Cổ phiếu Tôn Hoa Sen (HSG) năm 2022: Rủi ro và tiềm năng

Cổ phiếu tôn hoa Sen
5/5 - (1 vote)

Cổ phiếu Tôn Hoa Sen là một trong những mã chứng khoán quen thuộc với các nhà đầu tư dài hạn. Tuy nhiên tại thời điểm 2022 với các biến động địa – chính trị mới trên thế giới, cổ phiếu Hoa Sen liệu có nằm trong nhóm tăng trưởng tốt? Mời quý nhà đầu tư cùng Infina đi tìm lời giải trong bài phân tích dưới đây nhé.

Tổng quan về cổ phiếu Tôn Hoa Sen

Giới thiệu sơ lược mã cổ phiếu Tôn Hoa Sen

Công ty Cổ phần tập đoàn Hoa Sen

Cổ phiếu Hoa Sen được niêm yết với mã HSG, là cổ phiếu được phát hành từ năm 2008 bởi Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen.

Trong đó, ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT Công ty nằm giữ 16.72% cổ phần với 74.342.561 cổ phiếu, trở thành cổ đông lớn nhất hiện tại. Tiếp đến là Công ty TNHH Đầu Tư Hoa Sen với 9.70% cổ phần, tương đương sở hữu 43.140.478 cổ phiếu.

  • Mã chứng khoán Hoa Sen: HSG (trên sàn giao dịch HoSE).
  • Niêm yết lần đầu: 5/12/2008.
  • Khối lượng niêm yết đầu tiên: 57,038,500 cổ phiếu.
  • Khối lượng đang lưu hành: 493.481.896 cổ phiếu.

Thông tin chung về Tập đoàn Hoa Sen

cổ phiếu tôn hoa sen

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen còn được gọi là Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group) hoặc Tôn Hoa Sen. Đây là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép số 1 Việt Nam và đứng đầu ngành tôn lớp trên cả nước.

  • Tên đầy đủ: CTCP Tập đoàn Hoa Sen.
  • Tên tiếng Anh: Hoa Sen Group.
  • Tên viết tắt: HOA SEN GROUP (HSG).
  • Địa chỉ: Số 9 Đại lộ Thống Nhất – KCN Sóng Thần II – P. Dĩ An – Tp. Dĩ An – T. Bình Dương.

Các cột mốc quan trọng của Tôn Hoa Sen và cổ phiếu HSG

cổ phiếu tôn hoa sen

  • 8/8/2001: Thành lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen.
  • 8/8/2004: Dây chuyền sản xuất tôn mạ màu được đưa vào hoạt động với công suất lên đến 45.000 tấn/năm.
  • 5/12/2008: Niêm yết mã cổ phiếu Tôn Hoa Sen (HSG) tại Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM.
  • 31/12/2015: Sở hữu 190 chi nhánh phân phối – bán lẻ toàn quốc.
  • 6/6/2016: Vận hành dây chuyền mạ công nghệ NOF tại Nhà máy Hoa Sen Nghệ An với công suất thiết kế đạt 400.000 tấn/năm.
  • 27/7/2021: Tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 4,890,819 tỷ đồng.
  • 30/8/2022: Công bố quyết định phát hành cổ phiếu theo tỷ lệ 20% để trả cổ tức niên độ tài chính 2020-2021 (khoảng 99,7 triệu cổ phiếu).

Các danh hiệu Tập đoàn Tôn Hoa Sen đạt được

  • Top 100 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
  • Top 30 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2012.
  • Top 10 Sao Vàng Đất Việt 2013.
  • Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu về trách nhiệm xã hội.
  • Danh hiệu điển hình Đông Nam Bộ 2017.
  • Top 50 công ty được niêm yết tốt nhất.

Phân tích tiềm năng cổ phiếu Tôn Hoa Sen

Lịch sử giá cổ phiếu Hoa Sen

biểu đồ cổ phiếu tôn hoa sen

Xét từ thời điểm niêm yết giá trên sàn HoSE đến nay, giá cổ phiếu Hoa Sen liên tục biến động như sau:

  • Ngày 5/12/2008: Lần đầu tiên mã cổ phiếu Tập đoàn Hoa Sen được niêm yết và nằm ở mức dưới 10.000 đồng/cổ phiếu trong một thời gian dài.
  • Ngày 4/3/2009: Chứng khoán Hoa Sen rớt xuống đáy với giá chỉ còn 840 đồng/cổ phiếu.
  • Tháng 04/2020: Giá Tôn Hoa Sen cổ phiếu bắt đầu tăng liên tục.
  • Ngày 18/10/2021: Giá mã HSG đạt đỉnh ở mức 49.850 đồng/cổ phiếu, sau đó về lại mức trung bình trên 30.000 đồng/cổ phiếu.
  • Cuối tháng 6/2022: Giá rơi xuống mức đáy chỉ 14.000 đồng/cổ phiếu nhưng có dấu hiệu phục hồi nhanh chóng trong thời gian gần đây (tăng khoảng 50% so với tháng 6).

Nhìn vào lịch sử giá cổ phiếu Tôn Hoa Sen, có thể thấy tình hình lên xuống giá chứng khoán ngành thép tương đối biến động.

Xem thêm: Top 5 cổ phiếu ngành thép tốt nhất, tiềm năng đầu tư sinh lời cao nhất hiện nay

Kết quả kinh doanh Hoa Sen Group

kết quả kinh doanh cổ phiếu tôn hoa sen

  • Quý 4/2021: Doanh thu Tập đoàn Tôn Hoa Sen tăng 89.4% so với cùng kỳ, đạt mức thuần 15.797 tỷ đồng. Lũy kế cuối năm 2021, doanh thu tăng 77% so với 2020, đạt 48.727 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng cũng tăng 274%, đạt mức 4.313 tỷ đồng, so với kế hoạch hoàn thành vượt 288%.
  • 30/9/2021: Tổng tài sản của Tôn Hoa Sen tăng 49.9% so với 2020, đạt mức 26.620 tỷ đồng. Trong đó, hàng tồn kho tăng đạt mức 12.500 tỷ đồng & các khoản phải thu cũng tăng đạt 4.500 tỷ đồng (tăng 124%). Với kết quả khả quan này, vốn chủ sở hữu của Hoa Sen tăng rất mạnh, đòn bẩy tài chính cũng giảm chỉ còn 0.63, trong khi năm 2020 ở mức 1.24.
  • 7 tháng đầu năm 2022: Tập đoàn Hoa Sen dẫn đầu thị trường với thị phần 29.3% khi đạt mức tiêu thụ 782.000 tấn tôn mạ.
  • Quý 3 niên độ tài chính 2021-2022: Doanh thu giảm 6.2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 12.177,2 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 84.4% so với cùng kỳ, đạt 265 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 22.7% về mức 13.1%.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Có nên đầu tư cổ phiếu Tôn Hoa Sen thời điểm này?

Năm 2021 là thời điểm Việt Nam và cả thế giới đang đương đầu với đại dịch. Tuy nhiên tình hình kinh doanh của Tập đoàn Hoa Sen không hề bị ảnh hưởng mà còn phát triển rực rỡ vì nhu cầu sử dụng thép gia tăng.

Năm 2022 khi nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi cùng chính sách kinh tế nới lỏng của nhà nước với sự triển khai của hàng loạt dự án xây dựng, công trình lớn, khả năng tiêu thụ thép nội địa sẽ tiếp tục tăng.

Trong bối cảnh sản lượng sản xuất thép của Trung Quốc sụt giảm do chính sách Zero COVID và giảm phát thải CO2, cơ hội xuất khẩu thép của Tập đoàn Hoa Sen được cho là có nhiều triển vọng.

Tuy nhiên, lịch sử giá cổ phiếu Tôn Hoa Sen tương đối biến động nên trước khi xuống tiền, nhà đầu tư cần chú ý phân tích kỹ 4 yếu tố sau:

  • Xu hướng ngành thép tại Việt Nam và trên thế giới vì giá chứng khoán HSG sẽ biến động theo ngành. Riêng năm 2022, giá thép thế giới có tăng nhẹ vào những tháng đầu năm do lạm phát tăng, các vấn đề tắc nghẽn chuỗi cung ứng và chi phí sản xuất thép tăng nhanh do giá nguyên liệu leo thang.
  • Tình hình chính trị toàn cầu. Ví dụ xung đột Nga – Ukraine có thể khiến nhu cầu dự trữ thép gia tăng.
  • Nghiên cứu kỹ thời điểm đầu tư vì giá cổ phiếu ngành thép thường có xu hướng biến động khoảng 2 năm/lần. Đây chính là thời điểm mua/bán phù hợp nhất để nhà đầu tư chốt lời hoặc cắt lỗ.
  • Phân tích kỹ đặc điểm doanh nghiệp Hoa Sen Group, từ tình hình tài chính đến các hoạt động kinh doanh… để chiến lược đầu tư phù hợp.

Tổng kết

Với các thông tin vừa nêu trên, nhà đầu tư có thể đưa ra phân tích và nhận định của riêng mình về tiềm năng tăng trưởng của mã cổ phiếu Tôn Hoa Sen. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định đầu tư, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc đánh giá cơ bản để đảm bảo hiệu quả sinh lời.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức