Nhìn lại 5 cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong lịch sử loài người

khủng hoảng tài chính
5/5 - (3 votes)

Sau đại dịch Covid-19, nền kinh tế của nhiều quốc gia đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các ngành hàng đều gặp khó khăn trong việc phục hồi trở lại. Không chỉ vậy, hiện nay, dịch bệnh tại Trung Quốc vấn chưa có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù chính sách Zero – Covid đã được áp dụng. Vấn đề này khiến nhiều nhà đầu tư bắt đầu lo sợ, liệu rằng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có xảy ra hay không? Bài viết này, Infina sẽ giúp bạn đọc cùng nhìn lại 5 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc nhất trong lịch sử loài người.

Khủng hoảng tài chính là gì?

Khủng hoảng tài chính (Financial Crisis) là một hiện tượng để ám chỉ thị trường tài chính sụp đổ. Nói cách khác, khủng hoảng tài chính là việc lượng tài sản tài chính bị mất đi giá trị đáng kể. Khủng hoảng tài chính sẽ dẫn theo sự sụp đổ của toàn bộ thị trường như: thị trường chứng khoán, bất động sản, ngân hàng,…

Khi xảy ra hiện tượng này, các nhà đầu tư với tâm lý hoảng sợ sẽ “đua nhau” rút toàn bộ tài sản của mình để tháo chạy. Điều này càng khiến mức độ khủng hoảng nặng nề hơn.

khủng hoảng tài chính

Các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới

Khủng hoảng Hoa Tulip ở Hà Lan

Trong giai đoạn 1636 – 1637, làn sóng “Hoa Tulip” bắt đầu trở nên phổ biến rộng rãi trên diện rộng. Hàng nghìn người đổ xô mua hô Tulip ở Hà Lan, giá của Tulip lên cao đến mức không tưởng, thậm chí có những người còn phải bán nhà đi mới mua được chúng.

Đỉnh điểm vào tháng 2/1673, cuộc đấu giá hoa Tulip được tổ chức nhằm mục đích quyên góp tiền cho trẻ mồ côi. Giá một cành hoa Tulip Viceroy là 4.203 florin, hoa Tulip Admiral Van der Eyck có giá 5.200 florin. Trong khi đó, 1 florin = 3,5gram vàng nguyên chất.

khủng hoảng tài chính

Lượng cầu hoa Tulip gia tăng mạnh mẽ, bất ngờ hiện tượng “bong bóng hoa Tulip” xảy ra và vỡ tan ngay do có một tin đồn về dịch bệnh phát tán từ hoa Tulip. Mọi người nhanh chóng rao bán hoa Tulip một cách tuyệt vọng, giá hoa Tulip sụt giảm mạnh (chỉ bằng 1/10 so với trước đó). Hoàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh hoa Tulip phải phá sản, kinh tế Hà Lan trở nên suy sụp.

Khủng hoảng về cú sốc giá dầu OPEC 1973

Đây là cuộc khủng hoảng bắt đầu xảy ra khi các thành viên của tổ chức OPEC tuyên bố cấm vận dầu mỏ, ngừng việc xuất khẩu dầu sang Mỹ và các nước đồng minh. Vấn đề này tình trang thiếu hụt dầu xảy ra, giá dầu tăng mạnh đột biến.

khủng hoảng opec

Cùng lúc đó, sự xuất hiện của lạm phát cực cao diễn ra, nguyên nhân là do sự tăng vọt về giá cả của năng lượng. Các nhà kinh tế đặt tên cho thời gian này là thời kỳ “Stagflation” để chỉ sự đình trệ và lạm phát của nền kinh tế.

Sự sụp đổ của công ty Dot – com

Cuối những năm 1900, Internet phát triển nhanh chóng mặt, đây cũng chính là lý do hình thành bong bóng Dot – com. Các công ty công nghệ được định giá quá cao so với mức thu nhập thực tế của họ. Các nhà đầu tư nhanh chóng mua cổ phiếu của các công ty công nghệ, nhiều công ty Dot – com được định giá lên đến hàng tỷ đô la.

khủng hoảng tài chính

Cuối tháng 10/2022, khi báo cáo thị trường chứng minh rằng nhiều doanh nghiệp Dot – com làm ăn không có lời, giá trị chứng khoán chạm đáy. Tình trạng “bong bóng Dot – com” tan vỡ theo, cuộc khủng hoảng tài chính chính thức diễn ra.

Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997

Vào năm 1997, các đợt tấn công đầu cơ chính thức hướng vào đồng baht của Thái Lan, nhanh chóng chính phủ nước này đã bảo vệ đồng tiền của mình bằng cách sử dụng dự trữ ngoại tệ. Đến thời điểm dự trữ ngoại tệ bị hết, Thái Lan thả nổi tỷ giá, khủng hoảng này nhanh chóng lan ra các nước Đông Á.

Tất cả các đồng nội tệ của Hàn Quốc, Hồng kong, Indonesia, Malaysia và Philippines đều bị sức ép lớn. Sự phá giá đồng nội tệ và sự gia tăng lãi suất này khiến nhiều doanh nghiệp mất khả năng chi trả. Do vậy, cuộc khủng hoảng tài chính – ngân hàng nổ ra.

khủng hoảng châu á

3 nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng tài chính 1997 là:

  • Do tâm lý ỷ lại và đầu tư “bong bóng”.
  • Rút vốn ồ ạt và thất bại trong phối hợp.
  • Sự tấn công từ các nhà đầu cơ lớn.

Điều này dẫn đến theo khủng hoảng tài chính Đông Á, phải mất rất nhiều năm để mọi thứ quay trở lại bình thường. Quỹ tiền tệ quốc tế nhanh chóng can thiệp, đưa ra các gói cứu trợ để giúp các quốc gia thoát khỏi tình trạng vỡ nợ.

Khủng hoảng tài chính năm 2008

Khủng hoảng tài chính năm 2008 bùng phát gần đây nhất. Đây là “cuộc khủng hoảng thế chấp độc hại”, khi các ngân hàng Mỹ cho vay thế chấp để mua nhà với lãi suất cực cao và đối tượng là những người không có khả năng thanh toán. Ngay sau đó, số ngân hàng này đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực không có mấy lợi nhuận, phải bán lại nhiều lần trên thị trường tài chính.

khủng hoảng tài chính

Bong bóng tài chính chính thức vỡ ra khi các khoản nợ tín dụng không thể thanh toán. Giá bất động sản chạm đáy trong khi rất nhiều người phải mất đi nhà cửa. Ngay lúc đó, thị trường chứng khoán sụp đổ, lượng người thất nghiệp tăng cao, hệ thống ngân hàng cũng suy sụp theo đó. Trong đó, ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới Lehman Brothers cũng phải đệ đơn phá sản.

Mặc dù, cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ Mỹ nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến các quốc gia khác. Nhanh chóng vẽ lên một bức tranh thảm họa tài chính đến với những quốc gia không tự bảo vệ được mình. Phải mất gần một thập kỷ, mọi thứ mới trở lại bình thường.

Xem thêm: Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã ảnh hưởng như thế nào đến thế giới và Việt Nam?

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

3 cuộc khủng hoảng tài chính Việt Nam

Cuộc khủng hoảng thứ nhất

Cuộc khủng hoảng thứ nhất bùng phát từ những năm 80 của thế kỷ trước đó, bắt đầu từ hậu quả về giá – lương – tiền và sự cấm vận của Mỹ. Điều này đến đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam thấp, tỷ lệ thất nghiệp lớn, vay nợ và vay viên trợ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu ngân sách, nợ nước ngoài cao. Ngoài ra, lạm phát ngầm xảy ra và phải bù đắp bằng việc in tiền để chi tiêu.

Cuộc khủng hoảng thứ hai

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 – 1998 ở trong khu vực. Việt Nam bắt đầu mở cửa hội nhập, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1997 bị giảm liên tục, lạm phát năm 1998 lên mức 9,2% và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thấp chỉ còn 1,9%. Tuy nhiên, do độ mở cửa chưa rộng rãi và có sự chủ động ứng phó từ trước nên Việt Nam nhanh chóng vượt qua được khủng hoảng này.

Cuộc khủng hoảng thứ ba

Cuộc khủng hoảng này xuất hiện từ Mỹ và các nước mới ký hiệp định thương mại song phương với Việt Nam từ cuối năm 2000. Đặc biệt cuộc khủng hoảng này xuất hiện mạnh mẽ từ sau sự kiện 11/9/2001. Giá vàng tăng cao liên tục trong một khoảng thời gian dài (tăng gấp 3,8 lần), lượng xuất khẩu chỉ tăng 3,8%. Tuy nhiên, với phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa trong đối ngoại vì vậy Việt Nam vượt qua tác động lớn trong cuộc khủng hoảng này.

Tổng kết

Từ sau dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước viễn cảnh của một khủng hoảng tài chính. Đặc biệt, hiện nay sự bấp bênh của thị trường chứng khoán, bất động sản và hệ thống ngân hàng là nỗi lo của nhiều quốc gia. Trên đây là thông tin về các cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc nhất lịch sử.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức