Đầu tư chứng khoán

Đường MA là gì? Làm thế nào để sử dụng đường MA hiệu quả?

5/5 - (2 votes)

Để phân tích một cổ phiếu trong thị trường chứng khoán, hiện nay có rất nhiều công cụ có thể hỗ trợ nhà đầu tư. Một trong những công cụ được nhiều người sử dụng nhất trong phân tích kỹ thuật, đó chính là đường MA. Vậy, đường MA là gì? Làm thế nào để sử dụng đường MA hiệu quả nhất? Hãy cùng Infina tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

Đường MA là gì?

Đường MA (Moving Average) trong chứng khoán dịch theo nghĩa tiếng Việt là đường trung bình động. Đường MA là đường biểu diễn sự biến động, chỉ báo xu hướng giá của cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định. Mục đích chính của đường MA là giúp nhà đầu tư theo dõi giá đang vận động theo xu hướng tăng, giảm hoặc không xảy ra xu hướng gì.

Một số cột mốc phổ biến của đường MA

Trong chứng khoán, MA(x) là giá trị đóng cửa trung bình của x phiên giao dịch gần nhất. Thông thường, MA sẽ lấy một số cột mốc phổ biến đó là MA5 – MA10 – MA20 – MA50. Nhà đầu tư cần lưu ý một số cột mốc phổ biến của đường MA:

1. MA5 là gì?

MA5 là giá trị đóng cửa trung bình của 5 phiên gần nhất (trong 1 tuần).

2. MA10 là gì?

MA10 là đường trung bình thể hiện giao động trong thời gian 2 tuần tương ứng với 10 ngày giao dịch.

3. MA20 là gì?

Đường MA20 là đường trung bình động lấy mốc thời gian ngắn hạn trong 20 phiên giao dịch. Đường MA20 được xác định bằng cách thống kê và tính giá trị trung bình của giá đóng cửa 20 khung thời gian giao dịch.

4. MA50 là gì?

Cũng như tất cả đường trung bình khác, MA50 là đường thể hiện giá trị trung bình của 50 cây nến đổ về trước (tương đương với khung 50 ngày).

Cách vẽ đường MA trong chứng khoán trên TradingView

  1. Mở biểu đồ của tài sản chứng khoán mà bạn muốn phân tích trên TradingView.
  2. Trong thanh công cụ bên trên biểu đồ, bạn sẽ thấy biểu tượng “Indicators” (Chỉ số). Nhấp vào đó.
  3. Tìm kiếm “Moving Average” trong danh sách các chỉ số. Khi bạn tìm thấy nó, nhấp vào để thêm nó vào biểu đồ.
  4. Sau khi bạn đã thêm MA vào biểu đồ, một cửa sổ cài đặt sẽ xuất hiện. Tại đây, bạn có thể điều chỉnh các thiết lập như loại MA, chu kỳ, màu sắc và độ dày của đường MA. Nhấn “Apply” (Áp dụng) sau khi bạn đã hoàn thành cài đặt.
  5. Đường MA sẽ xuất hiện trên biểu đồ của bạn, và nó sẽ hiển thị trung bình giá của tài sản trong khoảng thời gian bạn đã chọn.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

3 hình thức phổ biến của đường MA

1. Đường SMA

SMA (Simple Moving Average) là đường trung bình động đơn giản. Công thức tính SMA:

SMA = (P1 + P2 + … + Pn) / n

Trong đó:

  • Pn: Mức giá trong khoảng thời gian n.
  • n: Khoảng thời gian.

2. Đường EMA

EMA (Exponential Moving Average) là đường trung bình lũy thừa. Do vậy, EMA cực kỳ nhạy cảm với những biến động ngắn hạn. EMA thường có thể nhận biết các tín hiệu nhanh chóng hơn SMA. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư có phản ứng kịp thời trước những biến động ngắn hạn.

Đường MA ra đời trước EMA, nếu xét đường EMA và MA, để tìm điểm kháng cự trong giao dịch ngắn, chúng ta nên ưu tiên sử dụng đường EMA.

Công thức tính EMA:

EMA = Pt * k + EMay * (1- k)

Trong đó:

  • Pt: Giá đóng cửa hôm nay.
  • k: 2/( số ngày trong chu kỳ EMA + 1).
  • EMay: Giá trị EMA của ngày trước đó.

3. Đường WMA

WMA (Weighted Moving Average) là đường trung bình tỉ trọng tuyến tính, nó chú trọng hơn vào các tham số có tần suất xuất hiện cao nhất. Do vậy WMA đặt nặng các bước giá có khối lượng giao dịch lớn và quan tâm nhiều đến yếu tố chất lượng của dòng tiền.

Công thức WMA:

WMA = (P1*n + P2*(n – 1)+ … + Pn) / (n*(n+1)) / 2

Cách sử dụng đường MA hiệu quả

Khi phân tích kỹ thuật, đường MA được đánh giá là công cụ đơn giản khi sử dụng. Tuy nhiên để, sử dụng một cách hiệu quả thì lại không hề dễ dàng. Sau đây, Infina sẽ giúp bạn nhận ra tín hiệu mua và bán khi sử dụng MA trên sàn chứng khoán.

Tín hiệu mua

Trên sàn giao dịch, khi xảy ra trường hợp đường ngắn hạn vượt lên đường dài hạn, đây sẽ là tín hiệu giúp nhà đầu tư ra quyết định mua. Cụ thế:

  • Nếu đường giá vượt lên đường SMA20, đây là báo hiệu xu hướng tăng ngắn hạn.
  • Nếu đường giá vượt qua đường SMA50 hoặc SMA100, đây là báo hiệu xu hướng tăng trung hạn.
  • Nếu đường SMA20 vướt qua SMA50, giúp nhà đầu tư xác định xu hướng tăng trong dài hạn.
  • Nếu đường giá vượt lên đường SMA20 đồng thời đường SMA20 vượt lên SMA50, thể hiện xu hướng tăng giá. Đặc biệt, điều này thể hiện rõ hơn khi ba đường chạm nhau và hướng lên.

Tín hiệu bán

Tín hiệu bán xảy ra ngược lại với tín hiệu mua, tức khi đường ngắn hạn đi xuống dưới đường dài hạn. Cụ thể:

  • Nếu đường giá đi xuống đường SMA20, điều này báo hiệu xu hướng giảm ngắn hạn.
  • Nếu đường giá đi xuống đường SMA50 hoặc SMA100, điều này cho thấy xu hướng giảm trong trung hạn.
  • Nếu SMA20 vượt xuống SMA50, điều này giúp xác định xu hướng giảm trong dài hạn.
  • Đặc biệt, nếu đường giá vượt xuống đường SMA20 đồng thời SMA20 vượt xuống SMA50 hoặc đường giá, đường SMA20, SMA50 cắt nhau và hướng đi xuống, đây chính là xu hướng giảm.

Lưu ý khi sử dụng đường MA trong phân tích kỹ thuật

Do việc sử dụng MA có rất nhiều hữu ích, nhiều nhà đầu tư đã lạm dụng và quá tin tưởng vào kết quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần phải lưu ý:

Xem thêm: Hướng dẫn phân tích kỹ thuật chứng khoán cho người mới

  • Do chu kỳ thời gian quá ngắn khiến số ngày tính giá đóng cửa ít, điều này dẫn đến kết quả thu được không đủ dữ liệu để đại diện xu hướng ⇒ có thể xảy ra sai sót.
  • Khi phân tích trong chu kỳ quá dài, có nhiều đoạn giá tăng, giảm trong quá khứ bị triệt tiêu lẫn nhau. Điều này sẽ làm cho đường MA mượt hơn, cách xa đường giá ⇒ việc xác định trở nên khó khăn.

Tóm lại, khi phân tích kỹ thuật:

  • Dài hạn, nên ưu tiên đường MA100 hoặc MA200.
  • Trung hạn, nên sử dụng đường SMA50.
  • Ngắn hạn, nên chọn SMA10, SMA14, SMA20.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin để giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về đường MA là gì. Qua bài viết này, Infina hy vọng các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn khách quan hơn về mối quan hệ giữa đường MA và EMA cũng như hiểu rõ các khái niệm đường MA5, MA10, MA20, MA50 là gì.

Xem thêm:

Lưu Khánh Huyền

Tôi tên là Lưu Khánh Huyền, tôi hiện đang là người chịu trách nhiệm sản xuất các nội dung liên quan đến chứng khoán, cổ phiếu hằng ngày cho Infina.

Recent Posts

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

3 hours ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

3 hours ago

Lãi Suất Tiết Kiệm Online So Với Tiết Kiệm Truyền Thống

Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…

3 hours ago

API là gì? Tìm hiểu REST API, Web API và ưu nhược điểm

1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…

5 days ago

Ship COD là gì? Hướng dẫn ship COD và bảng giá mới nhất

Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…

5 days ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025

1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…

6 days ago