Giàu và nghèo là chủ đề nhức nhối của xã hội. Là điều hàng ngàn năm qua trong lịch sử chưa từng có vị vua, chúa nào có thể thay đổi được trật tự này. Người nghèo khổ bởi khi sống mà không có tiền xài, còn người giàu khổ bởi khi chết mà tiền xài không hết. Hình ảnh người giàu và nghèo trong cuộc sống đời thường như thế nào? Hôm nay, Infina xin phép được chia sẻ email của một đọc giả gửi cho chúng tôi.
Nội dung chính
Bài thơ về chiếc bánh trung thu giữa người giàu người nghèo
Có một đọc giả trung thành của Infina đã gửi thư với nội dung như sau. Mình xin trích nguyên văn bức thư của đọc giả này:
“Thân gửi các anh chị ở Infina,
Em là đọc giả lâu năm của blog mình. Hôm nay trong lúc ngồi xem tin tức ở quán cafe vỉa hè, dưới những cơn mưa rả rích tháng 8 âm lịch. Xung quanh không khí trung thu bừng lên vui vẻ như tô điểm thêm cho thành phố hoa lệ này. Khi ấy, em vô tình nghe được cuộc nói chuyện của 2 mẹ con nhà nọ. Sau đó em đã viết 1 đoạn thơ về cuộc nói chuyện của cậu bé và mẹ. Em muốn chia sẽ đến blog để giải tỏa đi nỗi lòng của em.
Hôm nay con hỏi mẹ
Trung thu ngày bao nhiêu?
Mẹ suy nghĩ đăm chiêu
Ngày mười sáu con nhỉ?
Con lắc đầu thủ thỉ
Là mười lăm mới đúng!
Tim mẹ nhói khe khẽ
“Mười sáu trăng mới tròn,
ăn bánh trung thu ngon,
tay xách lồng đèn nhỏ
Mắt con sáng lấp lánh
Có chú cuội và chị hằng
Mẹ xoa đầu con trẻ
Ừ, trung thu thật là vui!
Khoảng cách giữa giàu và nghèo trong cuộc sống
Nhà nghèo và nhà giàu khác nhau như thế nào? Có người nói nhà giàu thì phải nhà cao cửa rộng, xe hơi, tiền tiêu rủng rỉnh, vài chuyến du lịch mỗi năm. Còn nhà nghèo thì hầu như ai cũng nhận mình nghèo khi chưa đạt đến mức vật chất này. Nếu bắt gặp 10 người trên đường, thử hỏi họ giàu hay nghèo thì ai cũng “khiêm tốn” nhận mình nghèo.
Riêng tôi, khoảng cách giữa giàu và nghèo chỉ nhỏ xíu bằng cái bánh trung thu mà thôi.
Với người giàu, họ ăn trung thu từ những ngày cuối tháng 7. Với người nghèo, họ sẽ đợi khi nào bánh trung thu được treo “mua 1 tặng 4” chưa kể đến việc khuyến mãi lồng đèn.
Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo?
Thời nào cũng vậy, sự khác biệt giữa giàu và nghèo hiện lên trong từng hơi thở, hiện lên trong từng thớ thịt mà các nhà văn đã khắc hoạ thành công dáng vẻ của chị Dậu hoặc Chí Phèo hay Lão Hạc trong các tác phẩm văn học. Ngày hôm nay, hình ảnh ấy cũng hiện hữu xung quanh chúng ta mỗi ngày.
Người nghèo khổ vì không có tiền để xài
Thật sự qua câu chuyện của bạn kể, mình nghĩ không phải người mẹ không có tiền để mua cho con 1 cái bánh trung thu. Nhưng trong cả trăm thứ cần mua sắm, cần phải ưu tiên điều nào là quan trọng nhất.
Giữa người giàu và nghèo khác nhau thật đơn giản. Người giàu thích mua là mua, thích ăn là ăn, thích xài là xài. Nhưng với người nghèo, cần ưu tiên cho những điều cần thiết như gạo, thuốc, tiền nhà, tiền học, sữa,… Với chiếc bánh trung thu của cậu bé, người mẹ xếp sau những ưu tiên hàng đầu của gia đình.
Cái nghèo thường đi kèm cái buồn khổ. Vì sao? Nhìn thấy con buồn khi phải đợi chờ cái bánh khuyến mãi, lồng đèn được tặng, cha mẹ cũng buồn lắm. Thấy cha mẹ khó, con cái không dám đòi hỏi, mà chỉ tủi thân. Cha mẹ vì thương con lại càng buồn hơn.
Người giàu khổ vì nhiều tiền không xài hết
Hình ảnh người giàu và nghèo khác nhau về vật chất là cơ bản. Người giàu có thể sang trọng, đi đến nơi mà người nghèo chỉ dám ước. Tuy nhiên, người giàu cũng khổ bởi không xài hết tiền trước khi chết. Ấy là nói vui, chứ nếu ai cũng bảo khổ thì chẳng có những khoá học cấp tốc làm giàu ra đời. Và cũng chẳng ai vươn lên để làm giàu.
Giàu và nghèo trong cuộc sống thì khác nhau như vậy, nhưng cũng ăn, cũng ngủ và cũng hít thở như nhau. Thậm chí giữa người giàu và nghèo chết đi cũng giống nhau, 1 nấm mồ với xương thịt trở về lòng đất.
Vị tỷ phú và chuyện về nhà giàu, nhà nghèo
Nhà giàu và nhà nghèo, mỗi quốc gia đều có. Không chỉ riêng nước Việt chúng ta. Có câu chuyện về vị tỷ phú người Mỹ. Thật ngạc nhiên là các câu chuyện nhân văn về từ thiện luôn là người Mỹ. Tại sao vậy? Chắc tại người Mỹ tính hay cho đi và tính hay lo cho người nghèo khổ và bất hạnh.
Chuyện kể rằng, ông tỷ phú nọ sau khi chia tài sản cho con cái và làm từ thiện. Trong di chúc, ông ấy trăn trối là hãy khắc lên bia mộ ông ấy 3 điều sau. Ba câu này ông dành cả đời để học được và ông muốn con cháu ông cũng học những điều đó như ông.
- Điều đầu tiên: Những gì tôi có và tôi tiêu xài thì bây giờ không còn nữa.
- Câu thứ 2: Những gì tôi có và tôi chưa kịp tiêu xài thì bây giờ đang ở trong tay kẻ khác.
- Điều thứ 3: Những gì tôi có và tôi đã chia sẻ cho người nghèo khó thì đó mới chính là của tôi.
Lời kết
Như vậy, nếu xét về phương diện vật chất thì người nghèo và giàu có khoảng cách khá xa. Tuy nhiên nếu xét về tâm đức thì không hẳn người nghèo ít hơn và người giàu nhiều hơn. Ví như có rất nhiều người nghèo vật chất nhưng sẵn lòng cho đi để làm từ thiện. Ấy là người giàu, còn những người giàu có về vật chất nhưng keo kiệt về tâm hồn thì đó là người nghèo khổ.
Tháng trung thu, mùa của niềm vui và đoàn viên. Infina chúc cho các bạn đọc giả luôn là người giàu có về vật chất lẫn tâm hồn.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm: