất thuộc TOP đầu của lãi suất không kỳ hạn.

Bên cạnh đó, khi bạn tạo tài khoản Infina, bạn còn được tặng ngay gói tích lũy có lợi nhuận 10,5%/năm cực hấp dẫn. Ngoài ra, Infina vừa tung ra sản phẩm mới với đa dạng các gói kỳ hạn có lãi suất lên đến 9.0%/năm cực hấp dẫn.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Điều kiện để được vay tín chấp

  • Phải có thu nhập cố định và ổn định, có nhiều ngân hàng chấp nhận mức thu nhập từ 4,5 triệu đồng/tháng. Bạn cần phải nộp bản sao kê chứng thực mức lương để ngân hàng xem xét, đánh giá khả năng chi trả của bạn.
  • Không có tín dụng xấu ở tổ chức tài chính khác.
  • Có thể thực hiện vay tín chấp ở nhiều ngân hàng khác nhau, nhưng ngân hàng sẽ cân nhắc mức độ trả nợp của bạn để duyệt hồ sơ có cho vay hay không.

Một số lưu ý khi vay tín chấp

Đọc kỹ hợp đồng cho vay 

Hợp đồng là một thứ vô cùng quan trọng trong vay tín chấp. Bạn nên dành nhiều thời gian để đọc kỹ và phân tích các điều khoản trong hợp đồng. Đặc biệt là phần thỏa thuận về mức phí sẽ phát sinh như: Mức phạt thanh toán trễ hạn, phí thanh toán trước hạn, hoặc điều kiện làm mới hợp đồng, v.v. Đây là các khoản phí khi phát sinh sẽ rất phức tạp, hãy chủ động hơn trong việc tìm hiểu quyền lợi và trách nhiệm của mình nhé.

Tự cân nhắc khả năng trả nợ

Trước khi vay tín chấp, bạn cần tự cân nhắc điều kiện tài chính cũng như khả năng trả nợ của mình. Dựa vào thu nhập của bản thân, hãy cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng về khoản tiền mình có thể chi trả cho tổ chức cho vay. Nếu bạn cảm thấy bị áp lực, hãy nên giảm hạn mức yêu cầu cho vay của mình sao cho phù hợp.

Tìm hiểu lãi suất của tổ chức cho vay

Vay tín chấp hiện nay thường có mức lãi suất khá cao, do không yêu cầu tài sản thế chấp. Do vậy, vay tín chấp thường xảy ra rủi ro cao hơn so với vay thế chấp tài sản. Mỗi tổ chức sẽ có cách tính lãi suất khác nhau, sau đây là 2 hình thức tính lãi suất vay tín chấp phổ thông nhất:

  • Lãi suất cố định ban đầu: Tổ chức cho vay sẽ áp dụng 1 mức lãi suất trong suất thời hạn vay trên khoản tiền vay.
  • Lãi suất theo dư nợ giảm dần: Mức lãi suất sẽ được tính dựa trên tổng số dự nợ giảm dần.

Thông thường, 2 mức lãi suất này sẽ tương đương nhau. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu cách tính của tổ chức cho vay, có như vậy, bản thân sẽ chủ động hơn trong việc trả nợ, tránh những rủi ro phát sinh.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về vay tín chấp và vay thế chấp. Các khoản vay này có thể hỗ trợ bạn rất tốt trong cuộc sống. Tuy nhiên không được lạm dụng các khoản vay này, nếu không bạn sẽ gặp rất nhiều rủi ro đấy nhé. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng khi thực hiện hồ sơ vay.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức