TOP 6 cổ phiếu ngành dược tiềm năng trong năm 2022

5/5 - (1 vote)

Có thể nói, đối với các ngành khác thì cổ phiếu ngành dược phẩm lại là một trong vài ngành được hưởng lợi từ dịch Covid-19. Tuy cũng có bị ảnh hưởng trong các hoạt động về bán lẻ nhưng khi tình trạng kiểm soát về ca bệnh đã ổn, nhóm cổ phiếu ngành dược lại được các chuyên gia kinh tế đánh giá rất tiềm năng và an toàn để đầu tư trong năm 2022.

Infina sẽ tổng hợp các thông tin về nhóm cổ phiếu này để nhà đầu tư tham khảo và có thêm những sự lựa chọn trên thị trường chứng khoán.

Xem thêm: TOP 5 cổ phiếu ngành bán lẻ là mỏ vàng trong chứng khoán năm 2022

Triển vọng của cổ phiếu ngành dược năm 2022

Năm 2021, CP ngành chăm sóc sức khỏe (dược và bệnh viện) tăng 25% so với khoảng đầu năm, ít hơn 9% đối với mức tăng của VN-Index. Trong đó, các mã cổ phiếu ngành dược chỉ tăng 19%, nhóm bệnh viện tăng tới 51%.

Năm 2022, các chuyên gia kỳ vọng nhu cầu quan tâm về sức khỏe sẽ hồi phục và phát triển 13% so với cùng kỳ năm ngoái, lúc các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng.

Doanh thu Cổ phiếu ngành dược, bệnh viện

Với khoảng tăng trưởng doanh thu tốt trong cuối năm 2021 và đầu năm 2022, những chuyên gia nhận định rằng, ngành y tế có cơ hội tăng giá khá tích cực. Đặc biệt quan trọng, cổ phiếu của những công Ty dược phẩm/bệnh viện tiếp tục là nhóm ngành hấp dẫn trong thời kỳ dịch bệnh không ổn định.

Các dẫn chứng cụ thể cho sự phán đoán của các chuyên gia

  • 70% dân số Việt Nam đã được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi.
  • Các biến thể Covid mới có thể ít nguy hiểm hơn.
  • Người dân dự trữ thuốc cho biến thể Omicron mới.
  • Dược phẩm phục hồi cho triệu chứng hậu Covid.

Nhận định

Với các tình hình thực tế trên, các chuyên gia cho rằng nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong năm 2022 sẽ sớm vượt qua mức trước dịch Covid. Số lượt đến thăm khám tại bệnh viện hồi phục về mức bình thường và nhóm dược phẩm sẽ có thêm phần doanh thu đáng kể từ các dòng thuốc hạ sốt và vitamin (được sử dụng thường xuyên để điều trị các triệu chứng Covid nhẹ)

Quan trọng nhất, nhiều công ty dược Việt Nam đã nhận công thức sản xuất thuốc điều trị Covid (do Pfizer và MSD chuyển giao) và có thể sớm thương mại hóa trong đầu năm 2022.

Danh sách các cổ phiếu ngành dược trên sàn chứng khoán

Hiện nay, trong ngành có tổng cộng 55 mã chứng khoán, cụ thể:

  • 31 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn UPCOM.
  • 15 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn HoSE.
  • 9 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn HNX.

Các cổ phiếu ngành dược sàn HOSE

    1. Công ty Cổ phần Chiếu xạ An Phú – APC
    2. Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định – DBD
    3. Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre – DBT
    4. Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long – DCL
    5. Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang – DHG
    6. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO – DMC
    7. Công ty Cổ phần dược phẩm Imexpharm – IMP
    8. Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật – JVC
    9. Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC – OPC
    10. Công ty Cổ phần S.P.M – SPM
    11. Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên – TNH
    12. Công ty Cổ phần Traphaco – TRA
    13. Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương Vidipha – VDP
    14. Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex – VMD

Cổ phiếu ngành dược phẩm sàn HNX

    1. Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ – AMV
    2. Tổng Công ty Cổ phần Y tế Danameco – DNM
    3. Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3 – DP3
    4. Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng – Ladophar – LDP
    5. Công ty Cổ Phần Dược Trung Ương MEDIPLANTEX – MED
    6. Công ty Cổ phần Dược thú y Cai Lậy – MKV
    7. Công ty Cổ phần Dược phẩm dược liệu Pharmedic – PMC
    8. Công ty Cổ phần Dược phẩm Phong Phú – PPP
    9. Công ty cổ phần Dược liệu và Thực phẩm Việt Nam – VHE

Xem thêm: Top 5 các mã cổ phiếu ngành du lịch trên các sàn chứng khoán

Nhóm cổ phiếu ngành dược sàn UPCOM

    1. Công ty Cổ phần Dược phẩm AGIMEXPHARM – AGP
    2. Công ty Cổ phần Armephaco – AMP
    3. Công ty Cổ phần Dược Enlie – BCP
    4. Công ty Cổ phần Vắc xin và Sinh phẩm Nha Trang – BIO
    5. Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương Codupha – CDP
    6. Công ty Cổ phần Công nghệ cao Traphaco – CNC
    7. Công ty Cổ phần Dược Danapha – DAN
    8. Công ty Cổ phần Dược – Vật tư Y tế Đắk Lắk – DBM
    9. Công ty Cổ phần Dược – Thiết bị y tế Đà Nẵng – DDN
    10. Công ty Cổ phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương – DHD
    11. Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội – DHN
    12. Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1 – DP1
    13. Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 – DP2
    14. Công ty cổ phần Dược phẩm Hải Phòng – DPH
    15. Công ty Cổ phần Dược Đồng Nai – DPP
    16. Công ty Cổ phần Dược phẩm Tipharco – DTG
    17. Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội – DTP
    18. Tổng công ty Dược Việt Nam – CTCP – DVN
    19. Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh – HDP
    20. Công ty Cổ phần Hóa – Dược phẩm Mekophar – MKP
    21. Công ty cổ phần Merufa – MRF
    22. Công ty cổ phần Dược Medipharco – MTP
    23. Công ty Cổ phần Nam dược – NDC
    24. Công ty cổ phần Dược phẩm 2/9 – NDP
    25. Công ty cổ phần Dược – Vật tư Y tế Nghệ An – NTF
    26. Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương I – Pharbaco – PBC
    27. Công ty Cổ phần Bệnh viện Tim Tâm Đức – TTD
    28. Công ty Cổ phần Dược phẩm TV. Pharm – TVP
    29. Công ty Cổ phần Dược Trung Ương 3 – TW3
    30. Công ty Cổ phần Dược phẩm TW25 – UPH
    31. Công ty Cổ phần Dược phẩm TW25 – UPH
    32. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Thành phố Hồ Chí Minh – YTC

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

TOP 6 mã cổ phiếu ngành dược tiềm năng năm 2022

Cổ phiếu ngành dược tiềm năng năm 2022

1. DHG – CTCP Dược Hậu Giang

  • Năm thành lập: 1974, chính thức thành công ty cổ phần từ 2004
  • Sàn giao dịch: HOSE | Ngày giao dịch đầu tiên: 21/12/2006
  • Vốn điều lệ: 1.307,46 tỷ
  • Giá tham khảo: 93.000VNĐ – 110.000VNĐ
Thông tin về cổ phiếu DHG (13/05/2022)

CTCP dược Hậu Giang là đơn vị kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm, in ấn bao bì và cả dịch vụ du lịch. Năm 2021, công ty đã vượt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế đề ra, với lợi nhuận trên 700 tỷ đồng, số liệu qua các năm cho thấy lợi nhuận thu về đang tăng trưởng khá tích cực.

DHG có lịch sử trả cổ tức đều đặn qua các năm với giá trị trên 1000đ/cp, đặc biệt năm 2021 công ty đã trả cổ tức bằng tiền mặt lên tới 40% và 2022 là 35%, khá cao so với các công ty khác cùng trong ngành. Hiện tại thì giá của DHG cũng đang cao nhất so với các mã cổ phiếu khác trong cùng ngành cho thấy sự ủng hộ cũng như niềm tin của cổ đông vào công ty đang rất cao.

Với sự ổn định trong chiến lược kinh doanh và kết quả lợi nhuận qua các năm thì DHG là một mã cổ phiếu ngành dược triển vọng 2022 mà nhà đầu tư có thể cân nhắc thêm vào danh mục đầu tư của mình.

2. DBT – Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre

  • Năm thành lập: 1983, chính thức thành công ty cổ phần từ 2004
  • Sàn giao dịch: HOSE | Ngày giao dịch đầu tiên: 28/10/2020
  • Vốn điều lệ: 142,05 tỷ
  • Giá tham khảo: 11.000VNĐ – 16.000VNĐ
Thông tin về cổ phiếu DBT (13/05/2022)

Công ty cổ phần Dược phẩm Bến Tre được thành lập từ năm 1963. Doanh nghiệp đã trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển trên thị trường dược. Ngày nay, không thể khó hiểu khi công ty đã trở thành một trong những nhà phân phối dược phẩm mạnh và uy tín. Cũng là ngành bị ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch Covid-19, những năm gần đây giá cổ phiếu DBT cũng chịu nhiều tác động. Tuy nhiên, nếu những ai muốn đầu tư dài hạn thì có thể cân nhắc vì mã cổ phiếu này khá tiềm năng.

3. TNH – Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên

  • Năm thành lập: 19/03/2012
  • Sàn giao dịch: HOSE | Ngày giao dịch đầu tiên: 06/01/2021
  • Vốn điều lệ: 518,75 tỷ
  • Giá tham khảo: 40.000VNĐ – 55.000VNĐ

Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên hiện đang là địa chỉ khám chữa bệnh có tiếng trong tỉnh và các tỉnh lân cận với doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các năm. Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh mà công ty còn kiêm thêm bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác liên quan tới y tế đồng thời bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh và bán buôn đồ dùng khác cho gia đình nên doanh thu khá đa dạng.

Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên có đội ngũ y bác sĩ với chuyên môn cao cả trong và ngoài nước với sự tín nhiệm ngày càng tăng lên. Đặc biệt là nhu cầu khám chữa bệnh đến các bệnh viện quốc tế của người có thu nhập tốt càng ngày càng tăng cao trong những năm gần đây cũng là một lợi thế mà TNH đang có.

TNH hiện đang nhận được sự đầu tư của 2 tổ chức nước ngoài là KWE Beteiligungen AG và VBF Holding AG cũng cho thấy tiềm năng của mã cổ phiếu ngành dược, y tế này rất khả quan trong tương lai.

4. JVC – Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật

  • Năm thành lập: 2001, chính thức thành công ty cổ phần từ 2010
  • Sàn giao dịch: HOSE | Ngày giao dịch đầu tiên: 21/06/2011
  • Vốn điều lệ: 1.125 tỷ
  • Giá tham khảo: 5.000VNĐ – 14.000VNĐ

JVC đang là mã cổ phiếu đang rất hot trong top các mã cổ phiếu ngành dược hiện nay. Khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của JVC đều lên tới hàng triệu với thanh khoản cao.

Tuy việc kinh doanh của JVC hiện chưa có gì nổi trội nhưng các chuyên gia đánh giá triển vọng của công ty này trong tương lai sẽ tốt hơn do việc chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh từ công ty Thương Mại thành công ty cung ứng các giải pháp toàn diện về y tế. Y tế là lĩnh vực cần đầu tư dài hạn nên đầu tư vào JVC thì nhà đầu tư không thể nóng vội.

Hiện JVC đang cung ứng các giải pháp toàn diện về y tế với tiêu chuẩn Nhật và mức chi phí thấp để giúp người dân Việt Nam có thể nhận được sự chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Khi những đóng góp mà JVC mang lại cho người dân được công nhận thì cũng giúp cho giá trị của JVC tăng lên. Với bước chuyển mình này nên mới khiến cho JVC trở thành mã cổ phiếu ngành dược tiềm năng có khối lượng giao dịch cao nhất trong ngành.

5. DBD – Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định

  • Năm thành lập: 1995, chính thức thành công ty cổ phần từ 2014
  • Sàn giao dịch: HOSE | Ngày giao dịch đầu tiên: 15/06/2018
  • Vốn điều lệ: 576,12 tỷ
  • Giá tham khảo: 45.000VNĐ – 60.000VNĐ

Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định là một đơn vị có rất nhiều hoạt động lĩnh vực kinh doanh liên quan tới y tế khác nhau bao gồm sản xuất, mua bán, sữa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, dịch vụ tư vấn liên quan tới ngành dược – y tế.

Với lợi nhuận có sự tăng trưởng dần đều qua các năm, có lịch sử trả cổ tức đều đặn cùng với doanh thu & lợi nhuận năm 2021 đều vượt chỉ tiêu đặt ra cho thấy công ty đang có chiến lược kinh doanh đúng hướng.

Tuy mới chỉ được giao dịch từ năm 2018 nhưng đến nay giá trị của cổ phiếu DBD đã có sự tăng trưởng rất tích cực cùng lịch sử trả cổ tức đều trên 10% qua các năm.

6. DVN – Tổng Công ty Dược Việt Nam

  • Năm thành lập: 1971, chính thức thành công ty cổ phần từ 2016
  • Sàn giao dịch: UPCOM | Ngày giao dịch đầu tiên: 19/05/2017
  • Vốn điều lệ: 2.370 tỷ
  • Giá tham khảo: 17.000VNĐ – 30.000VNĐ
Kết quả kinh doanh Tổng Công ty Dược Việt Nam (13/05/2022)

Là mã cổ phiếu ngành dược tiềm năng với giá trị hiện tại còn khá thấp nên những nhà đầu tư có số vốn thấp cũng có thể tham gia. Tuy chỉ được niêm yết trên sàn UPCOM tuy nhiên DVN lại có khối lượng giao dịch ổn định và thường nằm trong top các cổ phiếu có thanh khoản tốt so với các cổ phiếu khác cùng ngành.

Tổng công ty Dược Việt Nam (VINAPHARM) là 1 trong 3 đơn vị tại Việt Nam được Bộ Y tế cho phép thực hiện nghiên cứu tương đương sinh học (BA/BE).

Hiện tại thì lĩnh vực kinh doanh chính của DVN là kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế, nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ dược.

Tổng kết

Cổ phiếu dược phẩm từ lâu được xem là nhóm cổ phiếu an toàn cao bởi tính đặc thù, ổn định. Infina đã tổng hợp các thông tin về triển vọng của Cổ phiếu ngành dược năm 2022. Hy vọng với danh sách TOP 6 các cổ phiếu ngành dược tiềm năng, nhà đầu tư sẽ có thêm sự lựa chọn cho mình trên thị trường chứng khoán.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức
Lê Đạt

Tôi tên là Lê Đạt, tôi hiện đang là người chịu trách nhiệm sản xuất các nội dung liên quan đến kinh tế thế giới, FED, ECB, biến động vĩ mô,...

Recent Posts

API là gì? Tìm hiểu REST API, Web API và ưu nhược điểm

1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…

6 hours ago

Ship COD là gì? Hướng dẫn ship COD và bảng giá mới nhất

Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…

8 hours ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025

1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…

1 day ago

AI là gì? Những ứng dụng AI miễn phí hữu ích

1. Trí Tuệ Nhân Tạo Là Gì? Trí tuệ nhân tạo (AI), hay Artificial Intelligence,…

2 days ago

Thẻ ghi nợ là gì? Những lưu ý khi sử dụng

1. Thẻ ghi nợ là gì?  1.1. Thẻ ghi nợ là gì Thẻ ghi nợ…

2 days ago

Lãi suất ngân hàng Nam Á Bank mới nhất ngày 07/01/2025

Trong cuộc cập nhật ngày 5/8 vừa qua, Ngân hàng Nam A đã giảm lãi…

2 days ago