Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, lợi nhuận là mục tiêu chung của tất cả các nhà đầu tư và để đạt được mục tiêu đấy, hôm nay Infina gửi đến quý nhà đầu tư 1 khái niệm được xem là kinh thánh của giới đầu tư. Kinh thánh ấy có tên là Elliott hay còn gọi là sóng Elliott.
Nội dung chính
Sóng Elliott là gì?
Sóng Elliott được đánh giá là kinh thánh trong giới đầu tư vì sóng Elliott là một công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc phân tích biến động của thị trường dưới tác động của tâm lý con người và là cơ sở hình thành một mô hình cố định theo chu kỳ và xu hướng.
Nguồn gốc
Bộ kinh thánh này được đúc kết sau 75 năm nghiên cứu về thị trường tài chính của một kế toán kiếm tác giả người Mỹ Ralph Elliott.
Kết quả của kinh thánh này là một nguyên tắc chung mà giới đầu tư gọi là “Sóng Elliott” – Mang tên của chính cha đẻ nó.
Lý thuyết sóng Elliott
Qua nhiều mô hình đúc kết được từ những lần biến dộng của thị trường kết hợp với các sự kiện, ông khẳng định rằng sự biến động của thị trường tài chính nhìn như ngẫu nhiên nhưng không phải vậy.
Thực sự các mô hình này đều có 1 nguyên tắc chung và đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về thông tin và yếu tố đám đông.
Sóng Elliott được hiểu rằng đây là một đồ thị diễn biến tâm lý của thị trường nói chung và đám đông nhà đầu tư nói riêng; nghi ngờ, do dự, thăng hoa, cơ hội….
Nguyên tắc cơ bản
- Sóng Elliott phân tích các chuyển động giá có xu hướng lặp đi, lặp lại hình thành các bước sóng. Kết hợp dữ liệu lịch sử giao dịch gần nhất để dự đoán biến động về giá theo tâm lý đám đông.
- Cấu tạo của mỗi sóng đều có điểm bắt đầu và kết thúc. Sóng đi hết một chu kì và chu kì đó có thể là 1 chu kì nhỏ trong 1 chu kì lớn và là 1 phần của chu kì lớn.
- Môi mô hình sóng bao gồm sóng đẩy (Impulse) và sóng điều chỉnh (correction wave).
Cấu trúc và mô hình sóng Elliott
Cấu trúc sóng Elliott
Về tổng quát, sóng Elliott có 2 cấu trúc chính đó là Cấu trúc sóng đẩy và cấu trúc sóng điều chỉnh với 2 chiều lên và xuống đại diện cho 2 thái cực cảm xúc là tích cực và tiêu cực.
Cấu trúc sóng đẩy
Có 3 loại mô hình chính:
- Mô hình sóng mở rộng.
- Mô hình sóng tam giác chéo.
- Mô hình sóng 5 thất bại hoặc sóng 5 cụt.
Cấu trúc sóng điều chỉnh
Cũng có 3 loại mô hình:
- Zigzac.
- Mô hình phẳng.
- Mô hình tam giác.
Mô hình sóng Elliott
Chúng ta bắt đầu với 3 mô hình của cấu trúc sóng đẩy:
Mẫu hình sóng mở rộng (Extension)
Mô hình mở rộng này nói lên việc sóng 1, 3, 5 trong quá trình tăng có thể mở rộng thành các sóng nhỏ bên trong (thường là 5 sóng).
Mô hình sóng tam giác chéo
Trong đây có 2 trường hợp khác nhau là tam giác đầu và tam giác cuối. Đặc điểm chung của mô hình này, khi vẽ các đường xu hướng đi qua các đỉnh và đáy của các bước sóng sẽ tạo thành hình tam giác.
Mô hình sóng 5 thất bại (Failed 5th) / sóng 5 cụt (Truncated 5th)
Tất cả các sóng còn lại đều như mô hình chung của sóng đẩy nhưng chỉ có sóng 5 không vượt qua được đỉnh của sóng 1. Nếu chỉ vượt qua nhưng không đáng kể cũng được xếp vào mô hình này.
Các mô hình cấu trúc sóng điều chỉnh
Mẫu hình zigzag
Đặc điểm nhận dạng, đường xu hướng đi qua các đỉnh và đáy sóng song với nhau. Trong đó:
- Sóng B điều chỉnh không quá 61.8% độ dài của sóng A.
- Sóng C phải vượt qua điểm kết thúc của sóng A.
- Sóng A và C thông thường có độ dài bằng nhau.
Ngoài ra, Zigzag còn có dạng biến thể là double hoặc triple zigzag. Các mô hình zigzag này được nối với nhau bằng một mẫu hình sóng điều chỉnh bất kì (gọi là sóng X – cũng có cấu trúc 5-3-5).
Mẫu hình phẳng (Flag)
Đặc điểm nhận diện là đường xu hướng song song khi nối các mẫu hình như zigzag nhưng là mẫu nằm ngang chứ không dốc xuống.
Mẫu hình sóng tam giác
Đây là một mẫu hình sóng điều chỉnh phức tạp. Gồm 5 sóng và mỗi một sóng được chia thành 3 sóng nhỏ trong đấy.
App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu
Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.
Quan hệ giữa sóng Elliott và Fibonacci
Nói đến điều này phải nhắc lại vào thời điểm 1930. Khi Elliott đã phát minh ra nguyên tắc này nhưng lại chưa thể áp dụng vào giao dịch thực tiễn vì khó tìm được thời điểm vào lệnh thích hợp.
Mãi đến 10 năm sau, ông kết hợp dãy Fibonacci vào mô hình sóng Elliott và đã giúp ông khắc phục được tình trạng trên. Từ đó, “kinh thánh” trong thị trường tài chính ra đời.
Xem thêm: Dãy Fibonacci là gì? Các mô hình của dãy số Fibonacci có hình dạng như thế nào?
Hướng dẫn giao dịch
Lựa chọn sóng để vào lệnh
Ví dụ: Bạn không nên vào lệnh ở sóng 1 vì đây là các nhà đầu tư chuyên nghiệp vừa vào phân tích cơ bản và thấy được tiềm năng nên họ đầu tư. Việc của bạn là đừng tiếc nuối sóng này mà hãy xác định độ dài và điểm thấp nhất của sóng 2 bằng cách dùng Fibonacci. Khi đó ta sẽ ước lượng được mức giá vào lệnh khi bắt đầu sóng 3.
Ước lượng target/ điểm cao nhất của sóng 3
Đây là sóng thường có độ dài dài nhất, là cơ hội của các nhà đầu tư sau khi quan sát sóng 1. Khi dùng Fibonacci để biết được độ dài và target của sóng 3, việc của bạn đơn giản chỉ canh giá chốt lời.
Lưu ý khi giao dịch với sóng Elliott
- Nên kết hợp thêm các công cụ phân tích kỹ thuật khác ngoài fibonacci như MACD, MA, Volume, RSI,…
- Khi mỗi sóng kết thúc, sóng đó chính là dữ kiện cho sóng tiếp theo. Đó là cách để giao dịch với Elliott.
- Đối với sóng 5, không nên chốt lời ở mức giá đỉnh vì có quá nhiều biến thể Elliott.
Tổng kết
Qua bài viết này, Infina đã cung cấp cho nhà đầu tư gần như tất tần tật về Sóng Elliott và những liên quan trong giao dịch chứng khoán. Hãy nghiên cứu thật kỹ vì đây là kiến thức khá chuyên sâu. Nếu nắm vững, Infina tin nhà đầu tư sẽ có một kết quả giao dịch thật tốt.
Để lại bình luận và theo dõi những bài viết tiếp theo của Infina nhé.
Xem thêm:
- Chỉ số P/E là gì? Khi P/E cao thì nó có ý nghĩa gì?
- IPO là gì? Ưu và nhược điểm của IPO là như thế nào?