Liệu cổ phiếu TLH có là sự lựa chọn hoàn hảo cho những tháng cuối năm 2022?

5/5 - (2 votes)

Cổ phiếu TLH là mã cổ phiếu của Tập đoàn Thép Tiến Lên. Năm 2021 mã này đã có sự tăng trưởng khá mạnh. Năm 2022, liệu cổ phiếu TLH có thay đổi, có gia tăng hay không khi mà tiềm năng của ngành thép đang được xem là khá khởi sắc. Quý nhà đầu tư cùng Infina tìm câu trả lời thông qua một số đánh giá khách quan nhất nhé.

Giới thiệu chung về cổ phiếu TLH

Nói đến cổ phiếu TLH là nói đến đơn vị phát hành – Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên. Mã này đã được giao dịch trên sàn chứng khoán HoSE và nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ thị trường từ khi lên sàn.

Tiền thân của TLH ban đầu chỉ là một cửa hàng xây dựng nhỏ, thành lập từ năm 1988 và nhanh chóng vươn xa, chiếm lĩnh một phần thị trường lớn ngày nay.

Quá trình hình thành và phát triển

Từ khi thành lập, công ty Thép Tiến Lên đã trải qua một số lần chuyển đổi và sớm trở thành một trong những Công Ty Thép hàng đầu tại Việt Nam.

Chúng ta điểm qua một số mốc chuyển đổi quan trọng nhất:

  • Năm 1993: Từ một cửa hàng nhỏ chuyển thành doanh nghiệp tư nhân Tiến Lên.
  • Năm 2001: Đơn vị được chuyển đổi thành Công ty TNHH Tiến Lên, lúc đó vốn điều lệ là 15 tỷ đồng.
  • Năm 2009: Công ty trở thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên.

Cổ phiếu TLH và các lần phát hành

Lần đầu tiên Công ty Cổ phần Thép Tiến Lên phát hành cổ phiếu vào ngày 5/10/2009. Thời điểm đó, công ty chỉ phát hành 9.047.000 cổ phiếu cho nhân viên làm việc biên chế và một số cổ đông bên ngoài để xây dựng mang tính chiến lược. Nhờ thế mà tổng vốn góp đã tăng lên đến 540 tỷ đồng.

Tuy nhiên, phải đến tận 16/3/2010 thì mã cổ phiếu Thép Tiến Lên mới được niêm yết ở trên sàn chứng khoán HoSE. Công ty đã đưa ra thị trường 4.674.719 cổ phiếu, về vốn điều lệ tăng lên 8.1% và thành con số 623.815.333.000 đồng.

Ngay sau thành công ở giai đoạn trên, công ty lại tiếp tục phát hành tới 18.304.155 cổ phiếu, thời điểm này thì vốn điều lệ tăng lên 806.856.880.000 đồng.

Vào ngày 17/2/2016, vốn điều lệ công ty tăng lên thành 846.455.640.000 đồng khi mà số cổ phiếu được phát hành chiếm 4.9%, tức 3.959.876 cổ phiếu. Ngày 14/7 thì con số cổ phiếu phát hành ra là 8.316.749, vốn điều lệ đạt mốc 929.623.130.000 đồng. Ngày 13/07/2018, công ty tiếp tục nâng vốn điều lệ lên 1.021.106.210.000 đồng với cổ phiếu TLH phát hành là 9.148.308.

Đến thời điểm hiện tại, công ty Cổ phần Thép Tiến Lên đạt 102.110.621 cổ phiếu. Trong đó, cổ đông giữ tỷ lệ cao nhất là ông Nguyễn Mạnh Hà, chiếm 19.58%.

Xem thêm: Top 5 cổ phiếu ngành thép tốt nhất, tiềm năng đầu tư sinh lời cao nhất hiện nay

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Phân tích cổ phiếu TLH

Hiện tại, giá cổ phiếu TLH trên thị trường chứng khoán là 10.400 đồng/cổ phiếu (Ngày 26/8/2022). Cùng Infina nhìn lại lịch sử giá của TLH nhé.

Chỉ số tài chính

Chỉ số tài chính cổ phiếu TLH

Lịch sử giá cổ phiếu TLH

Mã cổ phiếu TLH IPO trên sàn HoSE ngày 16/3/2010 chỉ có giá là 5.800 đồng. Mức giá chạm sàn là 1.900 đồng vào ngày 29/10/2012, tăng nhẹ lên từ 2.000 đồng tới 4.000 đồng trong thời gian sau đó.

Thế nhưng, thị trường thép có nhiều thay đổi đã đưa mức giá lên tới 24.900 đồng cho mỗi cổ phiếu trong ngày 24/11/2021. Ngay sau khi đạt đỉnh điểm, giá CP đã giảm nhẹ còn 20.400 đồng vào thời điểm cuối năm 2021.

Đến tháng 3/2022, giá cổ phiếu còn 19.000 đồng và hiện tại mức giá dừng lại ở 10.400 đồng.

Biểu đồ giá cổ phiếu TLH

Định giá cổ phiếu TLH

Đây có lẽ là phần độc giả đón chờ nhất. Infina sẽ cho Quý nhà đầu tư thông tin bức tranh tổng thể của cổ phiếu Thép Tiến Lên cũng như giúp chúng ta nhìn nhận thấy được tiềm năng của mã TLH.

Theo như báo cáo tài chính mà công ty đưa ra, năm 2021, doanh thu thuần đạt 4.644 tỷ đồng, lãi ròng ghi nhận là 442 tỷ đồng. Thông số đó cho thấy có sự tăng trưởng tới 14% so với năm 2020. Công ty còn đưa ra kỳ vọng sẽ đạt doanh thu 5.000 tỷ đồng và LNST sẽ đạt đến 250 tỷ đồng.

Mặc dù công ty chỉ đạt được 90% so với kế hoạch đã định nhưng về doanh thu lại vượt tới hơn 83%. Thành tích này chắc chắn đến từ việc công ty đã có những chiến lược kinh doanh vô cùng hiệu quả.

Kết quả kinh doanh TLH

Có thể nhận định, giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12/2021 là giai đoạn công ty có sự sụt giảm nghiêm trọng nhất. Thép Tiến Lên ghi nhận báo cáo giảm mất 60% lợi nhuận, con số đó chỉ còn 55.5 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có một số khoản lỗ cũng như một vài chi phí rất lớn, nguyên nhân chủ yếu do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Trước tình trạng đó, công ty mở rộng sang thị trường chứng khoán để tìm kiếm thêm lợi nhuận.

Đến cuối năm 2021, Công Ty Cổ phần Thép Tiến Lên chính thức sở hữu 23.2 tỷ đồng cổ phiếu SHB, cổ phiếu IDC thì có 10.5 tỷ, cổ phiếu LIC là 14.6 tỷ và một số loại cổ phiếu khác.

Theo báo cáo thống kê, giai đoạn này công ty có khoảng 29 tỷ đồng tiền lãi từ chứng khoán và lãi ròng là gần 34 tỷ.

Đánh giá mã TLH trong cuối năm 2022

Từ lịch sử giá niêm yết của cổ phiếu TLH cũng như cách định giá ở trên, chúng ta thấy rõ rằng tốc độ tăng trưởng của mã cổ phiếu này chưa thực sự cao. Thực tế doanh thu gần 435 tỷ đồng, sau thuế thì lợi nhuận là gần 21 tỷ đồng vào tháng 2/2022.

Mặc dù bức tranh về tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên giai đoạn đầu năm 2022 chưa thực sự ấn tượng. Thế nhưng, chúng ta vẫn hoàn toàn có quyền hy vọng khi thị trường thép đang dần sôi sục trở lại.

Giá của mã cổ phiếu TLH có thể nói chưa thực sự đúng với mức giá thực tế của Công ty theo các chuyên gia. Vẫn còn khá nhiều dư địa cho các nhà đầu tư thuộc trường phái trung và dài hạn nghiên cứu về TLH trong các tháng cuối năm 2022.

Kết luận

Mã cổ phiếu TLH trải qua khá nhiều biến động, thay đổi kể từ khi chính thức bước lên sàn chứng khoán. Nếu bạn có ý định đầu tư chứng khoán vào công ty này, nhất định phải bám sát diễn biến từng ngày trên sàn giao dịch để biết đâu mới là cơ hội tốt nhất cho mình.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Lê Đạt

Tôi tên là Lê Đạt, tôi hiện đang là người chịu trách nhiệm sản xuất các nội dung liên quan đến kinh tế thế giới, FED, ECB, biến động vĩ mô,...

Recent Posts

Tìm hiểu về quỹ đầu tư: Tham gia quỹ đầu tư có khó không?

1. Quỹ đầu tư là gì? Quỹ đầu tư, hay còn gọi là quỹ đại…

2 days ago

Các sản phẩm phổ biến của ngân hàng: CASA, tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi!

1. CASA: CASA là gì? CASA, viết tắt của Current Account Savings Account, là tài…

2 days ago

Cách Tính Quỹ Dự Phòng Tối Ưu

Quỹ dự phòng giúp bạn vượt qua khó khăn tài chính bất ngờ như mất…

2 days ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 9 – 15/1/2025

1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…

3 days ago

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

4 days ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

4 days ago