Room tín dụng là một thuật ngữ quen thuộc đối với các nhân viên ngân hàng. Hầu hết, bất cứ ai muốn tiếp cận gói tín dụng hoặc các khoản vay tại các tổ chức tài chính đều sẽ nghe qua về cụm từ room tín dụng. Vậy, Room tín dụng là gì? Vì sao NHNN phải áp room tín dụng cho từng ngân hàng? Hãy cùng Infina tìm hiểu chi tiết thông tin dưới bài viết này nhé.
Room ngân hàng hay còn được gọi là room tín dụng là hạn mức cho vay của một ngân hàng. Vào đầu mỗi năm, Ngân hàng nhà nước (NHNN) sẽ quy định một mức tăng trưởng tín dụng tối đa áp dụng cho toàn ngành ngân hàng.
Xem thêm: Thẻ tín dụng là gì? Có nên sử dụng thẻ tín dụng hay không?
Tăng trưởng tín dụng là một lượng cung tiền trong nền kinh tế được tăng lên. Dựa vào tăng trưởng tín dụng, chính phủ có thể điều hành các chính sách tiền tệ góp phần giúp ổn định thị trường tiền tệ và phát triển tăng trưởng của toàn nền kinh tế.
Thông qua hoạt động tăng trưởng tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp và tổ chức có thể rút ngắn thời gian huy động vốn, tăng khả năng mở rộng hoạt động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hết room tín dụng hay còn gọi với tên khác là cạn room tín dụng, ngân hàng hết room. Đây là một thuật ngữ ngân hàng để chỉ việc room đã sử dụng hết giới hạn tín dụng mà NHNN đã quy định trước đó. Điều này khiến các ngân hàng không thể tiếp tục cho vay.
Việc hết room tín dụng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các ngân hàng cũng như các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đang có nhu cầu vay tín dụng.
Nhu cầu tín dụng đang tăng rất cao, ngân hàng hết room tín dụng, nếu bạn muốn vay tiền hãy tìm đến một số nhà băng lớn có uy tín cao trong ngành. Tuy nhiên, đối với các nhà băng này, họ yêu cầu rất cao về hồ sơ vay vốn, tài sản đảm bảo và khả năng trả nợ của khách hàng. Do vậy, hãy cân nhắc kỹ việc vay vốn hoặc tạm thời chờ cho đến khi các ngân hàng được nới room tín dụng.
Xem thêm: Nên mở thẻ tín dụng ngân hàng nào hiện nay?
Đặc biệt hiện nay, việc gửi tiết kiệm không kỳ hạn cực kì tiện lợi. Chỉ với các thiết bị di động và số tiền vốn ”sinh viên” là bạn đã có thể gửi tiết kiệm online mà không cần đến số vốn hàng triệu. App Infina với sản phẩm Tích Lũy sẽ giúp bạn tiết kiệm trực tuyến chỉ với 200.000đ với lợi nhuận không kỳ hạn 7.5%/năm, đây là lãi suất TOP đầu của lãi suất không kỳ hạn.
Bên cạnh đó, khi bạn tạo tài khoản Infina, bạn còn được tặng ngay gói tích lũy với lợi nhuận 10,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Ngoài ra, Infina vừa tung ra sản phẩm mới với đa dạng các gói kỳ hạn có lợi nhuận lên đến 9.0%/năm cực hấp dẫn.
Nới room tín dụng là một hoạt động của NHNN cho phép áp dụng đối với một số ngân hàng thương mại. Việc nới room tín dụng đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ được phép cho vay quá hạn mức tín dụng.
Khi trường hợp này xảy ra, đây được coi là một tín hiệu đáng mừng cổ phiếu ngân hàng phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng được nới room tín dụng như nhau. Ví dụ, đối với những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn và chiến lược quản trị rủi ro tốt như ngân hàng MB, ngân hàng Vietcombank, VPBank,… thường sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao hơn.
Để nới room tín dụng, NHNN quyết định thông qua 2 cơ sở chính, như sau:
NHNN đặt ra quy định về hạn mức room tín dụng nhằm kiểm soát sự tăng trưởng và chất lượng của tín dụng trong ngành ngân hàng. Đây là 2 mục tiêu phải luôn đi song hành với nhau.
Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng rất quan trọng, có thời điểm mức tăng trưởng tín dụng lên đến 30 – 50%. Nếu mức tăng trưởng tín dụng quá nóng sẽ vượt quá khả năng quản trị của các ngân hàng thương mại. Đây là điều tất yếu dẫn đến việc mất cân bằng vốn, không có khả năng thanh toán và lạm phát,…
Khi NHTM bị giới hạn tín dụng, các ngân hàng sẽ cẩn trọng hơn trong việc chọn lọc khách hàng cho vay. Các hồ sơ cho vay đầy đủ, minh bạch, rõ ràng sẽ được ưu tiên cho vay. Qua đó, hạn chế việc phát sinh nợ xấu. Việc siết chặt room tín dụng cũng là một trong những cách giúp hạn chế sự tăng trưởng quá nóng của tín dụng.
Có thể nói, room tín dụng là một trong những công cụ rất hữu ích đối với việc kiểm soát sự tăng trưởng tín dụng. Qua đó, chính phủ có thể điều tiết mức cung tiền, lãi suất thị trường cũng như sự ổn định của nền kinh tế trong mỗi giai đoạn. Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ room tín dụng là gì.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm:
1. Quỹ đầu tư là gì? Quỹ đầu tư, hay còn gọi là quỹ đại…
1. CASA: CASA là gì? CASA, viết tắt của Current Account Savings Account, là tài…
Quỹ dự phòng giúp bạn vượt qua khó khăn tài chính bất ngờ như mất…
1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…
Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…
Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…