Giải ngân là gì? Quy trình và phí giải ngân khi vay vốn

giải ngân là gì
4.7/5 - (4 votes)

Giải ngân là một trong những thuật ngữ mà bạn thường gặp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Giải ngân có nghĩa là ngân hàng xuất tiền cho khách hàng theo hợp đồng cho vay đã thỏa thuận. Vậy thực chất giải ngân là gì, quy trình và phí giải ngân khi vay vốn như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu với Infina qua bài viết ngay sau đây nhé!

Giải ngân là gì?

giải ngân là gì

Giải ngân là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính mà bạn có thể hiểu một cách đơn giản đây là khoản thanh toán mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ trao cho người đi vay theo thỏa thuận của hợp đồng đã được kí kết giữa 2 bên.

Ngân hàng giải ngân là gì?

Là việc giải ngân sẽ được thực hiện sau khi hoàn thiện hồ sơ, hợp đồng, thực hiện đầy đủ các thủ tục vay và được ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng chấp thuận hồ sơ vay vốn. Khi giải ngân, khách hàng cần trả một khoản phí giải ngân.

Phí giải ngân là gì?

Đây là khoản phí người vay đóng để ngân hàng xuất tiền. Đồng thời, muốn vay vốn thì cần hoàn thiện các thủ tục, bao gồm hồ sơ giải ngân.

Hồ sơ giải ngân là gì?

Hồ sơ giải ngân là thủ tục để các ngân hàng xem xét và tiến hành giải ngân.

Ví dụ:

Bạn cần vay vốn ngân hàng, bạn sẽ tới ngân hàng để được tư vấn, sau đó sẽ tiến hành nộp các giấy tờ liên quan để làm hồ sơ vay vốn. Nếu đáp ứng đủ điều kiện ngân hàng đưa ra, bạn sẽ được vay vốn. Qúa trình này gọi là giải ngân.

Một số thông tin cơ bản về giải ngân

Giải ngân tiếng Anh là gì?

giải ngân là gì

Giải ngân trong tiếng anh là Disbursement.

Giải ngân vốn vay là gì?

Đây là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng hay phát tiền vay trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết theo hợp đồng.

Giải ngân vốn đầu tư công là gì?

Giải ngân vốn đầu tư công là việc mà cơ quan kiểm soát thanh toán trên cơ sở hồ sơ đề nghị của các chủ đầu tư thực hiện việc tạm ứng hoặc thanh toán khối lượng hoàn thành của dự án đã được nghiệm thu theo quy định của luật pháp.

Ngày giải ngân là gì?

Ngày giải ngân là ngày hoàn thiện bước cuối cùng của quá trình giải ngân. Sau khi nhận được quyết định cho vay, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân số tiền bạn muốn vay theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận. Việc giải ngân có thể diễn ra một ngày hoặc nhiều ngày tùy vào trường hợp vay vốn.

Room tín dụng

Room tín dụng hay room giải ngân là gì? Đây là thuật ngữ phổ biến khi giải ngân, là thuật ngữ dùng trong lĩnh vực ngân hàng, được hiểu là hạn mức cho vay của ngân hàng.

Xem thêm: Lãi suất ngân hàng cập nhật hằng ngày mới nhất tháng 06/2023

Giải ngân trong chứng khoán là gì?

Giải ngân trong chứng khoán được hiểu đơn giản là việc nhà đầu tư dùng tiền để mua cổ phiếu có tỷ lệ cao trong một thời điểm nhất định, và việc mua bán cổ phiếu này mang lại con số lợi nhuận khủng cho nhà đầu tư với phần trăm rủi ro thấp.

Giải ngân vốn FDI là gì?

Giải ngân vốn FDI chính là hình thức chủ đầu tư nước ngoài (cá nhân, tổ chức) chi một khoản tiền cho bên tiếp nhận đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng đã được kí kết giữa hai bên.

Quy trình và phí giải ngân khi vay vốn

Quy trình giải ngân khi vay vốn ngân hàng diễn ra như thế nào?

quy trình giải ngân

Quy trình giải ngân được tiến hành qua 5 bước sau:

Bước 1: Thu thập và xác thực thông tin khách hàng

Khách hàng bắt buộc phải kê khai thông tin vay vốn tại Ngân hàng. Các thông tin kê khai gồm: Thông tin cá nhân, mục đích vay vốn là gì, khả năng hoàn trả vốn, tài sản đảm bảo là gì,…

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thủ tục

Mỗi ngân hàng sẽ yêu cầu chuẩn bị hồ sơ vay khác nhau. Hồ sơ này cũng quyết định việc ngân hàng có chấp nhận cho bạn vay vốn hay không. Hồ sơ có thể gồm:

  • Hồ sơ pháp lý.
  • Hồ sơ tài chính.
  • Hồ sơ mục đích sử dụng vốn.
  • Hồ sơ tài sản đảm bảo.
  • Một vài giấy tờ ngân hàng cần cung cấp thêm.

Bước 3: Thẩm định khách hàng

Sau đó, chuyên viên tín dụng sẽ tiến hành thẩm định khách hàng. Thẩm định là quá trình chuyên viên tín dụng xem xét lại tính chính xác của bộ hồ sơ khách hàng cung cấp, đối chiếu, xác minh thông tin.

Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Bước tiếp theo, chuyên viên Ngân hàng thẩm định xong sẽ lập các báo cáo đề xuất tín dụng và trình lên cấp trên để xin phê duyệt.

Bước 5: Giải ngân vay vốn ngân hàng

Giải ngân khoản vay là gì? Giải ngân là bước cuối cùng của quá trình vay vốn. Sau khi nhận được quyết định cho vay, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân số tiền bạn muốn vay theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận.

Phí giải ngân khi vay vốn

Theo quy định của Nghị định số 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt và Thông tư số 01/TT-NHNN ngày 07/03/2007 của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán bằng tiền mặt thì:

Giải ngân vốn cho vay là một trong các khâu nghiệp vụ thuộc quy trình cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, không phải là nghiệp vụ cung ứng dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về hoạt động thanh toán. Do đó, việc thu phí liên quan đến hoạt động cho vay không thuộc phạm vi áp dụng của Thông tu số 01/2007/TT-NHNN.

Theo các điều khoản luật hiện hành nêu trên, có thể thấy thu phí khi giải ngân là không hợp lệ. Người vay có thể giải quyết theo 3 cách sau:

  • Đóng phí giải ngân nhưng yêu cầu nhân viên viết biên nhận;
  • Hỏi nhân viên ngân hàng,nếu nhân viên giải thích hợp tình hợp lý thì mới đóng;
  • Hỏi cấp quản lý cao hơn để biết phí giải ngân được thu tại ngân hàng là có hay không.

App tích lũy với số vốn sinh viên dành cho người mới bắt đầu

Đặc biệt hiện nay, việc gửi tiết kiệm không kỳ hạn cực kì tiện lợi. Chỉ với các thiết bị di động và số tiền vốn ”sinh viên” là bạn đã có thể gửi tiết kiệm online mà không cần đến số vốn hàng triệu. App Infina với sản phẩm Tích Lũy sẽ giúp bạn tiết kiệm trực tuyến chỉ với 200.000đ với lãi suất không kỳ hạn 7.5%/năm, đây là lãi suất thuộc TOP đầu của lãi suất không kỳ hạn.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Kết luận

Bài viết trên đây đã cung cấp tới các bạn thông tin về giải ngân là gì cũng như quy trình và phí giải ngân tại các ngân hàng. Hy vọng rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích đối với tất cả các bạn.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm: