Tiền ảo

Tokenomics là gì? Vì sao Tokenomics lại quan trọng trong thị trường crypto?

5/5 - (5 votes)

Tokenomics là gì? Vì sao Tokenomics lại có vai trò quan trọng đối với khi đầu tư vào tiền ảo? Đây là câu hỏi mà nhiều người đã đặt ra khi họ khi họ biết đến thuật ngữ Tokenomics. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Infina sẽ cùng các bạn tìm hiểu thông qua bài viết ngay sau đây nhé!

Tokenomics là gì?

Tokenomics là từ ghép của hai thuật ngữ kinh tế Token và Economics. Nó là một thuật ngữ liên quan đến tính chất của Token.

Xem thêm: Mã Token là gì? Nếu như để lộ mã Token bạn có mất gì không?

Tokenomics mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng và giá trị của Token, bao gồm việc tạo và phân phối Token, cung và cầu cũng như cơ chế khuyến khích và kế hoạch đốt Token.

Đối với các dòng tiền ảo, Tokenomics được thiết kế tối ưu là một yếu tố quan trọng để thành công. Xem xét Tokenomics của một dự án đầu tư trước khi quyết định tham gia là việc quan trọng đối với các nhà đầu tư và các bên liên quan. Do đó, Tokenomics đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi đầu tư tài chính.

Những yếu tố trong Tokenomics là gì?

Có khá nhiều chỉ số liên quan đến Tokenomics, tuy nhiên, sau đây, Infina sẽ tổng hợp một số chỉ số để quyết định giá trị của một Tokenomics. Có thể các bạn đã biết Tokenomics của đồng tiền mã hóa trong các website như CoinMarketCap hay CoinGecko. Dưới đây là một số yếu tố chính của Tokenomics.

Token Supply – Nguồn cung cấp Token

Một thành phần chính của Tokenomics của tiền mã hóa là nguồn cung cấp nó. Hiện nay có ba loại nguồn cung cấp mà bạn cần kiểm tra khi nói đến tiền mã hóa. Bao gồm nguồn cung lưu hành, tổng nguồn cung và nguồn cung tối đa.

  • Tổng nguồn cung cấp Token: Cho biết số lượng Token tồn tại tại thời điểm hiện tại nhưng không bao gồm số lượng Token đã bị đốt cháy.
  • Nguồn cung lưu hành của Token: Thể hiện số lượng Token đã được phát hành cho đến nay và hiện đang được lưu hành.
  • Nguồn cung cấp token tối đa: Cung cấp thông tin về số lượng Token tối đa có thể được tạo. Đối với một số Token, khi không nguồn cung cấp tối đa thì Token sẽ được phát hành nhiều.

Phân phối và phân bổ Token

Các hệ thống tặng thưởng cho người xác nhận hoặc người khai thác bằng các đồng tiền thông qua Airdrop. Một số nhà đầu tư khác bán một phần nguồn Token cho người dùng tiềm năng trong một đợt cung cấp tiền mã hóa ban đầu (gọi tắt là ICO – Initial Coin Offering).

Bên cạnh đó, nếu dự án đang phân phối Token càng nhiều người tham gia, NĐT có thể cho rằng đây là một dự án hợp pháp và thực sự quan tâm đến việc phát triển thêm.

Mô hình của Token

Mô hình của Token giúp bạn biết mô hình Token là lạm phát hay giảm phát. Token không có nguồn cung tối đa và sẽ tiếp tục được sản xuất theo thời gian như Token SLP – Smooth Love Potion.

Mô hình Token giảm phát thì khi có nguồn cung tối đa Token được giới hạn, ví dụ như đồng Bitcoin có tối đa là 21 triệu đơn vị.

Xem thêm: Lạm phát là gì? Vì sao lạm phát là yếu tố khiến nhà nước phải quan tâm bậc nhất?

Market Cap – Vốn hóa thị trường

Vốn hóa thị trường (Market Cap hay Market Capitalzation) của Token giúp cho NĐT thấy được toàn bộ số tiền đã được đầu tư vào dự án tiền mã hóa cho đến nay.

Ngoài vốn hóa thị trường, bạn cũng có thể kiểm tra vốn hóa thị trường được pha loãng hoàn toàn của một dự án, đó là vốn hóa thị trường nếu nguồn cung tối đa của Token đã được lưu hành toàn bộ.

Công thức tính các loại vốn hóa Token:

  • Vốn hóa thị trường = Số lượng token đang lưu thông x Giá trị Token hiện tại

Market Cap = Circulating Supply x Current Price

  • Tổng nguồn cung cấp Token = Nguồn cung Token tối đa – Số lượng Token bị đốt

Total Supply = Onchain supply – Burned tokens

  • Vốn hóa thị trường pha loãng = Tổng nguồn cung cấp Token sau khi đốt x Giá trị token hiện tại

FDV = Max Supply x Current Price

Vai trò của Tokenomics là gì?

Blockchain có vai trò giúp các dự án tạo ra các nền kinh tế vi mô. Vì vậy để có thể duy trì và phát triển hơn nữa, họ cần tìm ra cách thức các Token nên hoạt động như thế nào trong hệ sinh thái thông qua Tokenomics. Điều này càng khẳng định vai trò quan trọng của Tokenomics.

Có thể có khá nhiều tiêu chuẩn khi nhắc đến Tokenomics. Tuy nhiên, Blockchain cho phép một loạt các trường hợp mới được sử dụng và phát triển.

Không những thế, Tokenomics còn cho phép các nhóm phát triển tạo ra một hình thức mới hoặc điều một hoặc nhiều mô hình hiện đang hoạt động với những gì dự án muốn đạt được. Hành động này có thể tạo ra một nền tảng linh động nhưng vẫn phải phát triển một cách ổn định.

Ví dụ thực tế về Tokenomics là gì?

Đồng Bitcoin

Bitcoin là một loại tiền ảo hay tiền mã hóa, được phát minh bởi một cá nhân hoặc tổ chức vô danh có tên là Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009.

“Phù thủy Bitcoin” Satoshi Nakamoto đã tạo ra một bộ giao giúp cho một Token ổn định có thể xâm nhập vào mạng lưới thông qua phần thưởng khối. Khi một khối được xác nhận thành công bởi một ‘thợ đào’, họ sẽ nhận được một số coin nhất định.

Để có quyền truy cập vào phần thưởng của mình, hơn 100 khối phải được xác nhận trước để khuyến khích và thúc đẩy họ tiếp tục xác nhận các giao dịch. Số lượng Token được thưởng cho mỗi nửa khối dựa trên thời gian nhằm mục đích ngăn chặn quá nhiều bitcoin vào mạng trong cùng một thời điểm.

Xem thêm: Kiếm tiền từ cách đào bitcoin trong năm 2022 như thế nào?

Tron Coin

Tron hay Tron Coin được viết tắt là TRX, có thể hiểu đơn giản đó là đồng tiền điện tử được phát triển dựa trên nền tảng Blockchain. Mục đích tạo ra đồng tiền Tron là giúp mọi người xây dựng một hệ thống nội dung giải trí miễn phí trên toàn thế giới.

Mạng lưới Tron được quản lý ở một hoặc nhiều cấp độ khác nhau. Điều này nhằm giữ cho việc ra quyết định một cách phi tập trung và hiệu quả tốt hơn.

Những hành động tự động xác định cách thêm Token Tron vào hệ thống để đảm bảo đủ số lượng lưu hành nhưng giá không quá biến động. Mặc dù vậy, nếu điều này ngưng lại, nhà đầu tư có thể quyết định nên tăng hay giảm số tiền.

Ethereum

Ethereum là một nền tảng điện toán có tính chất phân tán, công cộng, mã nguồn mở dựa trên công nghệ Blockchain. Nó có tính năng hợp đồng thông minh (Smart Contract), tạo thuận lợi cho các thỏa thuận hợp đồng trực tuyến.

Phần thưởng khối hoạt động liên tục giúp phân phối Token một cách hiệu quả. Dự án đã ra hơn 7.000.000 đơn vị Ether trong đợt ICO vào năm 2014 nhằm bắt đầu áp dụng rộng rãi.

Tới thời điểm hiện tại, không có giới hạn nào đối với Ether. Điều này có thể hiểu là nguồn cung cấp Token này có thể tiếp tục mở rộng khi hệ thống phát triển. Tuy nhiên, không ai có thể chắc chắn rằng Tokenomics Ethereum có những sự thay đổi như thế nào khi hệ thống chuyển sang PoS.

Kết luận

Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn thông tin Tokenomics là gì và vì sao Tokenomics lại đóng vai trò quan trọng đến vậy. Infina hi vọng rằng, với những thông tin này, các bạn đã hiểu rõ hơn về Tokenomics cũng như vai trò của nó. Hãy theo dõi Infina để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Bạn hiểu rõ hơn về Tokenomics chưa? Hãy để lại bình luận phía dưới đây nhé!

Xem thêm:

Hà Huệ

Recent Posts

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 9 – 15/1/2025

1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…

4 hours ago

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

2 days ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

2 days ago

Lãi Suất Tiết Kiệm Online So Với Tiết Kiệm Truyền Thống

Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…

2 days ago

API là gì? Tìm hiểu REST API, Web API và ưu nhược điểm

1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…

6 days ago

Ship COD là gì? Hướng dẫn ship COD và bảng giá mới nhất

Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…

7 days ago