Có lẽ khi đầu tư chứng khoán, bạn đã từng nghe qua chỉ số EPS nhưng không biết rõ khái niệm và ý nghĩa của chỉ số đó. Vậy, EPS là gì? Chỉ số EPS có ý nghĩa gì trong đầu tư chứng khoán? Cùng Infina tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Chỉ số EPS (Earnings Per Share) là một chỉ số quan trọng trong lĩnh vực chứng khoán. EPS là chỉ số đo lường lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của một công ty đã tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định và EPS là chỉ số đánh giá hiệu suất tài chính của một công ty, được sử dụng trong việc so sánh và định giá cổ phiếu.
Chỉ số EPS này được các nhà đầu tư khá quan tâm vì EPS của công ty càng cao, lợi nhuận mang về càng triển vọng.
Chỉ số EPS cơ bản là chỉ số đem lại lợi nhuận cơ bản trên mỗi cổ phiếu mà cổ đông nhận được.
Chỉ số EPS pha loãng là chỉ số được sử dụng trong các công ty có hoạt động phát hành thêm các cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi, ESOP và các hoạt động tương tự. Sau một khoảng thời gian, các loại chứng khoán này sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu thường nên chỉ số này sẽ có xu hướng tăng trưởng trong tương lai. Nhưng, nếu số lượng cổ phiếu gia tăng mà dòng tiền đổ vào bị ứ động thì sẽ làm cổ phiếu rớt giá.
Tóm lại, khi các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến chỉ số EPS mà quên mất sự ảnh hưởng của chỉ số pha loãng này, điều này sẽ dẫn đến những sai lầm khá nghiêm trọng. Bởi thế khi xem xét kết quả kinh doanh của 1 tổ chức kinh doanh phải chú ý cả 2 chỉ số này.
Để tìm hiểu được cách tính chỉ số EPS, các bạn nên tham khảo bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để có được dữ liệu của các tham số cần thiết như:
EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường
Trong đó: Thu nhập ròng là tổng thu nhập của một doanh nghiệp.
EPS = (Lợi nhuận ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (lượng cổ phiếu đang lưu hành + lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)
Trong đó: Lợi nhuận ròng được tính từ thu nhập của doanh nghiệp trừ đi các khoản chi phí hoạt động như thuế, khấu hao tài sản, lãi suất vay cùng với các chi phí khác cộng lại nhằm phục vụ mục đích kinh doanh.
Thật ra, nếu các bạn sử dụng số cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ sẽ chính xác hơn. Vì lượng cổ phiếu thường xuyên sẽ được thay đổi theo thời gian.
Chỉ số EPS không luôn tỷ lệ thuận với tổng lợi nhuận sau thuế. Khi tính toán chỉ số EPS, cần xem xét một giai đoạn nhất định và từ đó đánh giá sự ổn định và khả năng tăng trưởng của công ty. Xa hơn, có thể thấy được hiệu quả của quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh của công ty.
Các chỉ số EPS được tính tùy vào các phương pháp kế toán và EPS mà các chuyên gia đánh giá đều dựa vào các số liệu thông tin công ty cung cấp. Do vậy, chỉ số EPS trong chứng khoán được lấy từ công ty hay chuyên gia mang thiên hướng ước tính nhiều hơn.
Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.
Sau khi đã hiểu EPS là gì thì chỉ số EPS là chỉ số bao quát toàn kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và mang tầm quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất công ty. Chỉ số EPS càng cao và có xu hướng tăng trưởng đều thể hiện tình trạng hoạt động của công ty ngày càng hiệu quả, thu hút nhà đầu tư hơn.
Các nhà đầu tư có thể so sánh các chỉ số EPS giữa các công ty cùng ngành để quyết định nên đầu tư vào công ty nào mang lại lợi nhuận cao nhất.
Trong bài viết trước, nếu ROE trong vòng 3 năm liên tục > 15% và có xu hướng tăng thì doanh nghiệp được đánh giá hoạt động tốt.
Bên cạnh đó, nếu mệnh giá cổ phiếu của các công ty giả sử là 10.000 đồng thì doanh nghiệp có chỉ số EPS từ 1.500 đồng trở lên hoặc tối thiểu là 1.000 đồng và có xu hướng tăng theo thời gian thì công ty đó được đánh giá hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Dưới đây là một số điểm cần xem xét khi đánh giá xem chỉ số EPS trong chứng khoán có được coi là tốt hay không:
Vì vậy, không có một con số cụ thể cho EPS mà có thể coi là tốt cho tất cả mọi tình huống. Để đánh giá tính tốt của EPS, bạn cần phải xem xét các yếu tố trên cùng với ngữ cảnh của doanh nghiệp và thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, như với bất kỳ chỉ số nào, EPS cũng có giới hạn của nó và nên được xem xét kết hợp với các chỉ số và yếu tố khác để có cái nhìn toàn diện về hiệu suất và giá trị của một công ty.
EPS cũng chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khác. Nếu biết được điều này, các nhà đầu tư sẽ thuận lợi hơn trong quá trình đầu tư chứng khoán của mình.
EPS chủ yếu dùng để theo dõi hiệu suất hoạt động của công ty. Nhưng sẽ có một hoặc nhiều hơn phần lợi nhuận được công ty giữ lại bằng cách thay đổi phần EPS.
Vốn cũng là một khía cạnh cần quan tâm khi nhắc đến EPS. Có thể 2 công ty có cùng một chỉ số EPS nhưng nếu giữa 2 công ty có 1 công ty có số vốn tài sản ròng ít hơn nhưng lại có EPS bằng công ty còn lại có nghĩa là công ty này hoạt động hiệu quả hơn.
Qua bài viết này, nhà đầu tư đã có thêm thông tin về một chỉ số theo dõi tình hình hoạt động của công ty. Định nghĩa của EPS là gì và muốn tăng hiệu quả trong giao dịch nhờ EPS thì nhà đầu tư cần kết hợp thêm các chỉ số phân tích khác.
Xem thêm:
1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…
Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…
Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…
Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…
1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…
Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…