Kiến thức tài chính

DOIT là gì? DOIT được sử dụng như thế nào trong ngành marketing?

5/5 - (3 votes)

DOIT hay phương pháp DO-IT. Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực marketing nói chung. Vậy, cách sử dụng phương pháp này như thế nào? Cùng tìm hiểu với Infina qua bài viết sau nhé.

Khái niệm DOIT là gì?

DOIT còn được gọi là trình tư duy sáng tạo, đây là phương pháp giúp bạn tìm ra các sáng tạo tốt nhất. Phương pháp này được phát triển trong các khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt là ngành marketing.

DOIT được viết tắt của các từ:

  • DDEFINE PROBLEM: Xác định vấn đề.
  • O – OPEN MIND AND APPLY CREATIVE TECHNIQUES: Cởi mở ý tưởng và áp dụng các kỹ thuật sáng tạo.
  • I – IDENTIFY THE BEST SOLUTION: Xác định lời giải hay nhất.
  • T – TRANSFORM: Chuyển bước.

Ý nghĩa của phương pháp DOIT

Phương pháp trình tư duy sáng tạo mang nhiều ý nghĩa trong công việc. Đặc biệt là giúp các nhà lãnh đạo, nhà đầu tư tìm kiếm và đưa ra cách giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Cụ thể như sau:

  • Trình tư duy sáng tạo tổng hợp đầy đủ các cách lý giải vấn đề một cách đa dạng và phong phú.
  • Nghiên cứu, phân tích các dữ kiện để giải quyết vấn đề tốt nhất.
  • Giúp đưa ra giải pháp và cách lý giải hay nhất cho vấn đề đang gặp phải trong doanh nghiệp. Từ đó, có thể giúp đội ngũ nhân viên và lãnh đạo tập trung phát triển tốt dự án.

Cách thực hiện phương pháp tư duy sáng tạo

Hiện nay, có rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống sử dụng phương pháp DOIT để giải quyết các vấn đề. Dựa theo cách viết tắt của DOIT, phương pháp này sẽ được thực hiện qua 4 bước cơ bản sau.

Bước 1: Xác định vấn đề

Xác định vấn đề cần nghiên cứu và đúng vấn đề cần tập trung giải quyết. Đây là phần quan trọng nhất, nó ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả của quá trình nghiên cứu. Chính vì thế, có thể xác định vấn đề qua các câu hỏi sau:

  • Cội nguồn của vấn đề nằm ở đâu?
  • Vì sao vấn đề này phát sinh?
  • Tại sao vấn đề này tồn tại và cần giải quyết?
  • Xác định đối tượng, mục đích, các tiêu chuẩn để giải quyết vấn đề
  • Giới hạn của các vấn đề nhỏ cần giải quyết. Mục tiêu của các vấn đề nhỏ và các điều kiện để thay đổi vấn đề nhỏ. Các điều kiện này có ảnh hưởng đến vấn đề lớn hay không?
  • Tổng kết vấn đề một cách súc tích và ngắn gọn để làm rõ mục tiêu đề mục.

Bước 2: Cởi mở ý tưởng và áp dụng kỹ thuật sáng tạo

Khi đã nắm rõ được ý tưởng và xác định mục tiêu của vấn đề cần giải quyết. Lúc này chúng ta cần có những ý tưởng để giải quyết vấn đề. Các ý tưởng càng đa dạng và cụ thể càng tốt.

Sau khi đã đưa ra những ý tưởng để giải quyết vấn đề, cần tập trung làm rõ và lôi kéo càng nhiều ý tưởng càng tốt. Các sự tương đồng của ý tưởng, các sự mâu thuẫn hoặc bất cứ ý tưởng nào mới mẻ. Bởi bản chất của phương pháp DOIT là tư duy sáng tạo nên cần tổng hợp và cởi mở những ý tưởng khác lạ cho vấn đề.

Có một số cách dưới đây bạn có thể áp dụng cho bước này là:

  • Ghi chú lại những ý tưởng của bạn, thậm chí chúng có vẻ “điên rồ” nhất cũng nên ghi chú lại. Bởi sự thành công thường đến từ những ý tưởng bất chợt và tưởng chừng rất “điên” này.
  • Lập danh sách chi tiết các ý tưởng đó, bao gồm xác định mục tiêu. Phương pháp thực hiện và tính khả thi, các vấn đề cần để thực hiện ý tưởng này.
  • Dùng danh sách này để kích thích thêm các nhân tố sáng tạo khác bên trong bạn hoặc team.
  • Khảo sát sự thành công các ý tưởng này với các đối tượng liên quan. Có thể dùng bảng khảo sát thị trường để làm việc này.

Bước 3: Xác định ý tưởng hay nhất

Có thể nói đây là bước vô cùng quan trọng, điều này sẽ quyết định thành công dự án của bạn. Bởi trong các ý tưởng trên, bạn cần chọn lựa được ý tưởng hay nhất và thực hiện chúng. Nhưng đôi khi trong vô vàn ý tưởng tìm được, chúng ta chưa thể xác định được ý tưởng nào là khả thi nhất. Dưới đây là những câu hỏi và gợi ý giúp bạn tìm được phương án tốt nhất.

  • Lựa chọn các phương án bám sát vấn đề cần giải quyết.
  • Tổng hợp tất cả ưu nhược điểm của từng phương án. Và các cách giải quyết nhược điểm của từng ý tưởng.
  • Những hậu quả hoặc những điều bất khả kháng, khó thực hiện. Hay vài vấn đề khách quan nào có liên quan đến ý tưởng và cách giải quyết chúng.

Bước 4: Chuyển bước

Chuyển bước hay còn gọi là bước DO- IT thực hiện chúng. Khi bạn đã tìm được ý tưởng hay nhất. Đây là bước khó khăn trong việc giải quyết vấn đề, bởi từ lý thuyết đến thực tế rất là khác xa. Bước này không chỉ bao gồm sự phát triển bền vững sản phẩm của bạn mà còn bao gồm các yếu tố: Thị trường, giao thương, thị hiếu khách hàng,… 

Bên cạnh đó, để phát triển thành công một ý tưởng ra thị trường. Chúng ta cần hiểu biết tường tận về thị trường, địa phương, chế độ, luật lệ, xã hội. Và các yếu tố sản xuất tại nơi mình muốn thực thi kế hoạch này.

Kết luận

Về cơ bản, phương pháp trình tư duy sáng tạo DOIT được dùng trong lĩnh vực marketing với nhiều học thuyết. Tuy nhiên, tất cả ngành nghề liên quan đến lĩnh vực sáng tạo đều có thể áp dụng DOIT như một kim chỉ nam để giải quyết vấn đề.

Bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức
Phượng Võ

Share
Published by
Phượng Võ

Recent Posts

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

4 hours ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

5 hours ago

Lãi Suất Tiết Kiệm Online So Với Tiết Kiệm Truyền Thống

Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…

5 hours ago

API là gì? Tìm hiểu REST API, Web API và ưu nhược điểm

1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…

5 days ago

Ship COD là gì? Hướng dẫn ship COD và bảng giá mới nhất

Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…

5 days ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025

1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…

6 days ago