Ngoài các hoạt động đầu tư tư nhân thì đầu tư công cũng là hoạt động rất quan trọng đối với một quốc gia. Đầu tư công sẽ giúp chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, định hướng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Hơn thế nữa, hoạt động đầu tư công còn có rất nhiều vai trò khác. Vậy cụ thể lĩnh vực đầu tư công là gì? Các dự án đầu tư công là gì? Sau đây, Infina sẽ giải đáp thắc mắc trên với bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Đầu tư công là gì?
Theo Luật đầu tư công năm 2019: “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của nhà nước đối với các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này.”
Đầu tư công trung hạn là gì?
Đầu tư công trung hạn không có khái niệm cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu, đầu tư công trung hạn là các hoạt động đầu tư của Nhà nước có thời hạn 5 năm. Ví dụ như: Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm quốc gia, Kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia,…
Kế hoạch đầu tư công trung hạn đặt ra nhằm đạt được các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm và việc cân đối vốn đầu tư công hằng năm.
Thế nào là vốn đầu tư công?
Vốn đầu tư công là nguồn vốn của Nhà nước chi ra để đầu tư vào các hoạt động, dự án, chương trình cần thiết để phục vụ đời sống của nhân dân và phát triển cộng đồng.
Giải ngân vốn đầu tư công là gì?
Giải ngân vốn đầu tư công là việc mà cơ quan kiểm soát thanh toán trên cơ sở hồ sơ đề nghị của các chủ đầu tư thực hiện việc tạm ứng hoặc thanh toán khối lượng hoàn thành của dự án đã được nghiệm thu theo quy định của luật pháp.
Nói cách khác, giản ngân vốn đầu tư là việc các cơ quan kiểm soát thanh toán chuyển tiền từ ngân sách nhà nước sang tài khoản của đối tương thụ hưởng theo đề nghị của chủ đầu tư.
Lĩnh vực đầu tư công là gì?
Đầu tư công là hoạt động của Nhà nước, vì vậy, các lĩnh vực được chọn để đầu tư công cũng rất chặt chẽ và rõ ràng. Theo Luật đầu tư công năm 2019, lĩnh vực đầu tư công bao gồm:
- Chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.
- Hoạt động gắn với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị – xã hội.
- Các dự án theo phương thức đối tác công tư.
- Các hoạt động đầu tư sản phẩm, cung cấp dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.
- Các công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý, cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng hành chính, quỹ tài chính,…
Nguyên tắc quản lý
Theo Luật đầu tư công năm 2019, nguyên tắc quản lý công được quy định như sau:
- Phải tuân thủ các quy định của Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Đối với các cơ quan quản lý phải thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong các hoạt động đầu tư công.
- Quản lý vốn đầu tư công theo đúng quy định với từng nguồn vốn, bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả.
Các nhân tố ảnh hưởng
Hoạt động đầu tư công bao gồm rất nhiều nhân tố ảnh hưởng, chi tiết như sau:
- Năng lực quản lý của cơ quan nhà nước: Để thực hiện các hoạt động đầu tư công có hiệu quả, năng lực quản lý của cơ quan nhà nước là yếu tố mang tính quyết định. Cơ quan quản lý đầu tư công phải biết phối hợp chặt chẽ, đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng.
- Kinh phí: Trước khi tiến hành các hoạt động đầu tư công, các bên liên quan cần phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ kinh phí một cách chặt chẽ, rõ ràng để bảo đảm cân bằng ngân sách của nhà nước.
- Pháp lý: Hệ thống luật pháp cần phải được hoàn thiện để tạo ra pháp lý rõ ràng, đầy đủ để tạo điều kiện cho quá trình đầu tư công.
- Bối cảnh thực tế: Ngoài các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, lịch sử, chính trị, trình độ dân trí, công nghệ,… thì đầu tư công còn bị ảnh hưởng bởi thiên tai, rủi ro từ kinh tế thế giới. Vì vậy, cần phải có sự tính toán, lường trước các rủi ro nhằm giảm thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
Vai trò của đầu tư công đối với việc phát triển kinh tế – xã hội
Kinh tế Việt Nam đang theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì vậy, việc đầu tư công có vai trò rất to lớn đối với việc phát triển kinh tế – xã hội. Cụ thể:
- Việc đầu tư các công trình hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật chung cho toàn xã hội giúp tăng trưởng kinh tế. Đồng thời cũng tạo điều kiện thiết yếu cho các chủ thể trong nền kinh tế đầu tư và phát triển.
- Góp phần giảm khoản cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội thông qua các chương trình và dự án kinh tế hỗ trợ các vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao, cải thiện đời sống của nhân dân.
- Đảm bảo, ổn định và tăng cường quốc phòng và an ninh trong quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng của đất nước để bảo vệ tổ quốc, giữ vững độc lập và chủ quyền.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư công. Ngoài việc hiểu được khái niệm đầu tư công là gì, mọi người có thể hiểu rõ được vai trò to lớn của Nhà nước trong việc thực hiện các hoạt động đầu tư công. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luân phía dưới nhé!
Xem thêm: