Đầu tư chứng khoán

Cách đọc bảng chứng khoán dành cho nhà đầu tư mới 2023

5/5 - (2 votes)

Khi có nhà đầu tư mới đầu tư chứng khoán, ắt hẳn sẽ không biết được cách đọc bảng chứng khoán để biết những chỉ số trên bảng giá chứng khoán có ý nghĩa gì. Hãy cùng Infina tìm hiểu tất tần tật về cách xem bảng giá chứng khoán trong bài viết dưới đây nhé!

Bảng giá điện tử chứng khoán của một số công ty chứng khoán

Trước tiên Infina sẽ gửi đến các bạn 1 vài hình ảnh về giao diện bảng giá điện tử của một số công ty chứng khoán.

Bảng điện tử ACBS
Bảng điện của nhà SSI
Bảng điện của nhà VNDirect

Chúng ta đã nhìn qua về giao diện bảng mã chứng khoán, thế nhưng trên đó có các con số, các thuật ngữ viết tắt, các con số với những màu sắc khác nhau và còn các đồ thị, biểu đồ nữa.

Cách đọc bảng giá chứng khoán

Hiểu được cách đọc bảng chứng khoán được xem là một kỹ năng quan trọng nhất trong lúc giao dịch. Chúng ta phải nhớ hết các thuật ngữ để khi đọc bảng giá chứng khoán để hiểu ngay các con số này có ý nghĩa như thế nào chứ không phải thấy nhưng không hiểu nó là gì.

Ý nghĩa thuật ngữ tên các cột

Mã chứng khoán (Mã CK)

Đây là một danh sách các mã chứng khoán được niêm yết trên sàn giao dịch (sắp xếp theo thứ tự từ A-Z). Mỗi một mã đại diện cho một công ty, được Ủy ban CKNN cấp, thông thường là tên viết tắt hoặc liên quan đến ngành nghề đại diện cho công ty.

Giá TC trong chứng khoán là gì?

Giá TC là viết tắt của giá tham chiếu. Giá tham chiếu là giá cơ sở được sử dụng để tính toán biến động giá trong ngày đầu tiên giao dịch của một cổ phiếu sau khi nó được niêm yết trên sàn giao dịch. Chỉ riêng sàn UPCOM, giá TC được tính bằng bình quân giá của phiên giao dịch gần nhất trước đó. Giá tham chiếu được biểu hiện trên màu vàng.

Giá trần

Giá trần là mức giá cao nhất trong một phiên giao dịch mà bạn có thể đặt lệnh giao dịch chứng khoán. Mức giá này có màu tím.

  • Tại sàn HoSE, giá trần là mức giá +7% so với giá TC.
  • Sản HNX là +10%.
  • Sàn UPCOM là +15% so với giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

Giá sàn

Mức giá thấp nhất hay mức giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh giao dịch chứng khoán trong ngày. Mức giá này được thể hiện bằng màu xanh lam.

  • Sàn HOSE có giá sàn là mức giá -7% so với Giá TC.
  • Sàn HNX là -10%.
  • Sàn UpCOM là -15% so với giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

Tổng khối lượng khớp (Tổng KL)

Tổng khối lượng khớp là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch. Cột này có thể cho bạn biết được tính thanh khoản của một cổ phiếu.

Bên mua

Bất kỳ bảng giá của một CTCK nào đều có 3 cột chờ mua. Mỗi một cột bao gồm Giá mua và Khối lượng (KL) mua xếp theo thứ tự ưu tiên. Bảng chứng khoán điện tử sẽ hiển thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất so với các lệnh đặt khác) và khối lượng đặt mua tương ứng.

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 2 có độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.
  • Tương tự, cột “Giá 3” và “KL 3” là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên nhất sau lệnh đặt mua ở mức Giá 3.

Bên bán

Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ bán. Mỗi cột bao gồm Giá bán và Khối lượng (KL) bán được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt bán tốt nhất (giá đặt bán thấp nhất so với các lệnh đặt khác) và khối lượng đặt bán tương ứng.

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá chào bán cao thứ hai hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức Giá 1.
  • Tương tự, cột “Giá 3” và “KL 3” là lệnh chào bán có mức độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức Giá 3.

Khớp lệnh

Đây là việc mà người mua chấp nhận mức giá bán đang treo và người bán chấp nhận bán CP ở mức giá bên mua đang chờ mua. Lệnh sẽ không treo và sẽ thực hiện khớp ngay.

Ở cột này có 3 yếu tố:

  • Cột “Giá”: Mức giá mà chứng khoán khớp trong phiên hoặc cuối ngày.
  • Cột “KL” (Khối lượng thực hiện hay Khối lượng khớp): Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.
  • Cột “+/-” (Tăng/Giảm giá): là mức thay đổi giá sao với Giá tham chiếu.

Giá cao nhất

Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên giao dịch (chưa chắc là giá trần).

Giá thấp nhất

Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên giao dịch (chưa chắc là giá sàn).

Giá trung bình (TB)

Giá trung bình được tính bằng trung bình cộng của Giá cao nhất với Giá thấp nhất.

Cột Dư mua / Dư bán

Hai cột này thể hiện 2 ý nghĩa khác nhau vào 2 thời điểm cụ thể:

  • Tại phiên Khớp lệnh liên tục: Dư mua / Dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.
  • Kết thúc ngày giao dịch: Cột “Dư mua / Dư bán” biểu thị khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch.

Xem thêm: Break trong chứng khoán là gì?

NN Mua là gì? / NN bán là gì?

Cột này thể hiện khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đối với mã CK đó. Quy ước đơn vị tính: Đối với khối lượng: đơn vị 10 cổ phiếu/CCQ. Đối với giá: đơn vị 1000 đồng.

  • Cột “Mua”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt mua.
  • Cột “Bán”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.

Quy định về màu chứng khoán

Nếu như muốn hiểu cách đọc bảng chứng khoán một cách chuẩn nhất, chúng ta không thể không biết được màu sắc trên bảng điện như thế nào. Bảng chứng khoán có tổng cộng 5 màu giá và chúng đều được tương quan so sánh với giá tham chiếu:

  1. Màu tím: So với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng thì giá tăng cao kịch trần.
  2. Màu xanh lá cây: So với giá tham chiếu của mã chứng khoán thì giá tăng chưa chạm trần.
  3. Màu vàng: So với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng thì giá bằng.
  4. Màu đỏ: So với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng thì giá giảm.
  5. Màu xanh dương: Giá giảm và chạm đáy khi so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư chứng khoán đơn giản, trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán ngay trên app Infina và thoải mái giao dịch với hàng loạt tính năng mới, giao diện thân thiện với người dùng.

TẢI APP NGAY!!!

Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Các chỉ số thị trường chứng khoán

Cuối cùng là cách đọc các chỉ số chứng khoán.

  • Chỉ số VN-Index: Là chỉ số biểu hiện sự biến động giá của tất cả cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán (HoSE).
  • Chỉ số VN30-Index: Là chỉ số giá của TOP 30 công ty có tính thanh khoản và giá trị vốn hóa hàng đầu được niêm yết tại sàn HoSE.
  • Chỉ số VNX Allshare: Là chỉ số chung biểu hiện mức độ biến động giá của các cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (HoSE).
  • Chỉ số HNX-Index: Chỉ số được xử lý tính toán dựa vào sự biến động giá của các cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
  • Chỉ số HNX30-Index: Chỉ số giá của TOP 30 công ty có tính thanh khoản và giá trị vốn hóa hàng đầu được niêm yết tại sàn HNX.
  • Chỉ số UPCoM: Chỉ số thể hiện sự biến động giá của các cổ phiếu niêm yết tại sàn UPCoM.

Xem thêm: VN30 là gì? Hiểu rõ về chỉ số đại diện cho 30 cổ phiếu hàng đầu chứng khoán

Tổng kết

Qua bài viết trên, Infina đã hướng dẫn cách đọc bảng điện tử chứng khoán một cách chi tiết nhất. Hy vọng, với cách đọc chỉ số chứng khoán này, các bạn đã hiểu và nhớ được các thuật ngữ trên bảng mã chứng khoán. Hãy xem thật kỹ bài viết này để hình thành riêng cho mình một cách đọc chứng khoán hiệu quả nhất trong quá trình đầu tư trên thị trường nhé.

Xem thêm:

Lê Đạt

Tôi tên là Lê Đạt, tôi hiện đang là người chịu trách nhiệm sản xuất các nội dung liên quan đến kinh tế thế giới, FED, ECB, biến động vĩ mô,...

Recent Posts

Tìm hiểu về quỹ đầu tư: Tham gia quỹ đầu tư có khó không?

1. Quỹ đầu tư là gì? Quỹ đầu tư, hay còn gọi là quỹ đại…

2 days ago

Các sản phẩm phổ biến của ngân hàng: CASA, tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi!

1. CASA: CASA là gì? CASA, viết tắt của Current Account Savings Account, là tài…

2 days ago

Cách Tính Quỹ Dự Phòng Tối Ưu

Quỹ dự phòng giúp bạn vượt qua khó khăn tài chính bất ngờ như mất…

2 days ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 9 – 15/1/2025

1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…

3 days ago

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

4 days ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

4 days ago