Kinh tế vi mô là gì? Hay kinh tế vi mô nghiên cứu những vấn đề gì? Trong kinh tế học, kinh tế vi mô hay kinh tế vĩ mô đều đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu thị trường. Để làm rõ và hiểu thêm về chúng, hãy cùng Infina đọc bài viết sau nhé!
Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học. Trong kinh tế học vi mô nghiên cứu những quyết định của các cá nhân (người tiêu dùng và người sản xuất) trên từng loại thị trường. Từ đó, rút ra những vấn đề mang tính quy luật kinh tế.
Macroeconomics được dịch là kinh tế vi mô. Đây là môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế tổng thể của toàn bộ nền kinh tế.
Về đặc điểm, kinh tế học vi mô sẽ đóng vai trò nghiên cứu thị trường của một doanh nghiệp. Một ngành nghề cụ thể. Như:
Kinh tế vi mô đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu các mối quan hệ cung cầu. Giá cả, thói quen, hành vi tiêu dùng của khách hàng trong một thị trường nhất định. Qua đó, có thể giúp các nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp đưa ra các phương án cụ thể để phát triển sản xuất kinh doanh.
Mặc dù “vi mô” là nghiên cứu trong phạm vi nhỏ hẹp. Kinh tế học vi mô tập trung nghiên cứu về hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế. Là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân tiêu dùng, người tiêu dùng,…cùng thói quen, sở thích, nhu cầu, khả năng tiêu dùng của họ.
Trái ngược với vi mô là vĩ mô. Sự nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô áp dụng trong phạm vi rộng lớn hơn.
Cùng phân biệt kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô qua những tiêu chí cơ bản sau:
Tiêu chí đánh giá | Kinh tế vi mô | Kinh tế vĩ mô |
Phạm vi nghiên cứu | Nhỏ hẹp. | Rộng lớn. |
Chủ thể nghiên cứu | Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân, người tiêu dùng. | Chỉ tiêu tổng thể của nền kinh tế: Tổng sản lượng,tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, giá trị tiêu dùng trên đầu người,… |
Nội dung nghiên cứu |
| Nghiên cứu và đề xuất những chính sách kinh tế để điều tiết hoặc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực, quốc gia. |
Các yếu tố tác động | Cung – cầu, giá cả hàng hoá dịch vụ, giá của các yếu tố sản xuất, mức tiêu thụ, phúc lợi kinh tế, chính sách của chính phủ. | Thu nhập quốc gia, mức giá chung, tiền tệ, tỷ lệ thất nghiệp, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ. |
Đặc biệt hiện nay, việc gửi tiết kiệm không kỳ hạn cực kì tiện lợi. Chỉ với các thiết bị di động và số tiền vốn ”sinh viên” là bạn đã có thể gửi tiết kiệm online mà không cần đến số vốn hàng triệu. App Infina với sản phẩm Tích Lũy sẽ giúp bạn tiết kiệm trực tuyến chỉ với 200.000đ với lãi suất không kỳ hạn 7.5%/năm, đây là lãi suất thuộc TOP đầu của lãi suất không kỳ hạn.
Bên cạnh đó, khi bạn tạo tài khoản Infina, bạn còn được tặng ngay gói tích lũy với lợi nhuận 10,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Ngoài ra, Infina vừa tung ra sản phẩm mới với đa dạng các gói kỳ hạn có lãi suất lên đến 9.0%/năm cực hấp dẫn.
Average variable cost được viết tắt là AVC, còn được gọi là chi phí biến đổi bình quân. Là tổng chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm phát sinh, khi một công ty tham gia vào sản xuất ngắn hạn.
Chi phí biến đổi bình quân có thể được tính bằng các cách sau:
Chi phí biến đổi bình quân = Tổng chi phí biến đổi / Sản lượng đầu ra
Một cách tính khác là lấy tổng chi phí bình quân trừ đi chi phí cố định bình quân:
Chi phí biến đổi bình quân = Tổng chi phí bình quân – Chi phí cố định bình quân
Ngoài ra, có thể tính tổng chi phí biến đổi bằng cách như sau:
Tổng chi phí biến đổi = Chi phí biến đổi bình quân x Sản lượng đầu ra
Hay còn được gọi là tổng chi phí bình quân, viết tắt của từ average total cost. Là chi phí tính trên mỗi đơn vị sản lượng, trong đó bao gồm tất cả các chi phí đầu vào của sản xuất. Tổng chi phí bình quân (ATC) được tính bằng công thức:
ATC = TC/Q
Trong đó:
Trong tiếng anh MC chính là Marginal Cost, là sự thay đổi trong tổng chi phí hay tổng chi phí biến đổi khi thay đổi một đơn vị sản lượng.
MC được xác định qua công thức sau:
Chi phí cận biên = thay đổi của tổng chi phí / thay đổi của tổng sản lượng.
Marginal Revenue hay còn gọi là doanh thu biên. Tức là doanh thu có thêm được nhờ sản xuất và bán ra thêm một đơn vị hàng hóa.
MR được xác định bằng công thức:
MR = ∆TR / ∆q
Là ký tự viết tắt của khái niệm chi phí trung bình (tiếng Anh là average cost) là tổng chi phí tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm tương ứng ở mỗi mức sản lượng. AC được xác định bằng 2 cách:
Được gọi là chi phí cố định bình quân. Việc xác định chi phí cố định bình quân sẽ dựa vào chi phí cố định trên sản lượng.
AFC = FC / Q
FC: chi phí cố định để sản xuất ra sản phẩm.
Tiếng Anh là Price Floor, đây là mức giá tối thiểu mà nhà nước quy định. Lúc này, người mua không thể trả giá với mức giá thấp hơn giá sàn. Hiểu đơn giản, giá sàn là mức giá thấp nhất mà người mua có thể mua trên thị trường nhưng cao hơn giá cân bằng thị trường.
Là ký tự viết tắt của khái niệm tổng chi phí biến đổi (TVC). Đây là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để mua các yếu tố sản xuất biến đổi trong mỗi đơn vị thời gian, gồm chi phí mua nguyên vật liệu, tiền trả lương cho công nhân…
Hay còn gọi là Deadweight – loss. Đây là khái niệm thường được dùng để chỉ phần thặng dư mà người tiêu dùng mất đi, nhưng người sản xuất, chính phủ hoặc ai đó không được hưởng.
Hiện tượng tổn thất tải trọng xuất hiện khi thị trường cạnh tranh bị độc quyền hóa hoặc khi chính phủ áp dụng các chính sách can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh tế (ví dụ như chính sách thương mại).
Elasticity Price of Demand còn được gọi là độ co dãn của cầu theo giá. Là thước đo mức độ phản ứng của cầu đối với một hàng hóa đối với sự thay đổi về giá của nó. Nó đo lường phần trăm thay đổi về lượng cầu của một hàng hóa do một phần trăm thay đổi trong giá của hàng hóa đó.
Ví dụ: Ep = (-)2 có nghĩa là giá giảm 1% dẫn đến cầu tăng 2% hoặc ngược lại. Dấu trừ (-) thể hiện mối quan hệ nghịch đảo giữa giá và lượng cầu.
Giá thị trường là giá do cung và cầu quyết định. Đây là hiện tượng kinh tế xuất hiện trong quá trình thỏa thuận trực tiếp giữa người mua và người bán. Dựa trên cơ sở nhận thức những điều kiện cụ thể của thị trường. Giá thị trường chính là bàn tay vô hình điều tiết nền sản xuất kinh tế thị trường.
Kinh tế vi mô là ngành nghiên cứu những yếu tố tác động đến môi trường sản xuất và giá cả của sản phẩm. Thông qua mối quan hệ tương quan giữa kinh tế vi mô và vĩ mô, các nhà lãnh đạo sẽ có những quyết định trong xu hướng sản xuất kinh doanh. Nhằm tăng năng suất, tối ưu hoá chi phí cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.
Bạn đã hiểu kinh tế vi mô là gì chưa? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm:
Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…
Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…
Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…
1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…
Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…
1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…